Mục lục:
- Bài mẫu số 1
Bài văn mẫu Giáo án Bài học đường đời đầu tiên
Giáo án Bài học đường đời đầu tiên, mẫu số 1:
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức :
- Nhõn vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi .
- Dế Mốn : một hỡnh ảnh đẹp của tuổi trẻ sụi nổi nhưng tớnh tỡnh bồng bột và kiờu ngạo .
- Một số biện phỏp nghệ thuật xõy dựng nhõn vật đặc sắc trong đoạn trớch .
2.Kĩ năng :
- Văn bản hiện đại cú yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miờu tả .
- Phõn tớch cỏc nhõn vật trong đoạn trớch .
- Vận dụng cỏc biện phỏp nghệ thuật so sỏnh, nhõn húa khi viết văn miờu tả .
3. Thái đô:
- Giáo dục lòng yêu thương đồng loại
II. Chuẩn bị:
1. GV: Hệ thống các câu hỏi.
+ Chân dung Tô Hoài
+ Tranh minh hoạ cho bài học,
2. HS:
- Đọc và soạn bài theo cõu hỏi SGK.
III, Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Mục tiêu: Tạo tâm thế định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc
- Thiểu chung văn bản
Mục tiêu: Tiếp xúc văn bản nắm cách đọc, tác giả , tác phẩm...
Phương pháp: Vấn đáp,gợi tìm, thảo luận...
? Em hiểu biết gì về tác giả Tô Hoài?
GV cho HS quan sát chân dung nhà văn và giới thiệu .
- Bút danh : Tô Hoài => kỉ niệm và ghi nhớ quê hương : Sông Tô Lịch, huyện Hoài Đức.
Sự nghiệp văn chương : Tác phẩm " Dế Mốn phiờu lưu kớ", "Võ sĩ bọ ngựa" ....
=> viết nhiều chuyện cho thiếu nhi và các đề tài về miền nỳi, Hà Nội : Vợ chồng A Phủ, Miền Tây, Người ven thành, Cát bụi chân ai, Chiều chiều.
Văn bản trích từ tác phẩm nào?
- GV mở rộng về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm:
Thể loại của tác phẩm là kí nhưng thực chất vẫn là một truyện "Tiểu thuyết đồng thoại" một sáng tác chủ yếu là tưởng tượng và nhân hoá
GV hướng dẫn đọc
- Đoạn đầu: Đọc giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang
- Đoạn trên chị Cốc: Đọc giọng Mèn trịnh thượng, khó chịu.
- Giọng choắt: Yếu ớt, rên rỉ
- Đoạn cuối: Mèn hối hận, đọc giọng chậm buồn, sâu lắng.
GV đọc mẫu
Hs đọc từ đầu
Học sinh đọc từ "câu chuyện ân hận "đến hết.
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu một số chú thích SGK
Chuyện có thể chia thành mấy phần? ý của từng phần?
Trong truyện tác giả kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của việc chọn ngôi kể đó
Hoạt động 3:
- Học sinh đọc đoạn đầu
Ở đoạn đầu tác giả miêu tả ngoại hình của dế mèn như thế nào?
Cách miêu tả ấy gợi cho em hình dung hình dáng bề ngoài Dế Mèn như thế nào?
Bên cạnh việc miêu tả về hình dáng, Mèn còn tự miêu tả mình như thế nào? Tìm những từ miêu tả hành động và ý nghĩ của Dế Mèn?
Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả khi tả Dế Mèn? Cách dùng từ như vậy có tác dụng gì
- GV: Dùng hàng loạt các động từ, tính từ ,biện pháp so sánh từ ngữ đắt giá.
Tạo nên sự khoẻ mạnh cường tráng của Dế Mèn đồng thời cho thấy Dế mèn kiêu căng hợm hĩnh, không biết tự biết mình, biết người.
Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Dế Mèn trong đoạn này?
- GV Đây là một đoạn văn rất độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật tả vật, sử dụng nhiều tính từ, động từ, từ láy, so sánh rất chọn lọc, chính xác, Tô Hoài đó để cho Dế Mốn tự hoạ bức chân dung của mỡnh vụ cựng sống động, phù hợp với thực tế, hớnh dỏng, tập tớnh của loài dế, cũng như một số thanh thiếu niờn và nhiều thời. Dế Mốn cường trỏng, khoẻ mạnh, kiờu căng, hợm hĩnh mà khụng tự biết .Điểm đỏng khen cũng như điểm đỏng chờ trỏch của chàng Dế mới lớn này .
Học sinh kể lại truyện: Đoạn từ Câu chuyện ân hận đầu tiên.
Đoạn văn miêu tả dế Choắt như thế nào? Nhận xét cách miêu tả?
Nhận xột về thỏi độ trờn của Mốn đối với Choắt (lời lẽ, cỏch xưng hụ, giọng điệu)
Mèn đã xưng hô với Choắt ntn? Nhận xét về cách xưng hô đó?
Xưng hô: " Chú mày có lớn mà chẳng có khôn", chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được.
Mày bảo tao sợ cái gì?.
Khi nghe choắt nhờ đào ngách thông sang tổ của Mèn thì thái độ của Mèn ra sao?
Thái độ: hếch răng xì một hơi rõ dài khinh khỉnh mắng: đào tổ nông thì cho chết.
Qua thái độ và lời nói của Mèn em có nhận xét gì về Dế Mèn?
Thấy chị Cốc đang kiếm ăn, Mèn nghĩ ra kế gì ?
Xuất phát từ đâu Mèn lại nghĩ ra như vậy?
Thái độ sau khi trêu chị Cốc?
- Khi chị Cốc mổ dế Choắt, Mèn sợ hãi nằm im thin thít.
Diễn biến tâm lí của Mèn trong truyện có thay đổi ko? cụ thể như thế nào?
Khi choắt chết, thái độ và việc làm của Mèn ra sao? Vì sao mèn lại có thái độ như vậy
Khi choắt chết: Mèn hoảng hốt nâng đầu Choắt lên mà than:"tôi hối hận lắm" đứng hồi lâu trước mộ Dế Choắt nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
Em có nhận xét gì về cách kể ở đoạn này?
- Nghệ thuật đối thoại
Vậy bài học đường đời đầu tiên của Mèn là gì? Qua lời nói của ai, hãy đọc lại câu văn đó?
Câu cuối cùng của đoạn trích có gì đặc sắc?
- Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc.
Nội dung cần đạt
I. Đọc - Hiểu chỳ thích:
1 . Tác giả:
- Tên thật là Nguyễn Sen (1920) quê ở làng Nghĩa Đụ phủ Hoài Đức, Hà Đông nay thuộc quận Cầu Giấy Hà Nội.Là nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật từ trước CM tháng 8- 1945 qua nhiều tác phẩm cho thiếu nhi.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Văn bản trích từ chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí"xuất bản lần đầu năm 1941.
b. Đọc - Kể tóm tắt:
b. Bố cục : 2 phần
- Phần 1: Từ đầu đến thiên hạ : Bức chân dung tự hoạ của Dế mèn( Hình ảnh Dế Mèn)
- Phần 2: Còn lại : Mèn trêu chị Cốc dẫn đến bài học đầu tiên
c. Ngôi kể: ngôi 1
- Làm tăng tác dụng của biện pháp nhân hoá Dế Mèn đúng là 1 con người đang tự tả, tự kể về mình, làm cho chuyện trở lên thân mật gần gũi, đáng tin cậy đối với người đọc.
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Hình ảnh Dế mèn:
Ngoại hình:
- Càng: mẫm bóng
- Vuốt: cứng, nhọn hoắt,
- Cánh: áo dài chấm đuôi
- Đầu: to, nổi từng tảng
- Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
- Râu: dài, uốn cong
Chàng Dế thanh niên có vẻ đẹp cường tráng, rất khoẻ mạnh, tự tin, yêu đời.
Hành động:
- Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi
- Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh gọng vó
- Đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt râu...
Ý nghĩ: Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ.
-> Sử dụng nhiều động từ, tính từ.
-> Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng , khoẻ mạnh nhưng tính cách quá kiêu căng, hợm hĩnh, không tự biết mình.
2. Bài học đường đời đầu tiên của Mèn:
Anh chàng Dế Choắt:
- Dế choắt trạc tuổi Dế Mèn
- Người gầy gò, cánh ngắn ngủi, râu cụt
=> Choắt là anh chàng xấu xí, yếu đuối, ốm đau.
Bài học đường đời đầu tiên của Mèn:
- Dế mèn thường gọi Dế Choắt là :"chú mày'
- Dưới con mắt của Dế Mèn Dế Choắt rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh - Rất kiêu căng
- Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ.
-> Dế Mèn kiêu căng, hách dịch, coi thường người hàng xóm yếu đuối của mình.
Nghĩ kế trêu chị Cốc
- Dế Mèn gây sự với chị Cốc đem đến cái chết oan uổng cho Dế Choắt
Diễn biến tâm trạng của DM:
- Hể hả vỡ trũ đựa tai quỏi của mình
Chui tọt vào hang, nằm khểnh, bụng nghĩ thỳ vị
- Sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt : khiếp nằm im thin thớt
-> Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của Choắt
- Ân hận, sám hối chân thành, đứng lặng 1 giờ lời trước mộ Choắt, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá
III Tổng kết
1. Nội dung:
Bìa văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng xốc nổi. Do bày trò trêu trọc chị Cốc nên mới dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt và sự hối hận rút ra được bài học đường đời cho mình.
2. Nghệ thuật:
- Kể chuyện kết hợp miêu tả.
- Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi trẻ thơ.
-Sử dụng hiệu quả phép tu từ.
-Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
3. Ý nghĩa:
Đoạn trích nêu lên bài học: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời
IV. Luyện tập
1. Viết đoạn văn diễn tả tâm trạng của Mèn sau khi chôn cất dế Choắt
2. Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật Dế Choắt về câu nói cuối đời cà cái chết thảm thương
3. Củng cố:
- Cũng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Học sinh kể lại chuyện