Mục lục:
- Bài mẫu số 1
Bài văn mẫu Giáo án Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
Giáo án Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam, mẫu số 1:
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp cho học sinh nắm được những nét đại cương vềba nhà nước cổ đại trên đất Việt Nam (sự hình thành, cơ cấu tổ chức nhà nước, đời sống văn hóa, xã hội).
2. Tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, lòng yêu quê hương đất nước và ý thức văn hóa dân tộc.
3. Kỹ năng: Quan sát, so sánh các hình ảnh để rút ra nhận xét. Bước đầu rèn luyện kỹ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội.
B. Đồ dùng dạy & học:
1. Giáo viên:
Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến thế kỷ X, giáo trình ĐHSP.
Thời đại Hùng Vương
Lược đồ Giao Châu và Cham-pa thế kỷ VI - X, SGK ban KHXH, trang 134, hình 39.
Bản đồ hành chính Việt Nam có các di tích văn hóa Đồng Nai, Óc Eo ở Nam Bộ.
Tranh ảnh, tư liệu về các quốc gia cổ (công cụ lao động, đồ trang sức, nhạc cụ, đền, tháp....).
2. Học sinh:
Đọc trước SGK , chú ý tìm hiểu và thử trả lời các câu hỏi trong sách.
Sưu tập các tư liệu có liên quan đến bài giảng.
C. Tiến trình tổ chức dạy và học
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
1. Trình bày các giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thủy ở việt Nam .
2. Em có nhận xét gì về thời gian ra đời của thuật luyện kim ở các bộ lạc sống trên đất VN ?
3. Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào đối với các bộ lạc sống trên đất nước ta scách nay 3000 - 4000 năm ?
II. Giảng bài mới:
Vào cuối thời nguyên thủy, các bộ lạc sống trên đất nước ta đều bước vào thời sơ kỳ đồng thau, biết thuật luyện kim và nông nghiệp trồng lúa nước. Trên cơ sở đó đã hình thành các quốc gia cổ đại: Văn Lang - Âu Lạc, Cham-pa, Phù Nam.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:
Nêu vấn đề: "Kể tên quốc gia đầu tiên trên đất VN. Những cơ sở và điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của quốc gia này ?"
- GV giải thích khái niệm văn hóa Đông Sơn, hướng dẫn cho học sinh nắm được cơ sở kinh tế kỹ thuật của văn hóa Đông Sơn.
Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân thời Phùng Nguyên-Hoa Lộc ?
Đông Sơn là một vùng đất ven sông Mã thuộc Thanh Hóa, nơi phát hiện hàng loạt đồ đồng đồng tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển cao của người nguyên thủy thời đó, được dùng để gọi chung nền văn hóa đồng thau ở Bắc Việt Nam.
Hoạt động 2:
GV vẽ sơ đồ và giới thiệu về tổ chức nhà nước - xã hội thời Văn Lang.
Nêu những nét tiến bộ của nhà nước Âu Lạc so với Văn Lang?
- Đứng đầu công xã nông thôn (chạ, chiềng, kẻ) là Bồ chính (già làng).
- Liên hệ câu nói của Bác Hồ: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
Hoạt động 3:GV cho HS xem tranh ảnh mô tả đời sống vật chất - tinh thần của người Văn Lang - Âu Lạc.
- Thờ các vua Hùng
- Thờ tứ bất tử: Thánh Gióng, Tản Viên, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu.
- Ưa thích lễ hội, múa hát
- Sử dụng bản đồ giảng về quá trình hình thành và mở rộng quốc gia Cham-pa từ thế kỷ II - X (từ một huyện Tượng Lâm đến cả quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn đến Quảng Nam), gồm 5 huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Tỉ Cảnh, Lô Dung và Tượng Lâm.
- Các ngành thủ công: dệt, gốm, đồ trang sức, luyện kim, đóng gạch.
- Năm 1000 kinh đô chuyển về Vijaya (có tài liệu ghi Đồ Bàn)
Em có nhận xét gì về trình độ kỹ thuật và mỹ thuật xây dựng của người Chăm qua các tượng và tháp Chăm ?.
Quân đội hùng mạnh: 40.000 - 50.000 quân, gồm bộ, thủy, kỵ và tượng binh.
Kinh đô ban đầu ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu-Quảng Nam), sau dời sang In-dra-pu-ra (Đồng Dương-Quảng Nam), rồi chuyển về Vi-giay-a (Trà Bàn - Bình Định).
Nghệ thuật âm nhạc, nhảy múa phát triển, kiến trúc, điêu khắc độc đáo.
- Óc Eo thuộc Ba Thê - An Giang.
- Địa bàn: chủ yếu: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, ngoài ra còn có ở Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai.....
- Ngôn ngữ: nói tiếng Nam Đảo.
- Nô lệ: hulun
- Nghề thủ công nổi bật: luyện thiếc, làm đồ kim hoàn.
- Tập quán khác: mặc áo chui đầu, xăm mình, xoã tóc, đi chân đất..
Nội dung bài
1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc
a. Cơ sở hình thành nhà nước
Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời trên 2 cơ sở:
- Kinh tế: có những tiến bộ trong sản xuất, sản phẩm dư thừa, đặc biệt có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Xã hội: có sự phân hoá giàu nghèo, công xã thị tộc bắt đầu tan rã, thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.
=> Do nhu cầu trị thuỷ, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm nên nhà nước ra đời.
b. Sự ra đời và phát triển
Quốc gia Văn Lang
- Hình thành: thế kỷ VII-III TCN
- Kinh đô: Bạch Hạc (Phú Thọ)
- Tổ chức nhà nước: Vua Hùng -> lạc Hầu, lạc Tướng -> Bồ chính.
=> Bộ máy nhà nước Văn Lang còn sơ khai.
Quốc gia Âu Lạc
- Hình thành: thế kỷ III-II TCN
- Kinh đô: cổ Loa (Đông Anh-Hà Nội)
- Bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn, lãnh thổ mở rộng, quân đội mạnh, xây thành kiên cố.
c. Đời sống vật chất - tinh thần
Vật chất
- Lương thực chính: gạo, khoai, thịt, cá, rau...
- Tập quán: ở nhà sàn, nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, thích dùng đồ trang sức, nữ mặc váy, nam đóng khố.
Tinh thần
- Tín ngưỡng: thờ thần linh, vật linh, các vị anh hùng.
- Tục lệ cưới xin, ma chay, lễ hội phổ biến.
2. Quốc gia cổ Cham-pa.
- Sự hình thành
- Cơ sở: văn hóa Sa Huỳnh (ven biển miền Trung và Nam Trung bộ ngày nay).
- Cuối thế kỷ II tên là Lâm Ấp, đến thế kỷ VI đổi tên thành Cham-pa, lãnh thổ mở rộng từ Quảng Bình đến Bình Thuận.
- Kinh đô: lúc đầu ở Sinhapura (Trà Kiệu-Quảng Nam), sau đó dời đến Indrapura (Đồng Dương-Quảng Nam); cuối cùng chuyển về Vigiaya (Chà Bàn-Bình Định).
-Sự phát triển: từ thế kỷ II đến thế kỷ X
- Kinh tế: nông nghiệp lúa nước, thủ công nghiệp, lâm nghiệp.
- Chính trị: thể chế quân chủ, cả nước có 4 châu -> huyện -> làng.
- Xã hội có nhiều giai cấp: quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.
- Văn hóa: ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết, chữ viết từ chữ Phạn, theo Hindu giáo và Phật giáo, đặc biệt kỹ thuật xây tháp đạt trình độ cao (thánh địa Mỹ Sơn, các tháp Chăm...)
- Sự suy vong: từ thế kỷ XVI và trở thành bộ phận của lãnh thổ VIệt Nam
3. Quốc gia cổ Phù Nam
- Sự hình thành: vào thế kỷ I trên cơ sở văn hóa Óc Eo, địa bàn chủ yếu là vùng châu thổ Cửu Long.
- Sự phát triển :từ thế kỷ III đến V
- Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển.
- Chính trị: thể chế quân chủ.
- Xã hội: có sự phân hóa giàu nghèo gồm các tầng lớp quý tộc, bình dân, nô lệ.
- Văn hóa: ở nhà sàn, hoả táng người chết, theo Hindu giáo và Phật giáo, nghệ thuật ca múa phát triển.
-Sự suy vong: Cuối thế kỷ VI Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính.
III. Tổng kết:
Các quốc gia cổ Văn Lang - Âu Lạc, Cham-pa, Phù Nam trong quá trình hình thành, phát triển có những nét tương đồng về đời sống kinh tế, văn hóa, có mối quan hệ với nhau. Mỗi quốc gia cũng có những nét riêng về văn hóa, xã hội (tín ngưỡng, tôn giáo, đặc điểm nghệ thuật, kiến trúc...), tạo nên sự đa dạng trong thống nhất của văn hóa Việt Nam.
D. Củng cố bài:
1. Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang-Âu Lạc ?
2. Lập bảng thống kê những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn , hóa, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang Âu Lạc, cư dân Lâm Aáp-Cham-pa và cư dân Phù Nam ?
E. Bài tập về nhà
- Học thuộc bài
- Chuẩn bị bài tiếp theo