Mục lục:
- Bài mẫu số 1
Bài văn mẫu Giáo án Tức cảnh Pác Bó
Giáo án Tức cảnh Pác Bó, mẫu số 1:
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Giúp HS:
Cảm nhận được niềm thích thú thực sự của Hồ Chí Minh trong những ngàygian khổ ở Pắc Bó. Qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê hoạt động cách mạng vừa như một người khách lâm tuyền ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.
2. Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
Trọng tâm: phân tích
B.CHUẨN BỊ:
GV: Soạnbài,tranhvẽ cảnh Bác đang ngồi trên bàn đá dịch sử Đảng.
HS: học bài cũ, soạn bài mới.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. Kiểm tra:
- Học thuộc lòng bài thơ"Khi con tu hú" của Tố Hữu
- Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? bức tranh mùa hè hiện lên như thế nào và tâm trạng của tác giả ra sao?
3. Bài mới
Giới thiệu bài:
Mùa xuân , tháng 2 năm 1941 sau 30 năm trời bôn ba hoạt động cách mạng cứu nước, lãnh tụ Nuyễn Ái Quốc đã bí mật về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống và làm việc ở hang Pác Bó ( Tiếng Tày là cuối nguồn) vô cùng thiếu thốn và gian khổ, nhưng Người vẫn say sưa làm việc. Thỉnh thoảng còn làm thơ. Bên cạnh những bài thơ kêu gọi đồng bào là một số bài tức cảnh, tâm tình rất đặc sắc. Cô giới thiệu với các em bài thơ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
GV hướng dẫn cách đọc. gọi HS đọc. GV đọc mẫu.
Gọi HS đọc phần chú thích.
Bài thơ thuộc thể thơ gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
Em có cảm nhận gì về giọng điệu chung của bài thơ?
Gọi HS đọc hai câu cầu?
Câu thơ đầu nói về việc gì?
Nhận xét về giọng điệu của câu đầu?
Nhịp thơ như trên gợi cho ta thấy nơi ở, nếp sinh hoạt của Bác như thế nào?
HS trao đổi, trả lời.
Câu thơ thứ hai nói về việc gì trong sinh hoạt của Bác?
Cháo bẹ rau măng là những thực phẩm như thế nào?
Em hiểu từ sẵn sàng và nghĩa của câu này như thế nào?
Hs thảo luận
( Có thể có nhiều ý kiến khác nhau)
GV đinh hướng, bình thêm.
Gọi HS đọc hai câu cuối
Hai câu cuối nói về việc gì?
Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ?
Theo em ở câu cuối từ nào là quan trọng nhất?
Rút ra những nhận xét về nội dung và nghệ thuật?
HS trả lời. GV chốt lại
Hoạt động 4: Luyện tập
HS làm. Gv nhận xét.
Nội dung cần đạt
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả
- Hồ Chí Minh(1890 - 1969) nhà văn, nhà thơ chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
b. Tác phẩm:
Tức cảnh Pác Bó ra đời tháng 02/1941
c. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
d. Giải nghĩa từ khó:
e. Bố cục:
Câu 1: Nói về cảnh sống, nơi ở của Bác
Câu 2: Nói về chuyện ăn uống
Câu 3: Câu chuyển.
Câu 4: Tâm trạng, cảm xúc đánh giá về cuộc đời cách mạng hay cuộc đời Bác
II. Phân tích
1. Đọc C1, nói về việc gì, Nhịp thơ 4/3 gợi cho người đọc thấy nơi ở, nếp sinh hoạt của Bác Hồ như thế nào ?
Sáng ra bờ suối, tối vào hàng
=> Nhịp thơ 4/3 tạo ra 2 vế nói về việc ở và nếp sinh hoạt hàng ngày của Bác Hồ. Đó là cuộc sống bí mật nhưng vẫn giữ được nền nếp với tâm trạng ung dung, thoải mái hoà điệu với nhịp sống núi rừng, với hang, với suối.
-> Đó là cách nói vui vẻ, khở, lạc quan.
2. Câu 2
- Câu thơ thứ 2 nói về việc gì trong sinh hoạt của BH Pác Bó? Cháo bẹ, rau măng là những th/phẩm như thế nào?
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
=> Cảm xúc vui đùa, hóm hỉnh về lương thực, thành phẩm ở đây rất đầy đủ tới dư thừa làm có sẵn.
Nhưng thực chất đời sống vật chất của Bác hồi ấy hết sức khó khăn, đạm bạc, thiếu thốn.
- Câu thơ này miêu tả điều gì.
3. Câu 3
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
- Giải thích từ "chông chênh"
Từ láy rất tạo hình, gợi cảm
=> Nói về công việc hàng ngày của Bác. người ngồi bên chiếc bàn đá tự tạo chông chênh để dịch cuốn LSĐCS Liên Xô ra tiếng Việt làm tài liệu học tập, tuyên truyền cách mạng cho cán bộ chiến sỹ.
- Hình ảnh Bác Hồ ngồi bên bàn đá dịch sử Đảng có ý nghĩa như thế nào?
- Hiện tượng người chiến sỹ cách mạng được khắc hoạ chân thực có tầm vóc lớn lao, uy nghi đang suy tư, tìm cách xong chuyển lịch sử cách mạng Việt Nam
- Đọc diễn cảm câu thơ kết
4. Câu 4
- Từ nào có ý nghĩa quan trọng nhất của câu thơ, bài thơ, vì sao ?
- Giải thích ý nghĩa của từ 'sang"?
Cuộc đời cách mạng thật là sang
=> Là lời tự nhận xét,bài hiện trực tiếp tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình câu thơ kết đọng ở từ sang - Sang trọng, giàu có, cao quý, đẹp đẽ, là cảm giác hài lòng, vui thích
-Cái sang của cuộc đời cách mạng được thể hiện trong câu thơ như thế nào?
- Đó là tâm trạng, tình cảm của HCM khi tự nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống của mình, cuộc đời cách mạng: ăn, ở, làm việc điều gian khổ, khó khăn thiếu thốn, nguy hiểm nhưng Người vẫn luôn vui thích, giàu có, sang trọng
-> niềm vui của cuộc đời cách mạng.
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ sgk/30
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Tác giả sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.
- Ngôn từ sử dụng giản dị, trật tự từ ngữ tự nhiên.
2. Nội dung
bài thơ khắc họa cuộc sống của bác khi làm cách mạng trên Pác Bó đồng thời thể hiện được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung không sợ khó khăn gian khổ của Bác.
- Ngôn từ sử dụng giản dị, trật tự từ ngữ tự nhiên.
D. CỦNG CỐ
- GV hệ thống, khái quát nội dung - nghệ thuật chủ yếu của bài thơ ?
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Hướng dẫn học tập: Học thuộc lòng và phân tích bài thơ?
- Soạn bài tiếp theo