Sau khi có sự ký kết của các bên tham gia, Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa chính thức có hiệu lực và các điều khoản có trong đó sẽ tương ứng với các quy định của pháp luật và buộc hai bên phải thực hiện đúng, thực hiện đầy. Mẫu Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa ghi lại toàn bộ các điều khoản của hợp đồng, tuy nhiên, trong quá trình thỏa thuận, hai bên sẽ thống nhất về thời gian cũng như giá trị của hợp đồng phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa, nhằm đảm bảo được lợi ích cho các bên tham gia hợp đồng.
Đây cũng chính là một hình thức mua bán hàng hóa nông sản nhưng nêu chi tiết hơn về quá trình vận chuyển và tiêu thụ, và hợp đồng mua bán nông sản cũng phải nói đến các hình thức thanh toán đối với hàng nông sản.
Sau đây là một số mục chính có trong Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa:
- Thời gian, địa điểm diễn ra hợp đồng.
- Thông tin của các bên tham gia:
+ Thông tin doanh nghiệp mua hàng: Ghi rõ tên doanh nghiệp, trụ sở chính, số điện thoại, số tài khoản, mã số thuế doanh nghiệp, thông tin người đại diện (Họ tên, chức vụ, giấy ủy quyền,...)
+ Thông tin người sản xuất: Ghi rõ địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số tài khoản, mã số thuế doanh nghiệp, thông tin người đại diện (Ghi rõ họ tên và chức vụ).
Hai bên sẽ chủ động thỏa thuận những điều khoản sau đấy:
Điều 1: Thông tin hàng hóa mua - bán: Ghi rõ tên hàng, số lượng (Nếu là nhiều loại hàng hóa khác nhau, bạn cần ghi tên từng loại hàng hóa và số lượng cụ thể của từng loại hàng hóa để tránh nhầm lẫn, thiếu sót), tổng giá trị hàng hóa (Viết bằng số và viết bằng chữ).
Điều 2: Tiêu chuẩn chất lượng và quy cách hàng hóa bên sản xuất hàng hóa phải đảm bảo: Ghi rõ chất lượng hàng, quy cách hàng hóa, bao bì đóng gói,...
Điều 3: Bên mua hàng hóa thanh toán tiền ứng cho bên sản xuất hàng hóa: Ghi rõ số vật tư, đơn giá, tổng giá trị ứng trước (Viết cả bằng số và bằng chữ), các phương thức giao vật tư.
Điều 4: Thỏa thuận về phương thức giao nhận nông sản hàng hóa. Hai bên chủ động thỏa thuận phương thức giao nhận hàng hóa, sau khi nhận và giao xong, hai bên sẽ ký vào giấy xác nhận chứng mình là giao - nhận hàng hóa để tránh những sai sót về sau.
Điều 5: Thỏa thuận về phương thức thanh toán. Hai bên có thể chủ động thỏa thuận về việc thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng khấu trừ vật tư,...Tuy nhiên, cần phải ghi rõ thời gian và tiến độ thanh toán cụ thể để tránh những tranh chấp, mâu thuẫn.
Điều 6: Thỏa thuận về việc chia sẻ rủi ro do biến động giá cả thị trường.
Hiện nay, do nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng nên hợp đồng tín dụng ngắn hạn cũng được sử dụng nhiều với các quy định về hình thức vay tín dụng dưới 1 năm, hợp đồng tín dụng ngắn hạn sẽ nói rõ số tiền vay cụ thể, số lãi, thời gian trả lãi, thời gian trả gốc,..
Bên cạnh các điều khoản trên, trong Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa, bên mua và sản xuất hàng hóa còn cần phải thỏa thuận trách nhiệm của các cả hai bên trong việc thực hiện hợp đồng, cách giải quyết những tranh chấp hợp đồng để hai bên có thể giải quyết khi có những vấn đề vi phạm đến quyền lợi của một trong hai bên tham gia.