download Tiểu phẩm tuyên truyền về An toàn giao thông File PDF

Tiểu phẩm tuyên truyền về An toàn giao thông

 File PDF

Download Tiểu phẩm tuyên truyền về An toàn giao thông - Tình huống khi tham gia giao thông

Nguyễn Thuý Thanh  cập nhật: 31/12/2018

Những tiểu phẩm tuyên truyền về An toàn giao thông là một tiểu phẩm hữu ích và ý nghĩa giúp mọi người nắm vững được luật An toàn giao thông, từ đó nâng cao ý thức chấp hành luật lệ và tham gia giao thông an toàn hơn, mời bạn cùng tham khảo những tiểu phẩm an toàn Giao thông được tổng hợp ở dưới đây.



Bạn đang tìm tiểu phẩm tuyên truyền về An toàn giao thông để có ý tưởng hay cho tiểu phẩm của mình để tiểu phẩm vừa mang tính hài, thư giãn vừa mang tới tính giáo dục cao, những tiêu phẩm An toàn giao thông đường bộ, mầm non ở dưới đây sẽ là gợi ý hay cho bạn.

tieu pham tuyen truyen ve an toan giao thong

Mẫu tiểu phẩm về An toàn giao thông

Tiểu phẩm tuyên truyền về An toàn giao thông

1. Tiểu phẩm an toàn giao thông mầm non

Giới thiệu: Ông bà nhà nọ đi bộ, bố và con nhà khác đi xe máy, cảnh sát giao thông

(Trên đường đi)

Ông: Thấy chưa, đi từ sáng đến giờ cũng đã đến nơi.

(Vụ tai nạn giao thông xảy ra giữa người đi bộ và người đi xe máy)

Bà: Trời đất quỷ thần ơi, mày đi cái kiểu gì vậy thằng kia.

Bà: Ông ơi ông, ông có bị làm sao không ông. Nếu như ông có mệnh hệ gì thì chúng cháu có ai đấy.

Bố: Con ơi con, con có làm sao không? Bố xin lỗi con gái nha.

Con gái: Dạ, con không làm sao bố ạ.

Bố: Ông ơi, ông có làm sao không? Cháu xin lỗi ông nhá.

Ông: Sao với chăng cái gì. Ui cha cái chân của tôi.

Con gái: Bố này, con đã nhắc bố bao nhiêu lần rồi, chạy chậm mà bố cứ thích chạy nhanh, lại còn không đội mũ bảo hiểm nữa. May mà hai bố con mình không sao.

Bố: Bố xin lỗi con gái.

Bà: Tôi bảo với ông rồi, ở thành phố, xe cộ đi tấp nập mà ông thì lại cứ đi dưới lòng đường. Sướng chưa? Bây giờ hậu quả như thế này đây.

Ông: Không phải lỗi của tôi gì hết. Bây giờ mời cảnh sát giao thông đến đây giải quyết.

(Con gái nhà nọ đỡ ông đứng lên và giúp bố dựng xe lên và cảnh sát giao thông đến)

CSGT: Xin chào mọi người, ở đây xảy ra vụ tai nạn giao thông gì vậy? Xin mọi người tránh ra để tôi thi hành nhiệm vụ. Ở đây có ai bị làm sao không?

Con gái: Dạ thưa chú, cũng may là không có ai bị thương nặng hết cả.

CSGT: Vậy cháu có thể kể cho chú nghe tại sao xảy ra vụ tai nạn giao thông này không?

Con gái: Là ... là do bố cháu đã vượt ẩu phóng nhanh quá trời nhanh, mũ bảo hiểm thì không chịu đội nên thành ra thế này. (hát)

CSGT: Ông với bà này đi như thế nào?

Cháu: Dạ, cháu thấy ông bà này đi dưới lòng đường.

CSGT: Ông với bà này nhớ đi bộ thì phải đi trên vỉa hè.

(CSGT đi đến bố con nhà kia)

CSGT: Còn anh nữa, con gái đã nhắc nhở anh như vậy mà anh không chấp hành đúng luật làm sao giáo dục được cho con mình được chứ.

(CSGT đứng ra giữa)

CSGT: Các ông bà thấy gì chưa? Ở đâu cũng tuyên truyền luật an toàn giao thông, ở ngay trường mẫu giáo còn giáo dục trẻ con luật lệ giao thông qua các bài hát, bài thơ. Sao chúng ta là người lớn mà lại không chấp hành luật lệ An toàn giao thông?

Ông: Từ nay chúng tôi xin nhớ chấp hành luật lệ An toàn giao thông.

Con gái: Sáng mai, trường con có tổ chức hội diễn văn nghệ với chủ đề Mừng Đảng Mừng Xuân, con và các bạn con tham gia.

Kết thúc tiểu phẩm là bài hát "Chúng em với an toàn giao thông" vang lên.

2. Tiểu phẩm An toàn giao thông đường bộ

Màn 1:

(Tại một quán nhậu, ba người đàn ông đang vui vẻ, rượu vào, lời ra)

Minh:Nào chúng ta dzô nhé! Một, hai, ba.....dzô!

Quân: Ha... ha... ha...Trăm phần trăm nào anh em, uống đi cho thoải mái cuộc đời.

Minh: Đúng vậy, phải làm tăm phần tăm. Lấy rượu thêm đi anh em.

Cường: Chủ quán đâu, cho thêm chai Vodka to nhé!

Minh: Đúng đấy, cho thêm chai Vodka to nhé!

Cường: Hôm nay chúng ta không say không về. Lâu rồi chúng ta không gặp nhau luôn, phải uống cho hết mình. Chưa say chưa được về.

Quân: Chưa say chưa v...ề. Khà khà....!

Cường: Thêm món nhắm không, uống khan thế này sót ruột quá.

Minh: Thôi, mình làm hết chai này rồi về thôi. Chiều tao còn phải làm việc nữa.

Quân: Kệ đi mày. Việc cơ quan đã có thằng khác lo, việc của mày là phải uống hết chai này với bọn tao.

Cường: Mình làm hết chỗ này rồi về nhé. Chiều tao cũng có chút việc phải làm.

Quân: Vậy "bottom-up" đi anh em. Hôm khác gặp nhau phải hết mình đấy nhé.

Minh: Ok, hôm nay thế đã. Chủ quán đâu, thanh toán tiền nào.

Cường: Ok. Tăm phần tăm nào.

Cả ba người cùng nhau chúc tụng. Lúc này cả ba đều ngà ngà say, mặt trời bắt đầu mọc vào lúc 1giờ chiều trên gương mặt của họ.

Màn 2:

Ba người đàn ông ngà ngà men rượu bước ra khỏi quán nhậu.

Minh: Thằng nào có xe lai tao với, lúc nãy tao đi taxi tới.

Cường: Vậy hả, hai thằng tao đi một xe máy. Hay mày gọi taxi mà về.

Quân: Thôi không sao đâu. Lên đây tao dzin ba.

Minh: Nhưng mà tao không có mũ bảo hiểm.

Quân: Không sao đâu, tao là siêu sao lách công an mà. Mày cứ ngồi lên đây tao đèo.

Cả ba ngồi lên chiếc xe máy, lạng lách, vòng vèo đi nhanh về kịp giờ làm buổi chiều.

Cường: Mày đi từ từ thôi, mày say rồi đấy.

Quân: Bậy mày! Tao đâu có say. Mà tao say thì mày cũng xỉn chớ mày hơn gì tao? Mày xem tao chạy nè...(Quân nói xong rú ga bốc xe lên chạy, rồi móc điện thoại ra nghe và nói cười rất thản nhiên...chạy vòng vòng, lạng lách, đánh võng.... )

Minh: Quân, chạy chậm thôi, đừng lạng lách. Cất điện thoại đi...!

Quân: Không sao đâu mày, tin tưởng vào tay lái lụa của tao đi.

Cường: Chết rồi Công an trước mặt mày ơi!

Quân: Đâu đâu, chúng mày ngồi yên để tao lách nào, không sao đâu.

Minh: Không được đâu mày, nguy hiểm lắm. Đường một chiều mày quay xe là chết đó.

Cường: Không kịp rồi mày ơi.

CSGT: Huýt còi ra hiệu dừng xe

Quân loạng choạng dừng xe, cả ba xuống xe.

CSGT: Yêu cầu anh xuất trình Giấy phép lái xe!

Quân: (giọng xởi lởi) A! chào các đồng chí. Anh em quen biết cả mà. Cho qua đi nhé!

CSGT: Không được. Các anh đã vi phạm luật an toàn khi tham gia giao thông

Quân: (tỏ vẻ khó chịu, lý sự) Vi phạm hồi nào? Tui có gây ra tai nạn, gây thương tích cho ai đâu mà bảo phạm luật ?

CSGT: Không cứ phải gây ra tại nạn cho người khác mới là phạm luật. Anh đã điều khiển xe máy trong khi hơi thở có nồng độ cồn vượt mức qui định.

Quân: Làm sao đồng chí biết hơi thở của tôi có nồng độ cồn vượt mức qui định?

CSGT (đưa máy đo nồng độ cồn cho Quân, Minh, Cường): Các anh vui lòng thổi vào đây!

Cả ba ngần ngừ một chút rồi thổi vào máy

CSGT: A Quân xem nhé - Máy chỉ 0,4 miligam, trong khi mức cho phép là không quá 0,25...Điểm b Khoản 5 Điều 8 Nghị định 34/2010 của Chính phủ ngày 02 tháng 04 năm 2010 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Anh lại còn lạng lách, đánh võng...Điểm b Khoản 7 Điều 9Nghị định 34/2010 của Chính phủ ngày 02 tháng 04 năm 2010 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.

Quân: Nhưng mà tôi vẫn chủ động, điểu khiển xe an toàn, tôi có làm sao đâu!

CSGT: Anh không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy tham gia giao thông. Điểm i Khoản 3 Điều 9 Nghị định 34/2010 của Chính phủ ngày 02 tháng 04 năm 2010 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Minh: Các đồng chí thông cảm, lâu rồi anh em tôi không gặp nhau.

CSGT: Anh lại sử dụng điện thoại trong lúc đang điều khiển phương tiện giao thông... Điểm K Khoản 1 Điều 9 Nghị định 34/2010 của Chính phủ ngày 02 tháng 04 năm 2010 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; người ngồi trên xe sử dụng ô.

CSGT: Chấp hành luật giao thông là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân. Các anh là cán bộ, công chức lại càng phải chấp hành nghiêm túc để làm gương cho quần chúng nhân dân.

Quân: Đồng chí thông cảm. Tôi xin rút kinh nghiệm lần sau sẽ không vi phạm. Các đồng chí bỏ qua cho lần này...

CSGT: Xin lỗi các anh, chúng tôi không thể làm theo yêu cầu của anh được. Chúng tôi buộc phải giữ GPLX và phương tiện của các anh trong thời gian qui định của luật và đồng thời thông báo tình hình vi phạm của các anh về cơ quan của các anh.

Yêu cầu anh ký biên bản!

Quân: Linh động chút đi đồng chí ơi! Vì chúng tôi cũng chưa gây ra thiệt hại gì mà.

CSGT: Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu như các anh uống rượu mà điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tai nạn có thể xảy ra và có thể cướp đi sinh mạng của người đi đường hoặc chính sinh mạng của các anh bất cứ lúc nào.

Minh (nói với Quân): Đồng chí ấy nói đúng đấy. Mình sai quá đi rồi. Thôi ký tên vào biên bản vi phạm đi.(Quân miễn cưỡng ký tên vào biên bản).

Quân: Kính thưa quí vị! Tôi rất thấm thía về lời của đồng chí CSGT.

Đúng! Hãy vì lương tâm và trách nhiệm công dân, vì tính mạng của chính chúng ta và của những người đi đường. Hãy tuân thủ một cách nghiêm túc trong việc thực hiện an toàn trong khi tham gia giao thông nhằm ngăn ngừa đến mức cao nhất việc gây ra tai nạn cho người khác và kể cả chính mình.

(Các nhân vật chào nhau và kết thúc)

Hy vọng với những tiểu phẩm tuyên truyên về An toàn giao thông mà Taimienphi.vn chia sẻ ở trên đây, các bạn đã có được ý tưởng hay, mang đến tiểu phẩm đặc sắc nhất giúp người xem vừa được trận cười sảng khoái vừa nâng cao được ý thức chấp hành luật lệ An toàn giao thông.

Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai đang được diễn ra, Taimienphi.vn đã tổng hợp đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai để các bạn tự tin tham gia cuộc thi cũng như làm bài tốt hơn.

Hằng ngày, hằng giờ, ở bất kì đâu bạn cũng đều có thể bắt gặp cụm Văn hóa giao thông, vậy thế nào là văn hóa trong tham gia giao thông và chúng ta cần làm gì để trở thành người có văn hóa giao thông? Tất cả những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết về chùm chủ đề giữ gìn trật tự an toàn giao thông của chúng tôi, mời bạn đón đọc để bổ sung cho mình những kiến thức hữu ích.


Liên kết tải về - [448 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Tiểu phẩm tuyên truyền về An toàn giao thông được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat tiểu phẩm tuyên truyền về an toàn giao thông là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Tiểu phẩm tuyên truyền về An toàn giao thông File PDF

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm