Mục lục:
- Bài mẫu số 1
Bài văn mẫu Giáo án bài Đi đường
Giáo án bài Đi đường, mẫu số 1:
I. Mục tiêu cần đạt
1. Chuẩn kiến thức - kĩ năng:
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước cảnh đẹp thiên nhiên và phong thái của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách.
- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng "con đường" và con người vượt qua những chặng đường gian khó.
- Vẻ đẹp ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh của Hồ Chí Minh.
- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch thơ.
- Đọc và phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
2. Thái độ:
HS trau dồi cho bản thân tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và tinh thần vượt khó trong cuộc sống.
3. Năng lực:
- Thu thập, xử lí thông tin liên quan đến văn bản.
- Cảm nhận tác phẩm thơ qua hình ảnh, giọng điệu.
- Cảm nhận về ý nghĩa của văn bản.
- Hợp tác, thảo luận nhóm về giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
II. Phương tiện
1. GV: Sgk, giáo án, chuẩn kiến thức và kĩ năng, tài liệu tham khảo.
2. HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.
III. Phương pháp
Kết hợp: đọc diễn cảm, phát vấn, thuyết trình, phân tích, bình giảng.
IV. Tiến trình
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, kiểm tra tác phong.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1:
Hướng dẫn tìm hiểu chung về bài thơ: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, thể loại.
- GV: Dựa vào phần chú thích, em hãy trình bày một vài nét về bài thơ: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, thể loại?
- HS trả lời.
- GV giảng giải.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết bài thơ.
- GV tiến hành thảo luận nhóm:
Nhóm 1: phát hiện và phân tích giá trị của các thủ pháp nghệ thuật trong hai câu thơ đầu ? Từ đó, hãy rút ra ý nghĩa của hình tượng "con đường" ?
Nhóm 2: Nhận xét mối liên hệ giữa câu 2 và câu 3? Phân tích các yếu tố nghệ thuật thể hiện tâm trạng của người đi đường ?
- HS thảo luận nhóm
- Nhóm 1 thuyết trình.
- GV nhận xét, phân tích, bình giảng.
- HS nắm bắt.
- Nhóm 2 thuyết trình.
- GV nhận xét, bình giảng, liên hệ những tấm gương vượt khó: thầy Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Phương Anh....
- HS nắm bắt.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn tổng kết bài học.
- GV: Trình bày những đặc trựng nghệ thuật của bài thơ ?
- HS liệt kê.
- GV: Ý nghĩa rút ra từ bài thơ ?
- HS thuyết trình.
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung.
1. Hoàn cảnh sáng tác: từ 8 /1942 đến 09 / 1943: Bác bị áp giải qua 30 nhà lao thuộc 13 huyện, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.
2. Ví trí: 30/134 bài thơ thuộc tập Nhật kí trong tù.
3. Thể loại:
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (phiên âm)
- Lục bát (dịch thơ).
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Hình tượng "con đường".
- Điệp ngữ "Tẩu lộ" -> câu thơ đan cài hai lớp nghĩa:
"Tẩu lộ": suy ngẫm, thấm thía được Bác rút ra từ bao lần chuyển lao: đi đường khổ ải, vô càng gian lao.
"Tẩu lộ": suy ngẫm, thấm thía về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng - cuộc đời luôn có những thăng trầm, vất vả; con đường cách mạng luôn gặp nhiều thử thách, chông gai.
- Điệp vòng "Trùng san":
Cảnh đi đường lớp lớp núi cao.
Những khókhăn chồng chất luôn chờ đón con người.
- "Biết" - "đi": ý nghĩa của triết lý tri - hành, hành - tri
-> Lời thơ nhẹ nhàng cô đọng, hàm xúc gợi ra một triết lý sâu sắc đường đời luôn trông gai, thử thách luôn đối với con người
2. Tâm trạng của người đi đường
- Điệp ngữ vắt dòng "Trùng san"
Mở ra một thế giới mới, tâm trạng mới của người đi đường
- "cao phong hậu"
Thế đứng của người đi đường -> đỉnh cao của sự chiến thắng, chấm dứt những lao khổ
Niềm vui phơi phới của người tù cách mạng trước sự hùng vĩ của nước non
- " Vạn li dư đồ"
Không gian rộng lớn tự do đầy hứa hẹn dân tộc
Người tù trở thành thi gia với tâm hồn rộng mở
-> Ca ngợi ý chí sự phấn đấu của con người trước thử thách cuộc sống để đến với ước mơ, hoài bão
3. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Kết cấu chặt chẽ, lời lẽ tự nhiên, bình dị gợi hình ảnh và giàu cảm xúc
- Tứ thơ thiên về suy ngẫm và triết lý
2. Nội dung
Bài thơ Đi đường nói đến hành trình leo núi vượt qua nhiều ngọn núi cao vất vả, gian lao, con người chinh phục thiên nhiên và trở thành trung tâm của bài thơ. Khi đã vượt qua tất cả con người đứng trên đỉnh núi sẽ quan sát được mọi thứ, tầm nhìn được mở rộng.
V. Hướng dẫn tụ học
- Học thuộc bài thơ, giá trị nội dung và nghệ thuật
- Soạn bài tiếp theo