Mục lục:
- Bài mẫu số 1
Bài văn mẫu Giáo án Vợ nhặt
Giáo án Vợ nhặt, mẫu số 1:
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng
khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
- Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và
tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những người lao động nghèo khổ ngay trên
bờ vực thẳm của cái chết.
-Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật:sáng tạo tình huống, gợi không
khí,miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
II. Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
III. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại, kết hợp với diễn giảng.
- Tổ chức thảo luận nhóm.
- Đọc diễn cảm những đoạn đặc sắc.
IV. Trọng tâm bài học:
- Tình huống độc đáo của truyện.
- Niềm khao khát hạnh phúc của gia đình được thể hiện qua nhân vật Tràng.
- Niềm tin vào cuộc sống và tình thương giữa những người nghèo khổ được thể
hiện chủ yếu qua nhân vật bà cụ Tứ.
V. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phân tích nhân vật Mị?
- Sức sống tiềm tàng của Mị và cảnh cởi trói cho A Phủ.
- Phân tích nhân vật A Phủ?
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm?
3. Bài mới:
1n đói năm 1945 đã làm xúc động nhiều văn nghệ sĩ. Nhà văn Nguyên Hồng viết Địa ngục, Tô Hoài viết Mười năm... Kim Lân đóng góp vào đề tài trên một truyện ngắn xuất sắc "Vợ nhặt". Truyện ngắn"Vợ nhặt" đã thể hiện thành công hình tượng những con người Việt Nam lương thiện trong tai hoạ đói kém khủng khiếp do thực dân, phát xít gây ra. Nhưng họ đã cưu mang đùm bọc nhau và hi vọng trông chờ vào sức mạnh giải phóng dân tộc của cuộc cách mạng do giai cấp công - nông lãnh đạo.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV: Yêu cầu học sinh căn cứ vào phần tiểu dẫn trảlờicâu hỏi sau:? Tiểu dẫn có mấy ý chính. Tóm tắt nội dung của mỗi ý?
HS: Hoạt động cá nhân.
GV: Gọi học sinh trả lời câu hỏi gọi bổ sung và hoàn thiện bằng lời giảng.
HS: Tự khái quát các ý chính ở cột bên.
GV: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau?
Hai nội dung trên định hướng cho em điều gì khi tìm hiểu tác phẩm?
GV: Yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm theo sựviệc vànhân vật.
HS: Làm việc cá nhân, trình bày trước lớp
GV: Từ nội dung đã tóm tắt hãy phát hiện bốcục, nội dung từng phần và mạch truyện.
GV: Yêu cầu học sinh trảlời câu hỏi sau.? Những vấn đề lớn được đặt ra trong tác phẩm này là gì?Tìm hiểu những vấn đề đó theo cách nào?
Theo các em ở phần tìm hiểu nội dung và nghệ thuật ta sẽ chia các đề mục như thế nào cho thích hợp?`
Anh ( chị) suy nghĩ như thế nào về nhan đề của truyện? Theo em truyện (nhặt vợ) có thể xảy ra không?
HS: Trả lời cánhân.GV. Củng cố
Phân tích ý nghĩa của tình huống truyện đối với việc thể hiện nội dung và ý nghĩa của tác phẩm?
HS: Trảlời cánhân.
GV: Gọi bổsung vàcủng cố.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận các hỏi sau:
Nạn đói năm 1945 đãđược tái hiện nhưthếnào trong tác phẩm?
Nạn đói đó đã tác động như thế nào đến đời sống các nhân vật trong tác phẩm?
GV: Yêu cầu học sinh thảo luậncác câu hỏi sau?
- Nhóm 1: Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng từlúc quyết định " nhăt" vợ đến hết?
- Nhóm 2. Phân tích tâm trạng nhân vật Thị từ lúc quyết định theo Tràng về?
Từ việc phân tích hãy làm rõ niềm khát khao tổ ấm gia đình trong mỗi nhân vật
-Nhóm3. Tìm hiểu tâm trạng bà cụ Tứ từ lúc xuất hiện đến hết.
-Nhóm 4. Chú ý vào bối cảnh sáng hôm sau vàbữa cơm đãi nàng dâu của bàcụ.Từ đó hãy đánh giá về nhân vật?
GV: Nêu câu hỏi.
Em suy nghĩ gì về hình ảnh: Bống cờViệt Minh và tiếng trống thúc thuế ở cuối truyện?HS: Suy nghĩ cá nhân, trảlời.
GV: Củng cố.mạng. Giữa cách mạng tháng tám và người nông đân đã có một điểm tương cận
- Hướng tới thay đổi số phận người nông dân màtrước hết là giải quyết nạn đói vấn đềcơbản vàtrước mắt.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hổi sau:? Hãy phân tích và đáng giá cách dựng truyện, lối kể và cách xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân trong
Nội dung cần đạt
1. Tác giả.
-Tên thật Nguyễn Văn Tài, sinh 1920, mất năm 2007.
-QuêTân Hồng -TừSơn -Bắc Ninh
-Chỉhọc hết tiểu học, tham gia viết văn từnăm 1941, năm 1944 tham gia hội văn hoá cứu quốc. Làm báo, viết văn, diễn kịch, đóng phim phục vụ kháng chiến.
-Văn chương của Kim Lân tập trung ở mảng đề tài nông thôn với lối viết chân thật, ngôn ngữ giản dị, cách kể truyện rất duyên
2. Tác Phẩm.
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác.
-Rút trọng tập Con chó xấu xí( 1962)
-Tiền thân từTiểu thuyết Xóm ngụ cư viết sau cách mạng tháng tám
b.Tóm tắt, phát hiện bốcục, nêu chủđềvàcách tìm hiểu tác phẩm.
-Tóm tắt: Truyện xoay quanh sự việc Tràng "nhặt" được vợ sự việc tạo nên những ngạc nhiên cho xóm ngụcư, cho bà mẹTràng và ngay cả Tràng, người trong cuộc. Có thể tóm lại như sau:
Chỉ hai lần gặp với hai câu đùa và 4 bát bánh đúc Tràng đã lấy được vợ.
Tràng dẫn vợ về nhà ở xóm ngụ cư vào một buổi chiều chạng vạng làm xôn xao cả xóm Mẹ Tràng vừa mừng vừa tủi.
Sáng hôm sau bối cảnh xung quang Tràng và tâm trạng của mỗi người trong nhàTràng đều đổi khác.
Bố cục và mạch truyện. 4 đoạn theo cách sắp xếp của tác giả:
Đ1. (Từ đầu đến...thế mà thành vợ thành chồng.) Tràng đưa người phụ nữ ( nhặt được ) về nhà gặp mẹ
Đ2. ( Từ" ít lâu nay, hắn xe thóc...đến... đánh một bữa no nê rồi đẩy xe bò về") Hoàn cảnh gặp nhau, nên vợnên chồng.
Đ3. ( Từ" Tràng chợt dừng lại, lắng nghe...đến,...nước mắt của chảy ròng ròng" ) Tình thương của bà mẹ nghèo đối với hai vợchồng mới cuới.
Đ4. ( còn lại) Những con người cơcực, tủi hờn nhen nhóm nềm tin ở tương lai.
-Mạch truyện được đẫn dắt tự nhiên theo thời gian cùng diễn biến tâm lí của nhân vật
Chủ đề và cách tiếp cận hiểu.
Chủ đề: Số phận con người trước nạn đói; Sự khát khao tổ ấm gia đình
Bốcục chung của phần II. Nhưsau.
1. Nhan đề, tình huống truyện.
2. Vấn đề số phận con người trước cái đói.
3. Niềm khát khao tổấm gia đình của các nhân vật.
4. Những thành công về nghệthuật của Kim Lân.Tìm hiểu qua tình huống truyện và tâm lí nhân vật để làm rõ chủ đề.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhan đề, tình huống truyện.
-Nhan đề truyện đã gợi cho ta nhiều suy nghĩ về số phận của con người. xưa nay, nói đến chuyện " vợ, con" là chuyện cả một đời con người.
-Nhan đề cũng chính là tình huống trong truyện.
Tràng một nhân vật xấu, nghèo, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát lại lấy được vợ, lấy vợ dễ dàng.
Tràng lấy vợ giữa lúc đói quay, đói quắt.
2. Vấn đề số phận con người trước cái đói.
-Nạn đói được miêu tảngay ởđầu truyện bằng những câu văn giàu sứcgợi tạo ấn tượng vềmột thảm cảnh của con người. Cái đói bao chùm khung cảnh xóm ngụ cư, bao chùm lên hạnh phúc của Tràng.Những bóng người " Xanh xám như những bóng ma" " dật dờ như những bóng ma" " Chết nhưngảdạ" " không kí vẩn mùi rác rười và mùi gây của xác người chết"; " ngõ xóm tố xẫm" " ngăn ngắt"...
-Thị chỉ mấy hôm đã thay đổi vì đói " Rách như tổ đỉa"; " trên khuôn mặt lưỡi cày chỉ có hai con mắt".
-Vì đói màThị theo Tràng với bốn bát bánh đúc, tất cả phần danh dự được đặt sau cái vật chất" nhỏ nhoi".
-Tràng " nhặt vợ" nhưng vẫn thấy "Chợn".
-Mẹ Tràng biết rằng vì đói con mình mới có vợ, nhưng vẫn lo " Không biết chúng cố nuôi nổi nhau qua cái đận này không"
Số phận con người thật mỏng manh trước cái đói.
3. Niềm khát khao tổấm gia đình củacác nhân vật
.-Tràng Quyết định " nhặt vợ" một quyết định liều lĩnh, bản thân Tràng cũng thấy "chơn". Nhưng anh ta " chậc kệ"; trên đường vềxóm ngụcưkhuôn mặt của Tràng " phởn phơ" với những ý nghĩ thật đáng quý: "Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn và người đàn bà đi bên. Một cái gìmới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy"; Sáng hôm sau Tràng bước ra sân khi mội vật đều thay đổi: "Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bố với cái nhà của hắn lại lùng......hắn cũng muốn làm một việc gì để góp phần tu sửa lại căn nhà".Tràng lấy vợ là một quyết định liều lĩnh nhưng rõ ràng nó xuất phát từ niềm khát khao hạnh phúc gia đình của nhân vật