Để tránh tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp trong quá trình mua bán nhà ở xã hội, bên mua và bên bán sẽ ký kết hợp đồng mua bán nhà ở xã hội để văn bản hóa toàn bộ những thỏa thuận của hai bên, xây dựng được cơ sở pháp lý vững chắc nhất, buộc các bên phải thực hiện. Có được hợp đồng mua bán nhà ở xã hội, hai bên sẽ đảm bảo được lợi ích cho bên đối tác hợp đồng.
Ngoài hợp đồng mua bán nhà ở xã hội các bạn có thể tham khảo thêm hợp đồng thuê nhà để sử dụng ngay khi cần thuê nhà ở, việc thỏa thuận ký kết hợp đồng thuê nhà giữa người cho thuê và người đi thuê nhà là rất cần thiết để hai bên có trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoản đã thỏa thuận và hạn chế xảy ra mâu thuẫn sau này.
Download hợp đồng mua bán nhà ở xã hội
Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội cần ghi rõ thông tin bên mua và bên bán, đặc điểm chi tiết đối tượng mua bán (nhà ở xã hội), mức giá bán, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức và thời hạn giao nhận nhà, giải quyết tranh chấp hợp đồng, quyền và trách nhiệm của các bên tham gia, cam đoan thực hiện,...
Hai bên mua và bán sẽ phải thực hiện toàn bộ những nội dung như đúng trong cam kết hợp đồng mua bán nhà ở xã hội nếu như không muốn đối mặt với những rủi ro về mặt pháp lý. Với hợp đồng mua bán nhà ở xã hội, bên mua sẽ tránh được tình trạng lừa đảo hoặc giá bán không đúng với những thỏa thuận trên thực tế, bên bán sẽ đảm bảo được việc bên mua sẽ thanh toán đủ số tiền,... Vì vậy, các bạn cần xây dựng hợp đồng mua bán nhà chặt chẽ để có căn cứ pháp lý đảm bảo lợi ích cho mình.