download Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

 năm 2022-2023

Download Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 - Đề kiểm tra học kì môn Ngữ văn

Nguyễn Cảnh Nam  cập nhật: 24/12/2022

Để củng cố kiến thức và đạt kết quả cao môn Ngữ văn trong kì thi kết thúc học kì 1 sắp tới, bên cạnh đề cương học tập các em có thể tham khảo và tập làm một số đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có lời giải được Taimienphi.vn giới thiệu dưới đây.


Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

Thử sức với đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 không chỉ giúp các em ôn tập lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của môn học trong học kì 1 mà còn là cơ hội để các em vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những dạng bài tập cụ thể.
 

I. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 số 1:

* Phần đề thi

Phần Trắc nghiệm

Câu 1: Câu nào dưới đây là sai?

A. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần chú thích.

B. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần bổ sung thêm.

C. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần thuyết minh.

D. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 2: Từ nào dưới đây không thuộc trường từ vựng "gương mặt"?

A. Cánh tay        B. Gò má              C. Đôi mắt        D. Lông mi

Câu 3: Từ nào dưới đây là từ tượng hình?

 A. Ve vẩy          B. Ăng ẳng       C. Ư ử       D. Gâu gâu

Câu 4: Đọc đoạn thơ sau:

"Và má muôn đời Nam Bộ vẫn chờ tôi.
Má ngước đầu lên má biểu: "Thằng Hai!
Gặp bữa, con ngồi xuống đây ăn cơm với má".

Từ nào sau đây là từ ngữ địa phương vùng Nam Bộ?

     A. Biểu              B. Đầu         C. Ngồi            D. Ngước

Câu 5: Câu "Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi..." là:

    A. Câu ghép       B. Câu đơn          C. Câu đặc biệt      D. Tất cả đều sai

Câu 6: Dấu ngoặc kép trong "Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông" được dùng để làm gì?

A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,... dẫn trong câu văn.

D. Tất cả đều đúng

Câu 7: Tác giả của văn bản "Lão Hạc" là ai?

         A. Nam Cao             B. Ngô Tất Tố

         C. Nguyên Hồng          D. Thanh Tịnh

Câu 8: "Tức nước vỡ bờ" được rúc từ tập truyện nào?

    A. Tắt đèn            B. Quê mẹ

     C. Lão Hạc           D. Những ngày

Phần Tự luận

Câu 1 (2 điểm):

a. Chép đúng, chép đẹp theo trí nhớ bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"

b. Bài thơ trên của ai? Viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (3 điểm): Nêu đặc điểm của câu ghép? Xác định câu ghép có trong đoạn văn sau và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép:

"Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển ..."

(Thi Sảnh)

Câu 3 (5 điểm): Thuyết minh về cây phượng vĩ.
 

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 1:

Tự luận

Câu 1 (2 điểm):

a. Chép đúng, chép đẹp theo trí nhớ bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" mỗi câu đúng, đẹp được (1điểm).

MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi,
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

b. Bài thơ trên của tác giả Tản Đà. (0,5 điểm)

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. (0,5 đ)

Câu 2 (3 điểm):

  • Câu ghép là câu do hai hoặc nhiểu cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị này được gọi là một vế câu. (1 điểm)
  • Đoạn văn có hai câu ghép: (0,5 điểm)
  • Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. (0,5 điểm)
  • Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển. (xác định đúng mỗi câu ghép được (0,5 điểm)
  • Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong hai câu ghép là quan hệ nguyên nhân. (0,5 điểm)

Câu 3 (5 điểm):

A. Yêu cầu chung:

1. Về nội dung: Học sinh phải nhớ chính xác về đặc điểm,cấu tạo,lợi ích, của cây phượng và kiểu bài thuyết minh về loài vật (loài cây).

2. Về hình thức: Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn thuyết minh về loài cây. Ngôn từ chính xác, dễ hiểu; cách viết sinh động, hấp dẫn, đảm bảo tính khách quan. Đảm bảo bố cục chung của bài viết. Nhận diện được câu ghép và mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép.

B. Yêu cầu cụ thể:

Dàn ý:

a) Mở bài: Giới thiệu cây phượng là loài cây đẹp, gần gũi, gắn bó với tuổi học trò.

b) Thân bài:

* Đặc điểm chung (sinh học) của cây phượng:

  • Phượng là loài cây thân gỗ, phát triển không nhanh nhưng cao to.
  • Cây không ưa nước, sống ở nơi khô ráo.
  • Phượng cùng họ với cây vang, thường được trồng để lấy bóng mát.

* Cấu tạo các bộ phận của cây phượng:

  • Thân phượng thẳng, cao, nhiều tán xòe rộng, thưa.
  • Vỏ màu nâu sẫm, trên thân không nhiều mắt, mấu như cây bàng.
  • Phượng là cây rễ chùm, cây to rễ nổi trên mặt đất.
  • Lá thuộc loại lá kép, phiến lá nhỏ như lá me, xanh ngắt về mùa hè và vàng khi mùa thu.
  • Hoa thuộc họ đậu, mọc từng chùm, mỗi hoa có nhiều cánh như cánh bướm.
  • Nhị hoa vàng, cong như những chiếc vòi nhỏ vươn xòe ra trên cánh.
  • Hoa phượng nở vào mùa hè, màu đỏ thắm; khi hoa nở rộ, cả cây phượng như mâm xôi gấc khổng lồ.
  • Quả phượng hình quả đậu, quả me nhưng to và dài, có màu xanh; khi quả khô màu nâu sẫm.

* Lợi ích của cây phượng đối với đời sống con người:

  • Cây phượng cung cấp bóng mát nên được trồng nhiều ở đường phố, trường học.
  • Phượng gắn với kỉ niệm tuổi thơ: báo hiệu mùa hè về; gợi bao kỉ niệm về trường lớp, bạn bè...
  • Hoa phượng đã đi vào thơ, vào nhạc, khơi nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ.

c) Kết bài:

Phượng mãi mãi là người bạn gần gũi, thân thiết của tuổi học trò.

Biểu điểm câu 3

Hình thức: (1 điểm)

Đúng kiểu bài văn thuyết minh về loài vật, bố cục đảm bảo, diễn đạt lưu loát, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp

Nội dung: (4 điểm)

Mở bài đúng yêu cầu của đề (0,5 điểm)

Thân bài (3 điểm)

  • Thuyết minh được đặc điểm chung của cây phượng (0,5 điểm).
  • Thuyết minh được cấu tạo các bộ phận của cây phượng (2 điểm).
  • Thuyết minh được lợi ích của cây phượng trong đời sống (0,5 điểm).

Kết bài đúng yêu cầu của đề (0.5 điểm).

Lưu ý: Hướng dẫn chấm là những nội dung cơ bản, học sinh phải đảm bảo đạt được trong bài làm của mình. Ngoài ra, trong quá trình chấm, giáo viên phát hiện những sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp.

  • Điểm trừ nội dung kiến thức căn cứ vào đáp án, dàn ý và bài làm của học sinh ở từng phần thiếu nhiều hay ít để trừ.
  • Điểm trừ tối đa đối với bài viết (câu 3) không đảm bảo bố cục là 1 điểm.
  • Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, lỗi diễn đạt là 1 điểm.


II. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 số 2:

* Phần đề thi

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: Dòng nào nói đúng giá trị nội dung của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”?

A. Hình tượng người anh hùng thất thế, gặp bước nguy nan, buồn bã, bị động, lao động nhọc nhằn.

B. Hình tượng người anh hùng cứu nước buồn bã, bi quan vì phải lao động khổ sai.

C. Hình tượng người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.

D. Hình tượng người tù khổ sai lao động cực nhọc, nhỏ bé trước thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.

Câu 2: Dòng nào nêu đúng đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”?

A.Tình tiết chặt chẽ và kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.

B. Ngòi bút đậm chất hội họa và hai mạch kể đan xen.

C. Lối kể chuyện hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng tưởng.

D. Biện pháp tương phản và giọng điệu hài hước.

Câu 3: Vấn đề bức thiết được đặt ra trong văn bản: “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” là gì?

A. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và lời kêu gọi: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.

B. Thuốc lá giống như một thứ ôn dịch.

C. Gia tăng dân số gây trở ngại lớn tới đời sống và xã hội. D. Ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại chỉ trong thời đại ngày nay.

Câu 4: Nội dung nào không cần thiết trong bài thuyết minh về một đồ dùng?

A. Xuất xứ, nguồn gốc

C. Cách sử dụng, bảo quản

B. Cấu tạo, công dụng

D. Cảm xúc, suy nghĩ về đồ dùng

PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Bài 1: (4 điểm) Cho đoạn thơ sau:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

(Trích Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo Dục)

1. Nêu tên tác phẩm, tác giả (0.5 điểm).

2. Từ “thảo” trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa nào?(0.5 điểm).

3. Tóm tắt nội dung đoạn thơ bằng một câu (0.5 điểm).

4. Trong đoạn thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ gì ? Nêu ngắn gọn tác dụng (0.5 điểm).

5. Cho câu chủ đề sau: “Đoạn thơ là hình ảnh ông đồ những ngày huy hoàng, đắc ý”. Con hãy viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch khoảng 7 – 9 câu làm sáng tỏ câu chủ đề trên.

Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một tình thái từ hoặc trợ từ hoặc thán từ ? (Gạch chân, chỉ rõ câu ghép và từ loại đã sử dụng, đánh số câu trong đoạn văn).

Bài 2: (4 điểm). Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Thuyết minh về một phong tục (mừng tuổi, gói bánh chưng)

Đề 2: Thuyết minh về một loài hoa (hoa sen, hoa hồng)

----- Hết –----

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 2:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: C

Câu 2: D

Câu 3: A

Câu 4: D

PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Bài 1. (4 đ) Yêu cầu HS trả lời đúng:

1. Đoạn trích thuộc bài thơ “Ông đồ” , tác giả : Vũ Đình Liên

2. Từ “thảo”: nét nọ liền nét kia, thường có bỏ đi một số nét => trong bài thơ nghĩa là viết theo, viết nhanh, ý chỉ hành động viết điêu luyện, nghệ thuật.

3. Đoạn thơ ca ngợi, trân trọng tài năng của ông đồ trong nghệ thuật viết chữ.

4. Biện pháp tu từ So sánh – làm nổi bật tài năng viết chữ của ông đồ: chữ viết đẹp, mềm mại, phóng khoáng, có hồn => Ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.

5. Viết đoạn văn:

- Hình thức: (0.75 đ)

+ Đủ số câu (khoảng 7 – 9 câu), đúng cấu trúc diễn dịch (0.25 đ)

+ Gạch chân và chỉ rõ 1 câu ghép, 1 thán từ hoặc trợ từ, tình thái từ. (0.5 đ)

- Nội dung: (1.25) làm sáng tỏ câu chủ đề HS sử dụng câu chủ đề và triển khai theo nội dung đã được trình bày trong đoạn thơ. (Chú ý sử dụng ít nhất 1 câu ghép, 1 thán từ hoặc trợ từ, tình thái từ. )

+ Ông đồ là trung tâm của không gian ngày Tết nơi phố phường “Bao nhiêu ...”

+ Ông được mọi người ngưỡng mộ, tôn vinh.

+ Ông được trổ tài trong sự thăng hoa, trong niềm vui của người được bảo tồn một mĩ tục.

+ Nghệ thuật so sánh đẹp, giàu giá trị tạo hình => Gợi tả nét chữ mềm mại, phóng khoáng, có hồn => Ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.

Bài 2. (4 điểm)

HS có thể triển khai theo ý tưởng của riêng mình, tuy nhiên, cần đầy đủ những nội dung chính cần có trong bài.

Dàn ý tham khảo: Đề 1: Thuyết minh về một phong tục (mừng tuổi, gói bánh chưng)

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt ,giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: bánh chưng

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc bánh chưng: nó là loại bánh xuất hiện từ xa xưa theo sự tích bánh chưng bánh giầy.

2. Cách làm bánh chưng

- Công đoạn chuẩn bị: nguyên liệu, bếp,..

- Công đoạn gói bánh: gói tay, gói khuôn

- Công đoạn nấu:thời gian , lượng nước

3. Đặc điểm bánh chưng (phân loại, hình dáng )

4. Ý nghĩa và giá trị sử dụng của bánh chưng, cách bảo tồn phong tục.

5. Cách bảo quản bánh.

III. KẾT BÀI : khẳng định giá trị của bánh, mở rộng, liên hệ.

Đề 2: Thuyết minh về một loài hoa (hoa sen, hoa hồng)

I. MỞ BÀI: Dẫn dắt ,giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: hoa hồng, hoa sen

II. THÂN BÀI:

1. Nguồn gốc, xuất xứ

2. Đặc điểm, phân loại, cấu tạo.

3. Ý nghĩa, giá trị.

4. Trồng và chăm sóc

5. Cách bảo quản

III. KẾT BÀI : khẳng định giá trị của hoa, mở rộng, liên hệ.

* Biểu điểm:

- Hình thức đoạn văn: 0.5đ

- Mở đoạn: 0.5đ

- Thân đoạn: 2.5đ (mỗi ý 0,5 đ)

- Kết đoạn: 0.5đ

* Chú ý : Kiến thức chính xác, diễn đạt lưu loát, sắp xếp ý hợp lí, vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh. Các con cần chứng tỏ mình đang làm văn thuyết minh chứ không thuyết minh về đối tượng một cách khô khan. Bài làm không phải là sự sao chép kiến thức đơn thuần.

Sau khi tham khảo xong Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8, các em có thể tham khảo thêm: Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 8, Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 8, Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8, Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 8

 

 

 



Liên kết tải về - [1MB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat đề thi học kì 1 môn ngữ văn lớp 8 là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023


Phần mềm Liên quan & Tương tự
Top download
  1. Đang tổng hợp...
Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm