Khi có nhu cầu bán nhà ở mà bên chủ nhà đang đi công tác xa hoặc có một số lý do cá nhân không thể có mặt trực tiếp để thực hiện các thủ tục bán nhà thì sẽ tiến hành ủy quyền cho một bên khác thực hiện hoạt động mua bán nhà, quá trình ủy quyền này cần được ghi lại bằng Hợp đồng ủy quyền bán nhà nhằm tránh được những mâu thuẫn, tranh chấp về sau. Trong mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà, bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ thỏa thuận phạm vi ủy quyền, quyền và nghĩa cụ của các bên, các phương thức giải quyết tranh chấp,... mọi điều khoản thỏa thuận trong mẫu hợp đồng ủy quyền sẽ có giá trị pháp lý khi có xác nhận của các bên tham gia.
Hợp đồng ủy quyền bán nhà phải có xác nhận của Phòng công chứng cụ thể. Trong Hợp đồng ủy quyền bán nhà, cả hai bên cũng cần ghi chi tiết địa chỉ, tên Phòng công chứng để làm căn cứ đối chiếu khi có tranh chấp, mâu thuẫn. Bên cạnh đó, cả hai bên thực hiện hợp đồng cần thực hiện một số thủ tục kê khai như:
Thông tin bên ủy quyền, bên được ủy quyền
Bên ủy quyền và bên được ủy quyền có thể là cá nhân, có thể là vợ chồng, chủ thể là hộ gia đình, tổ chức,...Trong đó, người làm hợp đồng cần phải đảm bảo một số thông tin cụ thể liên quan đến các chủ thể, khách thể của hợp đồng ủy quyền, bao gồm các thông tin như họ tên, ngày sinh, số chứng minh và ngày cấp, hộ khẩu thường trú (Đối với chủ thể, người được ủy quyền là cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình), cần ghi rõ tên tổ chức, trụ sở, giấy phép kinh doanh, mã số thuế, thông tin người đại diện,...(đối với chủ thể ủy quyền và người được ủy quyền là các tổ chức, doanh nghiệp).
Hai bên sẽ thỏa thuận các điều khoản có trong Hợp đồng ủy quyền bán nhà sau:
Điều 1: Phạm vi ủy quyền
Trong hợp đồng, cả hai bên ghi cụ thể nội dung công việc, phạm vi ủy quyền mà bên được ủy quyền có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nội dung công việc ủy quyền đó.
Điều 2: Thời hạn ủy quyền
Hai bên tham gia hợp đồng sẽ chủ động thỏa thuận về thời gian cụ thể ủy quyền.
Điều 3: Thù lao
Hai bên có thể tham gia Hợp đồng ủy quyền bán nhà có thù lao hoặc không thù lao, tùy theo thỏa thuận của các bên tham gia. Nếu là loại hợp đồng có thù lao, trong hợp đồng cần ghi rõ mức thù lao mà bên ủy quyền sẽ trả cho bên được ủy quyền sau khi hoàn thành nội dung công việc được ủy quyền.
Điều 4: Nghĩa vị và quyền của bên ủy quyền
Điều 5: Nghĩa vụ và quyền của bên được ủy quyền
Điều 4 và Điều 5 có trong Hợp đồng ủy quyền bán nhà sẽ được hai bên trực tiếp thỏa thuận để bổ sung hoặc lược bớt.
Điều 6: Lệ phí công chứng
Thỏa thuận bên trả lệ phí công chứng.
Điều 7: Phương thức giải quyết tranh chấp
Hai bên sẽ thỏa thuận giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, trong trường hợp mâu thuẫn không thể giải quyết thì vấn đề đó sẽ được đưa trực tiếp ra các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Điều 8: Cam đoan của các bên
Hai bên cam đoan thực hiện các điều khoản có trong hợp đồng và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu như thực hiện không đủ hoặc không thực hiện.
Điều 9: Điều khoản cuối cùng
- Cả hai bên đã đọc kỹ hợp đồng và thống nhất thực hiện những điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
- Ghi rõ thời hạn hợp đồng.
Bên cạnh việc ủy quyền bán nhà, việc ủy quyền quản lý nhà cũng được áp dụng khá phổ biến hiện nay, được quy định trong mẫu hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà ở trong đó quy định về quyền lợi và trách nhiệm của người được ủy quyền sử dụng nhà, mẫu hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà ở cũng nói thêm về việc giữ gìn các tài sản trong quá trình quản lý nhà ở được giao.
Sau khi điền đầy đủ những thông tin và thỏa thuận các điều khoản Hợp đồng ủy quyền bán nhà ở thành công, cả hai bên sẽ ký xác nhận vào hợp đồng và đưa cho bên công chứng viên làm chứng hợp đồng. Công chứng viên sẽ chứng nhận việc Hợp đồng ủy quyền bán nhà ở được thực hiện đúng theo những trình tự, quy định của pháp luật. Công chứng viên ký xác nhận vào hợp đồng, xác nhận hợp đồng chính thức có hiệu lực thi hành.