Có một nhà văn mà sự xuất hiện của ông trên văn đàn đã khiến cho người đồng nghiệp của ông cảm thấy nghề của mình sang hơn, cao quý hơn, có một tác phẩm văn học mà nhà văn Nguyễn Khải đã từng băn khoăn không biết là do thần viết hay người viết. Nhà văn và tác phẩm mà chúng tôi muốn nói ở đây chính là Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người tử tù. Chữ người tử tù là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất trước Cách mạng, được in trong tập Vang bóng một thời. Nhân vật chính của truyện là Huấn Cao lấy hình tượng Cao Bá Quát vốn là một nhà nho, một lãnh tụ khởi nghĩa nổi tiếng đầu thế kỷ 19. Truyện đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao qua đó nhà văn đã bộc lộ những quan điểm về cái đẹp, bộc lộ sự ngưỡng mộ đối những con người có tâm, có tài và cũng cũng bộc lộ khao khát giữ gìn những giá trị đẹp đẽ của dân tộc, đó cũng chính là lòng yêu nước sâu kín của ông. Để nắm rõ bài học, việc thiết kế một sơ đồ tư duy là hoàn toàn cần thiết, các em có thể tham khảo sơ đồ tư duy dưới đây để hệ thống bài học một cách dễ dàng nhất.
Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyễn Tuân, bên cạnh bài Sơ đồ tư duy bài Chữ người tử tù, các em có thể tự củng cố kiến thức thông qua việc tham khảo: Phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù, Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.