download Cách làm bài văn thuyết minh File PDF

Cách làm bài văn thuyết minh

 File PDF

Download Cách làm bài văn thuyết minh - Hướng dẫn viết văn thuyết minh hay

Nguyễn Sang  cập nhật: 11/02/2019

Có nhiều em học sinh tỏ ra khá bối rối, lúng túng khi đứng trước những đề văn thuyết minh vì không biết phải làm như thế nào, vậy với bài viết chia sẻ kinh nghiệm học văn với nội dung chính là hướng dẫn cách làm bài văn thuyết minh đúng và hay dưới đây, chắc chắn sẽ cần thiết và hữu ích cho các em trong quá trình học kiểu văn này.

Cách làm bài văn thuyết minh

Đề bài: Cách làm bài văn thuyết minh

Bài làm

Văn thuyết minh là một trong số những thể loại sử dụng phổ biến trong văn học cũng như đời sống nhằm cung cấp cho người đọc, người nghe vốn tri thức cần thiết về những sự vật xung quanh, đôi khi đó chỉ là tri thức về những đồ vật gia dụng, những đồ dùng trong trường học, về cách làm một món ăn, hay một thứ đồ chơi nào đó... Tuy nhiên, đứng trước những đề văn thuyết minh khá đơn giản, nhiều em học sinh vẫn không biết cách phải làm như thế nào cho đúng trình tự và thuyết phục người đọc.

Trước hết, muốn làm được một bài văn thuyết minh đúng, các em cần phải chuẩn bị kĩ càng cho mình những kiến thức lý thuyết cơ bản về loại văn bản này, bao gồm:

1. Khái niệm văn thuyết minh: Là kiểu văn bản mang lại cho người tiếp nhận những kiến thức về tính chất, đặc điểm,... mang tính khoa học của sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội.

2. Những yêu cầu của loại văn thuyết minh

- Hình thức trình bày bài văn thuyết minh: Cần rõ ràng, rành mạch, có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

- Nội dung bài thuyết minh: Gồm các tri thức khách quan, chính xác, hấp dẫn, có ích cho người đọc/ người nghe.

3. Các phương pháp thuyết minh phổ biến thường được sử dụng

- Phương pháp định nghĩa, nêu khái niệm: Đó là phương thức sử dụng ngôn ngữ để xác định những đặc trưng, tạo nội dung về một sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó, mục đích là phân biệt nó với những sự vật, sự việc, hiện tượng khác.

Chẳng hạn: Công dân là những người thuộc về một nhà nước nhất định mà họ mang quốc tịch, nói cách khác công dân là người dân của một nước không phân biệt tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo,... có quyền và nghĩa vụ do Pháp luật nhà nước đó quy định.

- Phương pháp dùng số liệu: Là sử dụng các con số chính xác, có cơ sở khoa học để tăng sức thuyết phục cho bài thuyết minh.

Chẳng hạn: Hành lang La Hán tại chùa Bái Đính bao gồm 500 pho tượng Phật La Hán với những trạng thái khác nhau, được làm bằng đá xanh, mỗi pho cao 2,5 mét và nặng 4 tấn.

- Phương pháp liệt kê: Thống kê, kể lần lượt những biểu hiện, đặc điểm,... của đối tượng theo một trình tự nhất định để giúp người đọc/ người nghe nắm bắt được thông tin một cách cụ thể, rõ ràng.

Chẳng hạn: Phức tạp nhất là công đoạn gói bánh chưng: Đầu tiên, trải lớp lá lót phía dưới sao cho vừa với chiếc khuôn. Tiếp đến xếp lá dong đã được gấp vuông vức vào 4 góc của khuôn, cho một lớp gạo xuống phía dưới, tiếp là một lớp đỗ xanh, hai miếng thịt, đổ thêm một lớp đỗ xanh nữa và cuối cùng là lớp gạo nếp. Sau cùng, gấp gọn gàng lượt lá trên cùng và buộc chặt lạt là hoàn thành việc gói bánh.

- Phương pháp so sánh: Đối chiếu sự vật này với sự vật khác nhằm làm nổi bật sự khác biệt về đặc điểm, tính chất của chúng

Chẳng hạn: So với núi Aconcagua trong dãy Andes - là ngọn núi cao nhất ngoài dãy Himalaya (với độ cao 6962 mét), thì riêng Himalaya đã có tới hơn 100 ngọn núi cao hơn 7200 mét.

- Ngoài ra, còn một số phương pháp khác sử dụng trong văn thuyết minh như phương pháp nêu ví dụ, phương pháp phân loại, phân tích...

Tiếp theo, cũng giống như những thể loại văn khác, muốn làm bài được bài văn thuyết minh rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu, chúng ta cần nắm vững các bước làm bài văn thuyết minh, bao gồm:

- Tìm hiểu đề và tìm ý:

+ Xác định đối tượng thuyết minh, xác định dạng văn thuyết minh để vận dụng phương pháp thuyết minh cho phù hợp. Mỗi dạng văn thuyết minh đều có cách làm và nội dung khác nhau, bởi vậy cần linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp thuyết minh.

+ Tìm kiếm và sưu tầm các tư liệu cần thiết cho bài viết, tìm hiểu thật kĩ đối tượng thuyết minh

+ Lựa chọn ngôn từ thích hợp, dễ hiểu để tăng sức thuyết phục cho bài văn

- Lập dàn ý với bố cục ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài

- Viết bài văn hoàn chỉnh

Sau đây là một số hướng dẫn cách làm một số đề bài văn thuyết minh chung thường gặp:

Với đề bài là thuyết minh về đồ vật, trong bài viết cần có những nội dung cơ bản: Nguồn gốc xuất xứ; cấu tạo; đặc điểm chi tiết; công dụng; lợi ích của đồ vật; cách sử dụng và bảo quản đồ vật đó.

Với đề bài là thuyết minh về loài vật, ta cần triển khai các những nội dung: Nguồn gốc của loài vật đó; đặc điểm hình dáng; ích lợi.

Với đề bài là thuyết minh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong bài viết của bạn không thể thiếu các ý chính: Giới thiệu về vị trí địa lí, diện tích, phương tiện di chuyển đến nơi đó; giới thiệu lịch sử hình thành (thời gian, nguồn gốc hình thành, ý nghĩa tên gọi...); những đặc điểm về kiến trúc tiêu biểu; ý nghĩa về lịch sử văn hóa của danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đó.

Với đề bài thuyết minh về nhà thơ, nhà văn, danh nhân nổi tiếng, cần sắp xếp trình tự các ý chính: Bối cảnh xã hội; hoàn cảnh gia đình; cuộc đời; sự nghiệp/ những đóng góp tiêu biểu của người đó đối với xã hội/ đối với sự nghiệp chung.

Với đề bài yêu cầu thuyết minh về đặc sản, cần nêu: Nguồn gốc; tên gọi của món ăn đó; đặc điểm, màu sắc, hương vị của món ăn; cách chế biến; cách thưởng thức món ăn.

Với đề bài thuyết minh về cách làm món ăn, các em cần thuyết minh đầy đủ và chi tiết theo trình tự các bước như sau: Nguồn gốc món ăn; nguyên liệu; công đoạn thực hiện chế biến món ăn; yêu cầu thành phẩm; cách thưởng thức.

Với đề bài thuyết minh về thể loại văn học: Nêu định nghĩa/ khái niệm thể loại đó; đặc điểm, đặc trưng thể loại; một số ví dụ minh họa để làm nổi bật thể loại đó.

Cuối cùng, ngoài việc phải làm bài văn thuyết minh đúng, chúng ta cần làm bài văn thuyết minh hay để thuyết phục và thu hút người đọc. Bên cạnh việc trang bị vốn từ vựng phong phú, dồi dào, khả năng sử dụng từ ngữ linh hoạt, bạn cần trau dồi cho bản thân những tri thức đa dạng, sâu rộng về những lĩnh vực khác nhau để có những kiến thức xác thực, tin cậy dành cho người đọc.

Tóm lại, văn thuyết minh cũng giống như những kiểu văn bản khác, đều có những đặc trưng cơ bản. Viết bài văn thuyết minh không khó nhưng nếu không nắm vững những kiến thức cơ bản chúng ta sẽ thấy khó khăn trong việc trình bày các ý chính khiến cho người khác hoang mang, mông lung và khó hiểu khi đọc bài. Một điều sau cùng, chìa khóa quan trọng để học tốt văn thuyết minh nói riêng và môn Ngữ văn nói chung, chính là bạn cần luyện tập viết câu, viết đoạn, viết bài, thực hành viết càng nhiều chắc chắn bạn sẽ thành công trong việc chinh phục môn học này.

Xem thêm các bài văn mẫu, dàn ý hướng dẫn làm văn thuyết minh:

- Thuyết minh về di tích lịch sử
- Thuyết minh về phương pháp học môn ngữ văn
- Thuyết minh về một món ăn đặc sản
- Thuyết minh về tấm gương học tốt của lớp em
- Thuyết minh về Hồ Gươm
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương


Liên kết tải về - [4 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Cách làm bài văn thuyết minh được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat cách làm bài văn thuyết minh là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Cách làm bài văn thuyết minh File PDF

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm