Trong công việc và các vấn đề liên quan đến việc giải quyết thủ tục theo quy định của nhà nước chúng ta phải sử dụng đến mẫu hợp đồng đại diện để thỏa thuận về các điều khoản. Đây được xem là văn bản pháp lý mà bên A ủy quyền cho bên B đóng vai trò đại diện để xử lý các công việc quan trọng. Vậy yêu cầu và điều kiện đối với từng bên như thế nào? Nội dung hợp đồng ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Tại sao phải sử dụng hợp đồng đại diện
Theo quy định của pháp luật, khi một cá nhân hay tổ chức muốn đứng ra đại diện về mặt phát lý cho một bên khác giải quyết các vấn đề về thương mại, tranh chấp... bắt buộc phải sử dụng hợp đồng đại diện. Theo đó, nội dung của hợp đồng đại diện quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của từng bên trong quá trình thỏa thuận. Cụ thể:
Tùy thuộc vào nhu cầu khác nhau, các bên liên quan sẽ tiến hành thỏa thuận về một vấn đề hoặc toàn bộ công việc liên quan trong thời gian hợp tác. Trong thời gian này, bên đề nghị đại diện gọi tắt là bên A và bên được yêu cầu đại diện gọi tắt là bên B sẽ có phải thực hiện đúng trách nhiệm và quyền lợi của nhau.
Trong trường hợp cố tình làm trái hoặc lạm dụng thẩm quyền, cố ý gây khó khăn và tổn hại cho nhau phải đảm bảo trách nhiệm trước pháp luật. Các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng sẽ do 2 bên soạn thảo và thống nhất trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc.
Ngoài hợp đồng đại diện, bạn xem thêm hợp đồng đại lý được sử dụng khi cần hợp đồng làm đại lý bán hàng cho một công ty nào đó. Ngoài ra hợp đồng đại lý còn đảm bảo một số quyền lợi của cả công ty và đại lý bán hàng.
Thời hạn đại diện của các bên
Thời hạn trong hợp đồng đại diện là do các bên tự thống nhất với nhau. Cam kết đảm bảo đúng trách nhiệm, quyền lợi trong thời gian hợp tác. Đối với các trường hợp không thỏa thuận về thời gian thì các ràng buộc sẽ không còn hiệu lực khi bên yêu cầu đại diện chấm dứt hợp đồng với bên đại diện. Thủ tục này cần phải báo trước trong thời gian quy định để các bên có điều kiện chuẩn bị trước.
Đối với trường hợp có thỏa thuận bằng hợp đồng đại diện với thời gian cụ thể nhưng một trong 2 bên đơn phương chấm dứt điều khoản. Trong tình huống này bên chủ động dừng hợp tác sẽ phải thanh toán một khoản chi phí bồi thường nhất định. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn đọc có thể tham khảo trong Khoản 2, Điều 144 của Luật thương mai 2016.
Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng đại diện
Khi ký hợp đồng, 2 bên phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ của nhau như đã thỏa thuận.
Bên đứng ra đại diện có nghĩa vụ thực hiện các giao dịch trên danh nghĩa của bên đại diện để mang lại hiệu quả tốt nhất cho họ. Mọi chi phí phát sinh sẽ do bên đại diện chi trả đồng thời khi có kế hoạch phải công khai để cả 2 bên cùng bàn bạc trước khi đi đến quyết định chính thức.
Bên giao đại diện có trách nhiệm thông báo cho bên đại diện các lịch trình, kế hoạch cụ thể, các tài liệu, số liệu cần thiết để sử dụng.
Bên nhận đại diện có quyền được hưởng thù lao trong suốt thời gian hợp tác. Nếu cả 2 bên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp thì các điều khoản trong hợp đồng sẽ là cơ sở để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bạn đọc nếu quan tâm về nội dung mẫu hợp đồng đại diện có thể tham khảo chi tiết các điều khoản, chi tiết trên các văn bản luật hoặc tải tài liệu này về để sử dụng.