Một năm nữa lại sắp trôi qua với nhiều sự tiếc nuối, hồi hộp trong lòng mỗi người. Hãy dẹp hết những trăn trở trong suốt một năm ấy đề cùng người thân đoàn tụ bên mâm cơm chiều 30 Tết. Với tín ngưỡng cúng gia tiên trong ngày này của hầu hết gia đình, bài văn khấn lễ Tất Niên là nội dung bắt buộc mọi người phải nắm vững, đặc biệt là những người đàn ông trụ cột trong gia đình.
1. Ý nghĩa của lễ Tất Niên
Như chúng ta đã biết, bữa cơm chiều 30 mang nhiều ý nghĩa lớn lao. Đó là bữa cơm mà trong tất cả chúng ta ai cũng mong chờ, là thời khắc mọi người dù ở bất cứ nơi đâu cũng phải trở về quê hương, đoàn tụ bên gia đình, cùng trao cho nhau những nụ cười thân thương nhất bên bữa cơm ấm cúng. Trước khi ăn bữa cơm tất niên thì chúng ta cũng phải chuẩn bị một bài văn cúng tất niên thể hiện lòng thành tâm của mình trong những ngày cuối năm.
Tải Văn khấn lễ tất niên - Bài văn khấn tất niên cuối năm
Bên cạnh ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bữa cơm Tất Niên còn là nghi thức để các gia đình tiễn biệt năm cũ, chào đón một năm mới với biết bao hy vọng và những điều mới mẻ. Là cơ hội để những người con, cháu trong nhà dâng lên ông bà tổ tiên những món ăn truyền thống, ý nghĩa báo cáo cho gia tiên biết những công việc lớn nhỏ đã diễn ra suốt một năm qua.
Mỗi gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau, tuy nhiên dù ở mức độ nào bản thân mỗi người vẫn cố gắng chuẩn bị một cái tết chu đáo nhất bằng tất cả khả năng của mình. Bên cạnh việc tìm hiểu ý nghĩa của nó, chúng ta cũng cần phải tham khảo thêm cách sắm lễ Tất Niên để chuẩn bị một mâm cỗ thịnh soạn, đủ đầy nhất dâng lên tổ tiên.
Trong bữa cơm chiều tất niên, các thành viên trong gia đình có thể ngồi quây quần bên nhau, thưởng thức những món ăn ngon và nói với nhau những câu chuyện ý nghĩ, bàn bạc với nhau những dự định trong năm mới tạo nên không khí vui tươi, ấm cúng.
Các bài văn khấn bài cúng vào dịp cuối năm khá đa dạng, tùy theo phong tục từng vùng miền hay nề nếp từng gia đình ma thực hiện bài cúng nào cho phù hợp.
2. Cách sắm lễ Tất Niên
Trước khi tiến hành đặt cỗ, các gia đình cần phải chú ý đến việc lau chùi bàn thờ sạch sẽ, trang trí các vật dụng phù hợp, đẹp mắt. Thông thường, mâm cỗ cúng ngày Tất niên bao gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, vàng mã, bánh chưng, đèn nến, rượu, trầu, cau, trà.
Tùy vào phong tục của mỗi gia đình có thể chuẩn bị thêm cỗ mặn hoặc cỗ ngọt cho phù hợp. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đầy đủ các món như đã đề cập ở trên.
3. Văn khấn lễ Tất Niên
Nếu như người phụ nữ chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn thì người đàn ông trong gia đình thường sẽ là người đảm đương việc cúng bái. Do đó, bạn phải chuẩn bị bài văn khấn lễ Tất Niên sao cho đúng, đủ để đọc lưu loát khi cúng. Theo tín ngưỡng, khi cúng nếu bạn gọi sai tên ông bà tổ tiên, bài cúng không đúng và khoa học sẽ là điềm báo không tốt. Bản thân nó còn thể hiện sự thiếu nghiêm túc và lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Do đó, để đảm bảo mọi việc diễn ra tốt nhất, bạn nên tham khảo và lưu lại bài văn khấn lễ Tất Niên để sử dụng thường xuyên nhé.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bài văn khấn thần tài để sử dụng trong dịp lễ mồng 10 tháng giêng để cúng thần tài, cầu mong tài lộc, may mắn cho gia đình mình. Với mỗi gia đình việc chuẩn bị văn cúng thần tài đầy đủ, chính xác là rất quan trọng vì đây là bài văn cúng còn được sử dụng hàng tháng vào dịp mồng 1, ngày rằm rất phổ biến.
Không khí Tết đang len lỏi trong từng con phố, ngõ ngách ở mỗi vùng quê Việt Nam. Những người xa xứ đếm từng ngày để được trở về đoàn tụ bên gia đình, những người cha mẹ có lẽ cũng ngóng trông từng ngày các con về để sum vầy.
Bên cạnh đó, thời điểm cuối năm cũng là lúc chúng ta chú trọng đến việc đi lễ chùa. Chính vì vậy học các bài văn khấn lễ ban tam bảo cũng là nội dung quan trọng cho mỗi người, mỗi gia đình để cầu bình an, sức khỏe và buông bỏ những điều chưa tốt trong suốt một năm dài.
Các gia đình có thể lưu lại thêm bài văn khấn thổ địa để sử dụng hàng tháng vào dịp mồng 1 và ngày rằm để khấn thổ địa theo phong tục tín ngưỡng của dân tộc ta. Các bạn có thể học thuộc hoặc cầm giấy đọc văn khấn thổ địa đều được, tuy nhiên cần lưu ý phải chuẩn bị đồ lễ đầy đủ và ăn mặc trang trọng khi làm lễ.
Để chuẩn bị chào đón năm mới và tiễn năm cũ, người Việt Nam thường chuẩn bị bữa cỗ Tất Niên đầy đủ và chứa đựng tất cả thành ý của mình để dâng lên ông bà tổ tiên. Vậy bên cạnh mâm cỗ đủ đầy, bài văn khấn lễ Tất Niên cũng là một trong những điều quan trọng nhất mà mỗi gia đình phải nắm rõ. Trong bài viết dưới đây, Taimienphi.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc bài văn khấn lễ Tất Niên đầy đủ và chính xác nhất.
Bên cạnh những mẫu mâm ngũ quả đẹp của người miền Bắc truyền thống, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm cách trang trí, bày biện ở một số mẫu mâm quả ngày Tết của người miền Trung, người miền Nam để thấy được nét văn hóa ở mỗi vùng có sự khác nhau như thế nào nhé.
Người Việt Nam vốn có đời sống tâm linh vô cùng phong phú, sâu sắc, cũng bởi vậy trong dịp lễ Tết hay trong các ngày cúng thường ngày không thể thiếu những bài văn khấn thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu hướng về tổ tiên, những người thân đã khuất, cùng tham khảo một số bài Văn khấn lễ tất niên dưới đây để chuẩn bị cho mâm cỗ cúng tất niên đầy đủ, chu đáo nhất.