Đối tượng áp dụng của Luật nhà ở là các tổ chức, hộ gia đình, các cá nhân có liên quan đến sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng, giao dịch về nhà ở tại Việt Nam. Để hiểu ở về nội dung của Luật nhà ở, văn bản Luật sẽ giải thích những từ ngữ được sử dụng như nhà ở, nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, chủ sở hữu nhà, thuế mua nhà ở,...
Luật nhà ở nêu rõ quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở của các hộ gia đình, cá nhân thông qua việc đầu tư, xây dựng, mua, thuê nhà ở, nhận thừa kế, đổi, mượn nhà ở,..., quy định về việc bảo hộ quyền sở hữu nhà ở, các hành vi bị nghiêm cấm như xâm phạm quyền sở hữu nhà ở của Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cản trở việc thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng nhà ở trái phép,...
Download Luật nhà ở - Luật nhà ở mới nhất 2017
Luật nhà ở được xây dựng chặt chẽ nhằm đảm bảo thống nhất trong việc thực hiện, vì vậy, các bạn cần tuân thủ đầy đủ những quy định của Luật để tránh được những rủi ro về mặt pháp lý,... Ngoài Luật nhà ở, các bạn còn có thể tìm hiểu những nội dung Luật xây dựng mới nhất để áp dụng vào hoạt động trong thực tiễn, giúp cho hoạt động xây dựng được thực hiện đúng với quy định chung của pháp luật, Luật xây dựng đưa ra quy định về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và đối tượng áp dụng là các cơ quan, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số biểu mẫu hành chính khác để sử dụng ngay trong công việc và cuộc sống của mình như đơn xin cấp giấy phép lao động được sử dụng dành cho người nước ngoài đnag sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Đơn xin cấp giấy phép lao động sẽ được gửi cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để xin được cấp giấy phép lao động theo đúng quy định của pháp luật.