Miếu bà chúa xứ Châu Đốc không chỉ được xem là nơi linh thiêng mà còn là di tích có kiến trúc độc đáo. Vì thế mà nơi đây luôn thu hút các khách du lịch tìm đến để hành hương, trẩy hội, nhất là khi đầu năm mới. Để cầu xin lộc từ bà chúa xứ Châu Đốc, bạn nhớ chuẩn bị bài văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc trước khi đi nhé.
Lễ cúng bà chúa xứ Châu Đốc
Bà chúa xứ Châu Đốc
Châu Đốc là thị xã nằm trong tỉnh An Giang, nằm ở ngã ba sông Châu Đốc và sông Hậu, cách TPHCM khoảng 250km, cách thành phố Long Xuyên khoảng 55km. Do gắn liền với những câu chuyện về Bà Chúa Xứ Núi Sam nên Châu Đốc đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng để mọi người hành hương, trẩy hội. Thông thường, lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc được tổ chức vào tháng 4 âm lịch.
Miếu bà chúa Xứ
Miếu bà chúa Xứ nằm trên núi Sam, có lưng miếu dựa vào vách núi, còn chính điện hướng phía những cánh đồng và con đường làng. Miếu bà chúa Xứ sở hữu kiến trúc độc đáo với hình dạng chữ "Quốc", có hình khối tháp mang hình dáng bông hoa sen đang nở, mái miếu được thiết kế theo kiểu tam cấp ba tầng lầu có lợp ngói đại ống màu xanh, ở góc mái cao vút giống như mũi thuyền.
Bà chúa Xứ núi Sam
Khi nhìn từ xa, bạn sẽ thấy miếu bà chúa xứ Châu Đốc giống như bông hoa sen xanh tọa lạc ở trên trời cao giúp cho mọi người dễ dàng hướng về để bái vọng. Còn khi lại gần, bạn sẽ thấy được ngôi miếu được thiết kế với các họa tiết hoa văn tinh xảo, độc đáo mang nét nghệ thuật của Ấn Độ.
Bài văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc
Xin lộc bà chúa xứ Châu Đốc
Để một năm gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi thì khi đi chùa Bà chúa xứ Châu Đốc, bạn nên xin Bao lì xì lộc Bà, trong bao lì xì đó thường có tiền hoặc là tấm áo mà bà mặc được cắt ra.
Cách dùng lộc Bà chúa xứ:
- Sau khi rước lộc từ Bà chúa xứ Châu Đốc về, bạn cần thỉnh lộc bà trên cái đĩa nhỏ sạch, tiếp đó là đặt 4 cốc nước suối ở bên cạnh và cầm từng cốc nước đó lên khấn cung nghinh bà về, sau mỗi cốc nước khấn xong thì bạn chế cho từng góc nhà.
- Khấn xong thì bạn đặt lộc bà ở bàn thờ Mẹ Quan Âm.
- Bạn nhớ trong 9 ngày đầu tiên khi rước lộc bà về thì bạn cần thay nước thường xuyên cũng như cứ 3 ngày sẽ thay trầu cầu 1 lần.
- Sau 9 ngày đó thì bạn có thể bỏ lì xì lộc bà vào trong ví/túi của mình nhưng bạn cần nhớ là khấn Bà thường xuyên. Hoặc bạn cũng có thể đặt ở trên bàn thờ. Lưu ý, khi đặt trên bàn thờ thì bạn cần đặt xung quanh 5 thứ ngũ cốc khác nhau.
- Khi tới ngày 23 âm lịch tháng Chạp, tức là ngày ông Công ông Táo lên trầu trời thì bạn hóa bao lộc đó.
Trên đây, Taimienphi.vn đã chia sẻ với các bạn văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc, các bạn cần chuẩn bị thật kỹ trước khi đi tới miếu bà chúa xứ núi Sam để cầu lộc, may mắn cho một năm nhé.
Vào ngày rằm hàng tháng, mọi gia đình Việt lại chuẩn bị lễ cúng để cúng. So với ngày rằm hàng tháng, mâm cúng Rằm tháng Giêng có phần cao sang và đầy đủ hơn. Do đó, vào ngày Rằm tháng Giêng, bạn cần xem để chuẩn bị đầy đủ lễ vật cũng như văn khấn cúng ngày Rằm để tỏ lòng thành với thần linh và tổ tiên của mình.