1. Bản tường trình sử dụng dể tường thuật lại diễn biến sự vụ
Bản tường trình là mẫu biên bản xuất hiện nhiều hiện nay ở bất cứ cơ quan tổ chức nào khi có sự vụ nào đó xảy ra cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự, dân sự... Nội dung của bản tường trình khá đa dạng, tuy nhiên tất cả đều phải đi theo một thể thức chung là: thời gian, địa điểm, diễn biên, nguyên nhân xảy ra sự việc. Dù bên gây ra hậu quả hay bên chịu hậu quả viết thì sự việc cũng cần được trình bày khách quan và chi tiết để bên xem xét giải quyết hiểu rõ được bản chất, không thiên vị, không sai lệch.
Tường trình lại sự việc là cách để những ai gây ra hậu quả xấu, làm tổn hại đến người khác về thể xác, vật chất, quyền lợi phải chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm, nhẹ thì phải bồi thường, phạt tiền, nặng thì phải bị xét xử theo quy định của pháp luật. Bản tường trình có thể liên quan đến các sự vụ dân sự hoặc hình sự, rất phổ biến hiện nay bởi cuộc sống của chúng ta hằng ngày vẫn thường có nhiều tranh chấp, xích mích, có thể là gây gổ đánh nhau, gây tai nạn giao thông, thậm chí giết người.
Quan trọng nhất trong bản tường trình là người viết tường trình - thường là người gây ra hậu quả xấu, cần phải nhìn ra lỗi lầm của mình, chấp nhận chịu phạt và hứa không tái phạm. Đó là cách để răn đe những người cố tình vi phạm pháp luật, vi phạm những quy tắc trong cuộc sống làm ảnh hưởng xấu đến người khác. Bản tưởng trình cần được trình bày rõ ràng, không lỗi chính tả, không dùng lời lẽ khiếm nhã, nói tục, chửi bậy..
2. Một số mẫu bản tương trình phổ biến nhất hiện nay
2.1 - Mẫu bản tường trình của học sinh
-
Download Bản tường trình của học sinh: TẠI ĐÂY
2.2 - Mẫu bản tường trình tai nạn
-
Download Bản tường trình tai nạn: TẠI ĐÂY
2.3- Bản tường trình mất giấy tờ
-
Download Bản tường trình về việc mất giấy tờ: TẠI ĐÂY
2.4 - Bản tường trình vi phạm nội quy
-
Download Mẫu bản tường trình về việc vi phạm nội quy: TẠI ĐÂY
2.5 - Bản tường trình nghỉ học
-
Download Mẫu bản tường trình về việc nghỉ học: TẠI ĐÂY
3. Bản tường trình được dùng đến khi nào?
Bản tường trình được sử dụng khi cần tường thuật lại diễn biến của một sự vụ nào đó, chẳng hạn như tai nạn giao thông, vụ ẩu đả đánh nhau...Nội dung của bạn tường trình sẽ được người trong cuộc trình bày chi tiết về thời gian, diễn biến nhằm phục vụ cho việc giải quyết hậu quả hoặc xem xét kỷ luật.
Bản tường trình là văn bản phổ biến được dùng đến khi cá nhân là chủ thể vô tình hoặc cố ý gây ra một vụ việc nào đó. Văn bản này trình bày tường tận, cặn kẽ lại sự việc nhằm giúp cho cơ quan chức năng, người có thẩm quyền có thể nắm rõ được diễn biến của vụ việc và có những biện pháp xử lý, khắc phục được tình trạng trên. Những hành động này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tiền bạc, thậm chí là danh dự, nhân phẩm của người khác. Bản tường trình dùng để trình bày lại vụ việc, giúp cho người có thẩm quyền, cơ quan chức năng nắm rõ được nguyên nhân, diễn biến, hậu quả từ đó có những phương pháp điều tra xử lý, khắc phục kịp thời. Bạn cũng có thể sử dụng bản tường trình khi làm mất giấy tờ hoặc dùng trong những trường hợp khác.
4. Bản tường trình có những nội dung gì?
4.1 - Thông tin cá nhân của người viết văn bản
Yêu cầu đầu tiên của một bản tường trình là phải đầy đủ thông tin, chính vì thế cho nên người viết đơn cần phải điền đầy đủ, chính xác thông tin của mình vào văn bản và để cả hai bên có thể nắm bắt được. Cơ quan chức năng phải biết được họ tên, quê quán, năm sinh, nơi ở hiện tại, nơi công tác hiện tại…để tiến hành điều tra, xét xử kịp thời.
4.2 - Diễn biến của sự việc diễn ra như thế nào?
Bản tường trình mục đích là trình bày lại sự việc để cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, xem xét. Chính vì thế mà người viết cũng phải trình bày tường tận, cụ thể, chi tiết lại sự việc. Trước hết là nói về nguyên nhân, tại sao vụ việc này lại xảy ra, nguyên nhân do chủ quan hay khách quan? Thứ hai là diễn biến cụ thể của vụ việc này như thế nào, diễn ra vào thời điểm nào, địa điểm vụ việc xảy ra ở đâu? Người viết đơn cần phải kể một cách chi tiết, cụ thể những tình tiết có liên quan đến vụ việc và cuối cùng là phần hậu quả. Vụ việc này dù là vô tình hay cố ý nhưng chắc chắn cũng để lại những hậu quả cho một cá nhân, tập thể nào đó. Bản tường trình phải bao gồm đầy đủ tất cả những yếu tố trên thì mới có thể chấp nhận được.
4.3- Lời hứa không tái phạm
Thông thường khi phải viết bản tường trình cá nhân đó sẽ có những hình phạt đi kèm như hạ bậc hạnh kiểm nếu là học sinh, trừ lương hoặc thậm chí là chuyển đổi vị trí công tác, nhẹ thì khiển trách, nhắc nhở. Tùy vào từng mức độ, tính chất của vụ việc mà cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp đó ban hành. Nếu như không có những biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời chắc chắn sẽ gây thiệt thòi cho người bị hại, đồng thời tình trạng đó vẫn có khả năng tiếp diễn.
Người viết bản tường trình phải thành thật khai báo, đồng thời phải cam đoan không được tái phạm. Nếu như bản thân tiếp tục có những hành vi sai trái thì sẽ chịu những hình phạt thích đáng từ cơ quan pháp luật. Khi viết bản tường trình người viết cần phải thể hiện sự chân thật trong từng câu chữ, đồng thời không được thêm hoặc bớt thông tin.