Việc đánh giá năng lực nhân viên là một trong những hoạt động rất cần để các nhân viên có thể biết được điểm mạnh điểm yếu của mình, còn cơ quan sẽ nâng cao được trình độ nhân sự nói chung. Sở dĩ như vậy là vì thông qua một văn bản với giấy trắng mực đen, các số liệu rõ ràng về hiệu suất công việc, các nhân viên sẽ nhìn ra mình đang có lợi thế ở những mặt nào khi làm việc, những điểm yếu nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Nếu tất cả các nhân viên cùng thấy được điều này chắc chắn trình độ và năng lực nhân sự tổng thể của cơ quan bạn sẽ được nâng cao.
1. Giới thiệu một số Mẫu đánh giá năng lực nhân viên
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
2. Vì sao phải đánh giá năng lực nhân viên thường xuyên
Đánh giá nhân viên là một trong những hoạt động quan trọng của bất cứ doanh nghiệp nào nếu muốn công việc kinh doanh của mình phát triển, đó là một trong những công tác chủ chốt cho việc xây dựng nguồn nhân sự chất lượng cao. Về phía doanh nghiệp, việc đánh giá đúng năng lực nhân viên, ghi nhận đúng sự cố gắng của nhân viên sẽ giúp họ giao đúng người đúng việc, tiết kiệm được nhiều thời gian đào tạo. Còn đối với mỗi nhân viên, kết quả đánh giá năng lực là căn cứ để tăng lương, xét thưởng hay có những kế hoạch bố trí công việc, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.
3. Một số định hướng về các tiêu chí đánh giá nhân viên:
Hiện có khá nhiều các tiêu chí sử dụng để đánh giá năng lực nhân viên trong đó mỗi doanh nghiệp lại áp dụng các phương pháp cũng như tiêu chí phù hợp với tính chất công việc hay môi trường kinh doanh của đơn vị mình. Tuy nhiên một số tiêu chí mà TAIMIENPHI thống kê dưới đây có lẽ là phổ biến nhất.
3.1. Đánh giá nhân viên qua năng lực làm việc
Năng lực làm việc có nghĩa là khả năng đáp ứng và hoàn thành của nhân viên đối với công việc được giao, khả năng phản ứng khi được quản lý giao việc và khả năng tiếp thu những kiến thức được truyền tải từ cấp trên. Một số nhân viên tuy có bằng cấp không bằng những nhân viên khác, nhưng khi đi vào công việc lại thể hiện sự nổi trội, sự thích nghi với công việc và đặc biệt là đạt hiệu quả công việc tốt.
3.2. Đánh giá nhân viên qua việc tuân thủ nội quy, kỷ luật công ty.
Việc tuân thủ nội quy công ty thể hiện qua các hành động cụ thể như đi làm đúng giờ, không đi muộn, hay về sớm trước giờ quy định; thực hiện nghiêm túc các quy định về làm việc và sinh hoạt trong môi trường tập thể; ăn mặc gọn gàng, lịch sự; tác phong nhanh nhẹn và linh hoạt.
3.3. Đánh giá nhân viên qua mối quan hệ với đồng nghiệp.
Mỗi nhân viên khi làm việc tại công ty đều có những mối quan hệ nhất định với quản lý và đồng nghiệp, một nhân viên tốt sẽ được các đồng nghiệp yêu mến, thể hiện tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau cả trong công việc cũng như sinh hoạt khác, tạo cảm giác thân thiện gần gũi với những người xung quanh.
4. Phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả
- Đánh giá nhân viên cần kết hợp đồng thời nhiều tiêu chí: nếu chỉ dựa vào năng lực hoặc thái độ, hay chỉ dựa vào tính kỷ luật, việc đánh giá sẽ lệch lạc, thậm chí rơi vào thiên vị và cho kết quả không chính xác. Bởi vậy, những người làm công tác nhân sự cần phải tổng hòa các yếu tố này để đánh giá nhân viên.
- Đánh giá nhân viên cần phải theo một chu kỳ thời gian nhất định: chu kỳ đánh giá nhân viên quá ngắn đều thiếu sự hợp lý, chính vì thế, việc đánh giá đúng thời điểm sẽ cho thấy được sự cố gắng nỗ lực hoặc khả năng thực sự của mỗi nhân viên.
- Tổ chức đánh giá minh bạch và công bằng: hoạt động đánh giá cần có sự công khai với tất cả các thành viên, không có sự mập mờ hay thiên vị, tạo sự bất đồng quan điểm hay ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa đồng nghiệp cũng như công việc.
- Đánh giá nhân viên nên đi kèm các mục tiêu phấn đấu: việc đánh giá nhân viên nên đi kèm sự khích lệ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ, các mục tiêu cần đạt được cũng như khen thưởng cho các thành tích đó.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo Bảng nhận xét nhân viên với nội dung tự đánh giá nhận xét công việc của nhân viên theo các kỳ nhất định như tháng hoặc quý, tổng kết hiệu quả công việc hoàn thành, sử dụng Bảng nhận xét nhân viên cũng giúp cho các nhân viên có động lực phấn đấu để nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn của mình.