Trong dịp Tết nguyên đán được coi là dịp đoàn viên xum họp của các gia đình, các thành viên dù đi đâu xa đều trở về để quây quần và đón tết bên gia đình và người thân của mình, cùng đi lễ, cùng đón giao thừa và cùng nhau chào đón một năm mới an khang thịnh vượng nhất. Dưới đây là một số những Phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của người Việt mà chúng ta không thể bỏ qua được các bạn cùng tìm hiểu xem đó là những nét văn hóa đặc trưng nào nhé.
Phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của người Việt
1. Cúng ông Công, ông Táo
Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hangf năm theo lịch âm thì nhà nhà đều tổ chức cúng lễ ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo tình hình công việc của gia chủ với Ngọc Hoàng. Đây cũng là một phong tục được mọi người thực hiện và tin tưởng, ngày này cần dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ mua cá vàng cùng với quần áo hàng mã để tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Cúng Ông Công ông Táo về trời
Theo quan niệm của hầu hết các gia đình thì mọi công việc gia đình trong năm mới có tốt đẹp hay không là do những gì mà các vị thần báo cáo chính vì thế các gia đình đểu chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho phong tục này. Bên cạnh việc sắm lễ cũng còn chuẩn bị cả Bài cúng ông Công ông Táo cụ thể, rõ ràng và đúng chuẩn nhất.
2. Gói bánh Chưng bánh Tét
Bánh Chưng là món ăn truyền thống mà không thể thiếu được trong ngày tết của người Việt, miền Nam còn có món bánh Tét là đặc trưng. Những món bánh này dùng để cúng tổ tiên, làm quà biếu Tết như gợi nhớ đến những công lao của các vị vua từ rất lâu đời và để lại cho con cháu có được mọi thứ tốt đẹp như ngày nay.
Gói bánh Chưng, món ăn truyền thống cho người Việt
3. Chơi hoa ngày Tết
Vào dịp Tết người Việt chúng ta thường chuẩn bị cho gia đình mình những loại hoa biểu tượng cho sự may mắn và thành công như: mai, đào, lan, quất, hoa đồng tiền... vừa với ý nghĩa xua đuổi tà ma mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp cũng như sang trọng cho cả gia đình. Những loại hoa Tết như cát tường, hoa hồng, lan phú quý... còn tượng trưng cho sự hạnh phúc viên mãn cho cả gia đình dịp năm mới.
Chơi hoa Tết cho dịp năm mới
Tuy nhiên việc chơi hoa cũng nên chú ý Những loài hoa cấm kỵ không đặt trên ban thờ ngày tết, hay những loại hoa nên thờ... hãy cùng tìm hiểu để chơi hoa đúng cách nhé.
4. Chuẩn bị mâm ngũ quả
Hầu hết gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm ngũ quả đầy đủ các loại hoa trái với mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.
5. Rước vong linh ông bà
Vào đêm giao thừa, mỗi gia đình người Việt đều bày biện mâm cỗ cũng như thể hiện sự thành tâm nhớ đến tổ tiên và mời ông bà về ăn Tết với con cháu, sử dụng bài văn khấn gia tiên thể hiện được sự thành kính, đồng thời thể hiện được sự biết ơn, công lao cũng như cầu mong sự bình an cho cả gia đình.
6. Hái lộc đầu xuân
Đây là một phong tục cũng được coi là nét đẹp văn hóa của người dân Việt trong dịp năm mới. Hái lộc vào đêm giao thừa với mong muốn rước lộc về nhà, một năm mới may mắn và gặt hái được nhiều thành công.
Phong tục hái lộc đầu xuân
7. Xông đất
Được coi là một phong tục quan trong trong dịp đầu năm mới, xông đất là việc sẽ quyết định cả năm có làm ăn phát đạt hay không, chính vì thế có nhiều gia đình thường mời người có tuổi đẹp và phù hợp nhất để xông đất cho gia đình mình. Với phong tục này mọi gia đình đều mong muốn may mắn sẽ luôn tràn ngập.
8. Chúc Tết
Đi chúc Tết vào những ngày đầu năm được coi là phong tục, chúc cho bạn bè người thân của mình những lời chúc tốt đẹp vào đầu năm sẽ đem lại nhiều may mắn hơn cho những người đó.
9. Mừng tuổi
Lì xì, mừng tuổi cho trẻ em, các cụ già là biểu tượng cho sự may mắn và đoàn viên với mong ước hạnh phúc vui vẻ cùng sức khỏe tốt đẹp cho cả năm mới sắp tới.
Lì xì đầu năm
10. Cúng tất niên, đón giao thừa
Chuẩn bị lễ tất niên và chào đón giao thừa là gia đình nào cũng có, đây được coi là phong tục không thể thiếu, những bài văn khấn giao thừa hay cúng tất niên đều cần thiết để sử dụng. Nghi lễ này với mong muốn chào đón những phút giây chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, cùng chào đón những điều tốt đẹp nhất.
12. Thăm mộ tổ tiên
Tất cả con cháu trong gia đình đều cùng nhau đi thăm viếng và làm sạch lại nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên nhà mình. Đây được coi là phong tục phổ biến mà hàng năm gia đình nào cũng làm, đây cũng là sự bày tỏ lòng thành và thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với người đã sinh ra mình.
13. Đi lễ chùa đầu năm
Với phong tục đi lễ chùa đầu năm mới còn được coi là nét đẹp văn hóa của người Việt, không chỉ đề cầu xin một năm mới an lành mà còn thể hiện sự thành kính của mình đối với những đấng linh thiêng, đức phật và các vị tổ tiên.
Lễ chùa đầu năm phong tục đẹp của người Việt
Trên đây là một số những phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của người Việt các bạn có thể tham khảo cũng như nắm bắt để thực hiện cho đúng với phong tục của dân tộc mình. Tuy nhiên tùy thuộc mỗi vùng miền sẽ có những phong tục hay nét văn hóa khác nhau chính vì thế các bạn có thể tham khảo và ứng dụng tùy thuộc hoàn cảnh để có một cái tết đẹp nhất nhé. Bên cạnh phong tục cho dịp Tết thì các bạn cũng có thể tham khảo thêm những loài hoa nên bày trên ban thờ để mang nhiều tài lộc hay rất nhiều những thông tin hữu ích khác được cập nhật trên Taimienphi.vn, cùng theo dõi và chào đón năm mới trọn vẹn nhất các bạn nhé.