Trong luật y tế quy định chặt chẽ việc khám và điều trị bệnh ở từng cơ sở. Theo đó, khi bệnh nhân đến thăm khám và chữa tại các cơ sở sẽ được bác sĩ chuyên khoa theo dõi, trường hợp cơ sở y tế không đủ điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trình độ để khắc phục tình trạng cho bệnh nhân sẽ được gửi giấy chuyển viện giới thiệu lên bệnh viện tuyến trên để điều trị. Trường hợp bệnh nhân tự ý chuyển sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định.
Quy định về giấy chuyển viện có bảo hiểm y tế
Rất nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi, trong trường hợp làm giấy chuyển viện có được hưởng bảo hiểm y tế đầy đủ hay không? Căn cứ vào Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014, các trường hợp được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm y tế khi chuyển viện được quy định cụ thể như sau:
-
Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký tại các cơ sở khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến xã, huyện.
-
Sau khi thăm khám tại cơ sở y tế cấp xã người bệnh sẽ được chuyển xuống bệnh viện cấp huyện, tỉnh.
-
Người có bảo hiểm y tế trong trường hợp được xếp hạng I, II được chuyển lên bệnh viện tuyến trên với điều kiện cùng hạng sẽ được hưởng toàn bộ chế độ bảo hiểm y tế theo quy định.
-
Đối với các trường hợp bệnh nhân phải cấp cứu có thể đưa đến bất cứ đơn vị y tế nào gần nhất, tại đây bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán và lập hồ sơ bệnh án. Sau giai đoạn điều trị khỏi tình trạng nguy hiểm, người bệnh có thể được chuyển về cơ sở y tế đúng tuyến để điều trị tiếp.
-
Các trường hợp bệnh nhân chuyển tuyến khám và điều trị khi phát hiện bệnh lý khác cần phải được bác sĩ trực tiếp thăm khám ghi tên bệnh lên hồ sơ bệnh án để cơ sở tuyến trên tiếp nhận và làm thủ tục hưởng bảo hiểm y tế đúng quy định.
Bạn xem thêm đơn xin chuyển công tác bệnh viện dành cho những ai muốn chuyển nơi công tác trong ngành y tế. Mẫu đơn xin chuyển công tác bệnh viên không dành cho bệnh nhân mà dành cho các bác sĩ, cán bộ y tế.
Quyền lợi của bệnh nhân khi chuyển tuyến khám chữa bệnh
Việc làm giấy chuyển viện phải do bác sĩ chuyên khoa trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cung cấp, theo đó cơ sở y tế tuyến trên sẽ sử dụng làm căn cứ để tiếp nhận các trường hợp này. Các trường hợp người bệnh cần hỗ trợ các thiết bị y tế, kỹ thuật hiện đại để điều trị, bác sĩ phải ghi rõ vào bệnh án và giấy chuyển biện để cơ sở y tế tiếp nhận chuẩn bị và sử dụng phù hợp.
Bệnh nhân khi được làm giấy chuyển viện lên cơ sở y tế đúng tuyến sẽ được đảm bảo quyền lợi và được hưởng toàn bộ chế độ bảo hiểm y tế theo quy định.
Đối với các trường hợp chuyển viện nhưng có bệnh lý khác phát sinh sẽ được chẩn đoán và nhận điều trị từ bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở mới hoặc có thể được giới thiệu lên các cơ sở chuyên khoa khác.
Cách tính bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến khám chữa bệnh
Tùy vào mức đóng bảo hiểm y tế mà công dân tham gia, việc hưởng % bảo hiểm khi thăm khám, điều trị tại các cơ sở y tế sẽ được áp dụng tương ứng. Cụ thể, trong luật bảo hiểm Y tế năm 2016, các đối tượng tham gia bảo hiểm có các mức sau đây:
-
Hưởng 100% bảo hiểm, chế độ này được quy định rõ trong điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 22, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
-
Hưởng 95% đối với đối tượng được quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 22, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
-
Các trường hợp còn lại được hưởng 80% bảo hiểm y tế.
Trong trường hợp thăm khám và điều trị trái tuyến, người bệnh sẽ được hưởng các mức phù hợp từ 40% đến 100% bảo hiểm tùy theo mức độ.
Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu thêm mẫu phiếu thanh toán ra viện để tìm hiểu ngay các nội dung của biểu mẫu thanh toán khi xuất viện của các bệnh nhân, mẫu phiếu thanh toán ra viện cần ghi rõ ràng thông tin của bệnh nhân, các khoản chi phí cần nộp để người nhà bệnh nhân dễ dàng kiểm tra, đối chiếu và thực hiện thanh toán viện phí đầy đủ khi ra viện.