download Giáo án Phú sông Bạch Đằng File DOC

Giáo án Phú sông Bạch Đằng

 File DOC

Download Giáo án Phú sông Bạch Đằng - Tài liệu tham khảo ngữ văn 10 cho giáo viên

Diệu Hương Giang  cập nhật: 16/01/2019

Một giờ dạy thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào sự chuẩn bị của giáo viên trước giờ lên lớp, vì vậy, nếu bạn đang chuẩn bị giảng tác phẩm Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng) của Trương Hán Siêu, bạn cần chuẩn bị giáo án Phú sông Bạch Đằng thật kĩ càng, tỉ mỉ để tự tin hơn khi giảng bài trên lớp.


 

Mục lục:

 

- Bài mẫu số 1

giao an phu song bach dang

 

Bài văn mẫu Giáo án Phú sông Bạch Đằng

 

 

Giáo án Phú sông Bạch Đằng, mẫu số 1:

 

A. Mức độ cần đạt:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài "Phú sông Bạch Đằng" qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, đặc biệt là những nét đặc sắc của bài "Phú sông Bạch Đằng".

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

- Kiến thức:

Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lý nhận nghĩa của dân tộc.

Sử dụng lối "chủ - khách đối đáp", cách dung hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do, phóng túng,

- Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

C. Tiến trình lên lớp:

- Ôn định lớp:

- Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra tình hình soạn bài của HS cả lớp. Gọi mỗi lớp 5 HS kiểm tra kĩ, nhận xét , cho điểm.

- Bài giảng:

Đặt vấn đề: Trên đất nước VN, dòng sông Bạch Đằng lịch sử là nơi tụ hội sức mạnh và chiến công dân tộc. Trong lịch sử VHVN cũng có một dòng thơ Bạch Đằng; đó là Trần Minh Tông với "Bạch Đằn giang", Nguyễn Sưởng với "BĐG", Nguyễn Trãi với "Bạch Đằng hải khẩu", Nguyễn Mộng Tuân với "Hậu BĐG phú", Và đến "BĐG phú" của Trương Hán Siêu được coi là một chiến tích thơ ca trên dòng sông Bạch Đằng.

Triển khai bài dạy:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Đọc tiểu dẫn và cho biết: tác giả Trương Hán Siêu là ai? Sống ở thời kì nào?

Em biết gì về thể phú? Bài "Phú sông Bạch Đằng" được đánh giá như thế nào?

Bạch Đằng Giang Phú: được sáng tác theo thể phú cổ thể, mượn hình thức đối đáp chủ khách để thể hiện nội dung, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ

GV: Hướng dẫn HS đọc và chia bố cục.

Bố cục:

- P1: Từ đầu → dấu vết còn luông: giới thiệu nv.

- P2: Tiếp theo → nhớ người xưa chừ lệ chan: đối đáp giữa chủ và khách.

- P3: Còn lại: Lời từ biệt.

Nhân vật khách trong bài phú là người nhơ thế nào? Tại sao lại muốn học Tử Trường tiêu dao đến sông Bạch Đằng?

GV giảng: Bằng những hình ảnh, không gian rộng lớn, những vùng đất nổi tiếng, những động từ thể hiện động tác mạnh: bằng số từ, thời gian...tác giả đã khắc họa được nét tính cách ưa hoạt động, có tráng chí, sôi nổi ham hiểu biết. Tất cả những điều ấy tạo nên nét riêng biệt của khách với những người ở ẩn (một con người hành động, nhập cuộc- con người nhà du của các bậc ẩn sĩ)

Trên cảnh sông nước Bạch Đằng "Khách đặc biệt chú ý đến điều gì? Tâm trạng của khách ra sao?

Tác giả xây dựng nhân vật các bô lão nhằm mục đích gì?

- Những nhân vật này có tính hư cấu và thực ra là một kiểu nhân vật tư tưởng, dùng để nói lên tư tưởng của nhà thơ.

- Qua lời thuyết minh ta thấy được niềm tự hào về quê hương, lịch sử.

Qua lời thuyết minh của các bô lão, những chiến công trên sông Bạch Đằng được gợi lên như thế nào?

- Tính chất ác liệt của trận đánh là do quy mô, lực lượng, do ý nghĩa trận đánh nhưng mặt khác cũng rất quan trọng đó là sự đối đầu về ý chí của 2 đối phương.

GV bình: Tác giả làm bài thơ này khi nhà Trần có dấu hiệu suy thoái. Tác giả mới xót xa khi nhớ tới các vị anh hùng đã khuất và cảm thấy hổ thẹn vì hiện thời tỏ ra không xứng đáng.

Khẳng định vai trò, vị trí con người, Trương Hán Siêu đã gợi lại hình ảnh Trần Hưng Đạo với câu nói đã lưu cùng sử sách: Sử chép rằng ngày 14. 11. 1287 (Đinh Hợi), có người tâu về triều về việc quân Nguyên đã tràn vào cửa ải sống Hồng ở mạn Phú Lương. Vua Nhân Tông lo lắng hỏi Trần Hưng Đạo: Giặc đến thì làm thế nào"? Trần Hưng Đạo ung dung trả lời: Năm nay, giặc đến dễ đánh".

Nội dung cần đạt

I> Tìm hiểu chung:

1. Tác giả: Trương Hán Siêu (?- 1354)

- Là người có học vấn uyên thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống chống quân Nguyên- Mông, được các vua Trần kính trọng nên khi qua đời được thờ ở Văn Miếu.

- Thơ văn của Trương Hán Siêu thể hiện tình cảm yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm đối với xã tắc của một người đề cao Nho học.

2. Văn bản:

a. Thể loại: Phú cổ thể.

b. Hoàn cảnh sáng tác: Khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại.

II> Đọc hiểu văn bản:

1. Nội dung:

a. Nhân vật khách:

- Trong cuộc dạo chơi ngắm phong cảnh, nvật khách xuất hiện với cảm hứng bi tráng, hào hùng, với tư thế ung dung, phóng khoáng, tự hào.

- Đó là cảm hứng của con người có "tráng chí bốn phương". Đó là tư thế của con người với tâm hồn khoáng đạt, với hoài bão lớn lao "Nơi có người đi..."

- Cái tráng chí bốn phương của "khách" ( tác giả) được gợi lên qua các địa danh. à Địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc ( chủ yếu bằng sách vở, bằng trí tượng tượng)

-> Những hình ảnh không gian rộng lớn, những vùng đất nổi tiếng đã thể hiện tráng chí bốn phương.

-> Những địa danh của đất Việt với không gian cụ thể

-> Cảnh thực, được mô tả trực tiếp -> cảnh thiên nhiên thật hùng vĩ, hoành tráng, song cũng ảm đạm, hiu hắt.

- Tâm trạng: vừa vui sướng tự hào, vừa buồn đau nuối tiếc.

b. Nhân vật tập thể: Các bô lão.

- Có thể là tưởng tượng hoặc hư cấu. Xây dựng các nhân vật bô lão nhằm:

Tượng trưng cho tiếng nói của lịch sử.

Thuyết minh về mảnh đất lịch sử và những chiến công trên sông Bạch Đằng.

- Những chiến công trên sông Bạch Đằng:

Sau một câu hồi tưởng về trận "Ngô chúa phá Hoằng Thao", các bô lão kể với "khách" về chiến tích "Trùng Hưng nhị chúa bắt Ô Mã".

Lời kể theo trình tự diễn biến tình hình à Những hình tượng thơ kì vĩ, mang tầm vóc của đất trời; những hình tượng đặt trong thế đối lập: nhật nguyệt/ mờ, trời đất/ đổ, báo hiệu 1 cuộc thủy chiến kinh thiên động địa.

=> Thái độ, giọng điệu của các bô lão trong khi kể về chiến công Bạch Đằng là đầy nhiệt huyết, tự hào; là cảm hứng của người trong cuộc. Lời kể sử dụng những câu thơ dài ngắn khác nhau phù hợp với tâm trạng và diễn biến trận đánh. Các hình ảnh, điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Hợp Phì, Xích Bích, gieo roi...)

-> Góp phần tái hiện lại tài đức của vua tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca.

c. Bình luận về chiến thắng Bạch Đằng:

- Chiến thắng Bach Đằng nhờ sự trợ giúp của trời và tài năng của người chèo lái cuộc chiến.

- Khẳng định sự hằng tồn của dòng sông Bạch Đằng lịch sử, cũng là khẳng định chân lí: Vai trò, vị trí của con người.

- Nhân tố quyết định của sự nghiệp giữ nước, đó là chính nghĩa đạo đức. Để khẳng định sự vĩnh hằng của chân lí đó, tác giả đựa vào quy luật của tự nhiên.

2. Nghệ thuật:

- Sử dụng thể phú tự do, không bị gò bó vào niêm luật, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng.

- Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm, lối diễn đạt khoa trương,...

3/ Ý nghĩa văn bản: Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc.

III> Kết luận: Ghi nhớ SGK.

Hướng dẫn tự học: Bình luận về ý nghĩa triết lí trong lời của nhân vật "khách" ở cuối bài phú: "Bởi đâu đất hiểm, cốt minh đức cao".

D. Bài tập về nhà:

- Soạn bài " Đại cáo bình Ngô"- Nguyễn Trãi.

- Yêu cầu tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, bố cục bài cáo.


Liên kết tải về - [108 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

  • Soạn giáo án điện tử, bài thuyết trình với LectureMaker
    Chia sẻ bởi: Trần Khởi My
    LectureMaker là ứng dụng hỗ trợ soạn giáo án điện tử cho các Giáo viên phục vụ công việc giảng dạy được tốt hơn. Qua bài viết này các bạn sẽ biết cách tạo bài giảng điện tử trên LectureMaker.
  • Cách tải giáo án điện tử trên Hành trang số, NXB Giáo Dục Việt Nam
    Thầy cô có thể cập nhật giáo án, các bài giảng từ lớp 1 đến 12 trên Hành trang số, giúp tiết học thêm phần sinh động. Cách tải giáo án điện tử trên Hành trang số sẽ được Taimienphi chia sẻ chi tiết
  • Giải bài tập trang 49 SGK toán 2
    Chia sẻ bởi: Lê Thị Thuỷ
    Ở những bài viết trước các em học sinh lớp 2 đã được làm quen với phép trừ, bài viết ngày hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cách giải bài tập trang 49 SGK toán 2 Bài 1, 2, 3, 4 - Giải bài 31-5. Để biết rõ về cách đặt phép tính như thế nào cũng như quá trình làm quen với các dạng toán được tính ra sao các bạn hãy cùng tham khảo tài liệu giải toán lớp 2 được chúng tôi cập nhật chi tiết và dễ hiểu dưới đây.
  • Giải bài tập trang 15 SGK toán 2
    Ở những bài học trước chúng ta đã cùng nhau làm quen về các phép cộng cũng như giải bài Phép cộng có nhớ hay phép cộng có tổng bằng 10, bài viết dưới đây các em sẽ được tìm hiểu giải bài tập trang 15
  • Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Cánh Diều PDF tập 1, tập 2
    Chia sẻ bởi: Chipu
    Bộ sách giáo khoa lớp 4 Cánh Diều năm học 2023 - 2024 đã được nhiều trường học trên phạm vi cả nước lựa chọn, sử dụng trong chương trình giáo dục tiểu học. Địa chỉ truy cập SGK Cánh Diều 4 và link tải 12 môn học Toán, Tiếng Việt, công nghệ, thể chất,... sẽ được Taimienphi chia sẻ trong bài viết sau.
  • Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
    Chia sẻ bởi: Trần Quốc Anh
    Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức được biên soạn bởi NXB Giáo dục Việt Nam. Với nội dung dễ hiểu, chứa nhiều ví dụ gắn liền với thực tiễn, bộ sách cung cấp kiến thức cơ bản và giúp học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết. Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF cho 10 môn học đã được Taimienphi.vn tổng hợp, mời bạn đọc cuộn xuống phía dưới và nhấn vào đường link tương ứng với tên sách để tải về.
  • Giải bài tập trang 12 SGK toán 2
    Liệu các em học sinh lớp 2 đã biết những con số như nào thì có tổng bằng 10 chưa, nếu các em còn chưa nắm rõ vấn đề này thì hãy cùng tham khảo tài liệu giải toán lớp 2 cùng với hệ thống giải bài tập
  • Giải bài tập trang 32 SGK toán 2
    Giải bài tập trang 32 SGK toán 2 - Kilôgam là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh lớp 2 tìm hiểu về một đơn vị đo cân nặng của vật hay của người. Để biết chi tiết hơn về những vấn đề này và đơn
  • Giải bài tập trang 61 SGK toán 2
    Ở những bài viết trước chúng ta đã được cùng nhau tìm hiểu về các phép tính 11, 13, 13 trừ đi một số, bài ngày hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu cách giải bài tập trang 61 SGK toán 2. Để biết rõ
  • Giải bài tập trang 39 SGK toán 3
    Chia sẻ bởi: Trần Quốc Anh
    Trong cuộc sống thường ngày chúng ta vẫn thường xuyên phải sử dụng đến các phép chia đơn giản, và việc học toán ứng dụng cho thực tế là điều khá cần thiết, chính vì thế bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về dạng toán tìm số chia cùng với cách giải bài tập trang 39 SGK toán 3 - Tìm số chia đơn giản nhất. Việc ứng dụng tài liệu giải toán lớp 3 chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình ôn luyện và củng cố kiến thức của các bạn. Hãy cùng tham khảo chi tiết dưới đây.
  • Giải bài tập trang 101 SGK toán 2
    Sau những bài bảng nhân 2, 3, 4 mà chúng ta đã tìm hiểu ở phần trước ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bảng nhân 5 để nắm vững hơn kiến thức và ứng dụng đem lại kết quả học tập tốt hơn.
  • Giải bài tập trang 35 SGK toán 3
    Ở bài viết trước chúng ta đã được cùng nhau tìm hiểu về bảng nhân 7, bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo nội dung lý thuyết và bài giải bài tập trang 35 SGK toán 3 - Bảng chia 7 một
  • Tổng hợp đề thi thử THPT 2021 môn Văn
    Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 tiết kiệm thời gian tìm kiếm các đề thi thử THPT Quốc gia, chúng tôi đã tổng hợp đề thi thử môn Văn THPT 2021 để các em tham khảo và chọn lựa được cho mình những đề
 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Giáo án Phú sông Bạch Đằng được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat giáo án phú sông bạch đằng là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Giáo án Phú sông Bạch Đằng File DOC

Phần mềm Liên quan & Tương tự
Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm