Giáo án truyện ba cô gái kể lại nội dung câu chuyện ba cô gái để qua đó các giáo viên hướng dẫn các em hiểu được ý nghĩa của câu chuyện. Qua lời câu chuyện ba cô gái, các cô có thể xây dựng kịch bản chuyện ba cô gái để các em tham gia đóng vai, giúp tiết học vui nhộn, hào hứng hơn rất nhiều. Giáo án điện tử truyện ba cô gái hiện nay được Taimienphi.vn biên soạn kỹ lưỡng và đăng tải dưới đây, các giáo viên có thể lưu lại ngay sử dụng nhằm tiết kiệm thời gian soạn thảo.
GIÁO ÁN: Lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Chuyện “Ba cô gái” - Phỏng theo chuyện cổ tích Việt Nam.
Độ tuổi: 5 – 6 Tuổi
Thời gian: 30 – 35 Phút
I. Mục đích – yêu cầu.
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, kể lại câu chuyện. Biết tính cách của từng nhân vật.
- Phát triển kỹ năng nghe, kể chuyện, đóng kịch...
- Phát âm đúng một số từ khó, nói rõ ràng mạch lạc.
- Trẻ biết yêu thương, chăm sóc ba mẹ và những người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị.
- Sân khấu rối, rối các nhân vật.
- Máy chiếu, bài giảng Powerpoint.
- Câu hỏi đàm thoại.
III. Tiến hành.
Hoạt động cô |
Hoạt động trẻ |
* Hoạt động 1: Gây hứng thú vào bài:
- Cô cùng trẻ hát và vận động bài hát “ Cả nhà thương nhau” – sáng tác “ Phan Quang Minh”
- Xem tranh gia đình và trò chuyện về các thành viên trong gia đình bé.
- Giới thiệu câu chuyện: Ba cô gái – Phỏng theo chuyện cổ tích Việt Nam.
* Hoạt động 2: Truyện kể: Ba cô gái - Phỏng theo chuyện cổ tích Việt Nam.
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1:
- Cô kể cho trẻ nghe lần 2: Kể với mô hình rối.
- Cô kể lần 3: Kể với bài giảng Powerpoint.
- Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện.
+ Câu truyện cô vừa kể có tên là gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Khi bà bị ốm bà đã nhờ sóc đưa thư tới cho các con bà nói gì với Sóc?
+ Khi đến nhà cô chị cả , cô đang làm gì?
+ Sóc con đã nói với cô như thế nào ?
+ Cô cả trả lời Sóc ra sao?
+ Nghe cô cả nói vậy Sóc đã nói gì ?
+ Cuối cùng cô cả biến thành con gì?
+ Khi Sóc đến nhà cô 2, cô 2 đang làm gì?
+ Nghe Sóc báo tin mẹ bị ốm cô 2 có về thăm mẹ không? Tại sao?
+ Vì không về thăm mẹ cho nên cô 2 bị trừng phạt như thế nào?
+ Cô 3 khi biết tin mẹ ốm cô đã làm gì?
+ Vì là người con hiếu thảo nên cô 3 đã được hưởng cuộc như thế nào?
+ Theo các con, trong 3 cô ai là người con hiếu thảo nhất? Vì sao?
+ Để tỏ lòng hiếu thảo với bố mẹ các con phải làm gì?( Câu trả lời này cho cả 3 đội có quyền đưa ra ý kiến bổ sung)
- Cô giáo dục trẻ:
* Hoạt động 3: Đóng kịch phỏng lại nội dung câu chuyện.
- Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm đóng vai một nhân vật: bà mẹ, sóc, chị cả, chị 2, cô út.
- Cô là người dẫn chuyện để dẫn dắt các nhóm kể chuyện nối tiếp câu chuyện 3 cô gái.
- Trò chuyện về cảm nhận của trẻ về vai mà nhóm trẻ đóng trong câu chuyện.
|
- Trẻ hát và vận động cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể chuyện theo sự sáng tạo của trẻ
|
Ngoài giáo án làm quen văn học 3 cô gái, giáo án truyện ba cô tiên thì giáo án truyện đám mây đen xấu xí cũng là chủ đề rất hay mà các giáo viên có thể tham khảo thêm để cho các bé làm quen với các câu chuyện về hiện tượng tự nhiên, giáo án truyện đám mây đen xấu xí được sử dụng cho lớp mầm non 4T, mời các giáo viên lưu lại sử dụng ngay trong giảng dạy.
Để làm nên một giờ học đạt hiệu quả tốt, người giáo viên không chỉ tích lũy tri thức phong phú về bài học mà còn phải chăm chút cho từng trang giáo án của mình, nhằm giúp các thầy cô có những định hướng đúng đắn khi soạn
Giáo án truyện Tích chu, chúng tôi giới thiệu một số mẫu giáo án để bạn cùng tham khảo.