Việc sáp nhập công ty, doanh nghiệp vào công ty, doanh nghiệp khác không còn xa lạ, khi việc sáp nhập được diễn ra, các bên liên quan sẽ phải thực hiện hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp để văn bản hóa các nội dung quan trọng liên quan đến sáp nhập nhằm tránh được những rủi ro về pháp lý, đồng thời, tránh được những mâu thuẫn, tranh chấp quyền lợi về sau. Hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp là một mẫu hợp đồng được soạn thảo dựa trên các căn cứ Luật khác nhau như luật lao động, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư..., trong đó quan trọng nhất là Luật doanh nghiệp vì vậy, các bạn có thể sử dụng để đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho mình.
Hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp sẽ quy định rõ việc sáp nhập một công ty, doanh nghiệp này vào một công ty, doanh nghiệp khác, các thông tin về bên đại diện của hai bên công ty, thủ tục và điều kiện sáp nhập, phương án sử dụng lao động, thời hạn, thủ tục chuyển đổi tài sản, thời hạn thực hiện, các điều lệ của công ty nhận sáp nhập, nguyên tắc giải quyết tranh chấp, cam kết của các bên tham gia, hiệu lực của hợp đồng,...
Sau khi hoàn thành các nội dung thông tin theo hướng dẫn của mẫu hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp, hai bên sẽ ký xác nhận vào trong hợp đồng. Từ thời điểm hợp đồng có xác nhận của các bên tham gia, hợp đồng sẽ chính thức có giá trị pháp lý. Để kết thúc hợp đồng, các bạn sẽ phải sử dụng bản thanh lý hợp đồng để chấm dứt các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó, mẫu thanh lý hợp đồng chỉ thực hiện khi các điều khoản trong hợp đồng được thực hiện đầy đủ.