Mục lục:
- Bài mẫu số 1
Bài văn mẫu Giáo án bài Ngắm trăng
Giáo án bài Ngắm trăng, mẫu số 1:
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết, tầm tư tưởng lớn lao của Hồ Chí Minh, từ đó thấy được "chất thép"của người chiến sĩ Cách mạng trong cảnh gian nguy.
Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật của hai bài thơ qua những hình ảnh vừa cổ điển vừa hiện đại, lời thơ súc tích gợi cảm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
2. Kĩ năng: cách phân tích, cảm thụ một tác phẩm thơ thất ngôn tứ tuyệt của một phong cách thơ vừa cổ điển vừa hiện đại, vừa giản dị vừa uyên thâm.
3. Thái độ:
Hiểu và thấy thêm vẻ đẹp của Bác Hồ kính yêu qua chính những vần thơ của Người.
Từ đó, xây dựng cho mình một hoài bão, một lý tưởng sống đẹp.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Học sinh:
Sưu tầm tư liệu, tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
Tìm đọc thơ của Bác- nhất là tập thơ "Nhật ký trong tù" và thơ của các nhà cách mạng khác viết trong hoàn cảnh bị giặc tù đày.
Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK.
2. Giáo viên:
Sưu tầm tư liệu, tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
Thiết kế giáo án- các hoạt động dạy và học.
Chuẩn bị các tranh ảnh, tư liệu, đèn chiếu....phục vụ cho tiết dạy.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Nội dung hoạt động
GV:.Kiểm tra bài cũ
HS: Lên bảng trả lời.
GV:Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
Gv yêu cầu một học sinh dựa vào chú thích nêu những hiểu biết về tập Nhật kí trong tù:
- Nhật kí trong tù là một tập nhật kí hay một tập thơ?
- Nội dung, giá trị của tác phẩm?
Gv tổng kết, nhấn mạnh một số nét chính
Hoạt động 2. HD tìm hiểu bài Ngắm trăng
- Gv gọi một vài học sinh đọc văn bản
Đọc cả 3 phần: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ
Đọc nhanh phần giải nghĩa Hán_Việt
Gv giới thiệu nhanh sự khác biệt của bản phiên âm và dịch thơ: nại nhược hà - khó hững hờ
- Em có suy nghĩ gì về nhan đề của bài thơ?
"Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên"
(Truyện Kiều)
- Bác đã ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong hoàn cảnh, điều kiện như thế nào? Có giống người xưa thưởng thức trăng hay không?
- Em hãy so sánh gí trị biểu ý và biểu cảm trong câu thơ thứ 2 giữa phiên âm và bản dịch thơ?
Hs so sánh, trao đổi, thảo luận, cử đại diện phát biểu
Gv định hướng và tổng kết, bình luận
- Hai câu thơ đầu đã thể hiện được nội dung gì? Điều gì? Tình cảm con người như thế nào trước cảnh vật?
Hs trả lời. gv nhận xét, bổ sung, kết luận
- Câu thơ thứ 3 thể hiện điều gì? Kể chuyện gì?
- Có người nói rằng "ngắm trăng là cuộc vượt ngục bằng tinh thần của bác". Em co đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? So sánh câu thơ dịch và nguyên tác.
Hs phát hiện, trao đổi, phát biểu, nhận xét, bổ sung
Gv định hương, tổng hợp ý kiến, bình giảng
- Điều thú vị ở câu thơ cuối la gì? Trăng có còn là thiên nhiên vô cảm, vô tri không? Giữa trăng và người tù có mối quan hệ như thế nào?
Hs trao đổi, thảo luận, phát biểu
Gv định hướng, tổng hợp, nhận xét, bình luận
- So sánh câu thơ dịch với nguyên tác.
- Theo em, điều ấn tượng nhất mà hai câu cuối cũng như cả bài đọng lại là gì?
- Em hãy nêu vắn tắt giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tập nhật kí trong tù:
- Nhật kí trong tù là một tập nhật kí bằng thơ, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt
- Bác viết Nhật kí trong tù cho khuây khỏa nhưng lại trở thành bức chân dung tự họa tinh thần của Bác, một người tù vĩ đại, có tâm hồn cao đẹp, có ý chí phi thường và có tài năng nghệ thuật.
- Nhật kí trong tù là viên ngọc quí của văn học Việt Nam.
II. Ngắm trăng
1. Đọc, từ khó:
2. Tìm hiểu bài thơ:
a. Nhan đề:
Vọng nguyệt là một thi đề trong thơ xưa (thơ Đường). thi nhân gặp trăng đẹp thì làm thơ, có rượu có hoa thì càng hoàn mĩ.
Chỉ ngắm trăng khi tâm hồn thư thái, thảnh thơi
b. Hai câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng:
- Ngục trung: trong ngục
- Vô tửu, vô hoa: không rượu, không hoa
- Người ngắm trăng: tay chân bị xiềng xích, tóc bạc,tiều tụy, không bạn hiền
Vô cùng thiếu thốn, nhưng lại đặc biệt
- Câu 2:
+ Nại nhược hà: biết là thế nào? Bối rối
+ Khó hững hờ lời khẳng định Bình thản
Hình ảnh cụ thể và xúc động hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng, cảm xúc của người yêu trăng đang ở chốn lao tù.
b. Hai câu cuối: Cuộc vượt ngục tinh thần:
- Nhân, thi gia nhà tù, song nguyệt, trăng
Xiềng xích, gông cùm không khóa được hồn người thi sĩ. Đó là vượt lên hoàn cảnh mà cống hiến.
Câu thơ dịch mất chữ "hướng" bình thản, tĩnh tại
Mối giao hòa đặc biệt giữa người tù cách mạng, thi sĩ với vầng trăng.
Thi sĩ thả hồn ra ngoài cửa tù để giao hòa với vầng trăng tự do và trăng cũng say đắm ngắm thi nhân trăng và người trở thành tri âm, tri kỉ
- Nguyệt khán thi gia: trăng ngắm nhà thơ nhân hóa: người và trăng thân thiết, là tri âm tri kỉ
Cuộc vượt ngục tinh thần:trong lao tù vẫn có vần thơ đẹp. Đó cũng chính là chất thép trong thơ Bác.
3. Tổng kết
1. Nội dung
- Vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn, vừa nghệ sĩ, vừa phi thường của người chiến sĩ cách mạng
- Sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù
2. Nghệ thuật
- Cổ điển: Nhan đề, hoa, rượu, trăng
- Hiện đại: Hồn thơ lạc quan toát lên tinh thần thép
- Sử dụng phép nhân hóa, đối lập, và điệp ngữ làm hình tượng trăng trở nên gần gũi với người bạn thân
D. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc bài thơ, phân tích các câu thơ
- Soạn bài tiếp theo