Trong hoạt động vận chuyển, vận chuyển hàng hóa, Hợp đồng vận chuyển là một thủ tục cần thiết nhằm văn bản hóa những thỏa thuận của bên sử dụng và bên cung cấp dịch vụ vận chuyển. Những thỏa thuận có trong Hợp đồng vận chuyển sẽ chính thức có hiệu lực khi có chữ ký xác nhận của các bên tham gia, buộc hai bên phải thực hiện những điều khoản đã thỏa thuận, vì vậy, sự hình thành của hợp đồng là một trong những cách giúp nâng cao hiệu quả chất lượng sự hợp tác, nâng cao trách nhiệm thực hiện của cả hai bên.
Tùy theo tính chất hàng hóa vận chuyển mà các điều khoản được thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển sẽ có sự khác biệt, chẳng hạn như đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa là những mặt hàng có giá trị lớn thì các điều khoản quy định cũng phải chặt chẽ hơn những hợp đồng vận chuyển hàng hóa bình thường. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các mẫu hợp đồng vận chuyển cho riêng từng loại đối tượng khác nhau như mẫu hợp đồng vận chuyển hành khách, mẫu hợp đồng vận chuyển đất đá, hợp đồng vận chuyển vật liệu xây dựng, hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế,...
Một số nội dung cần có trong Hợp đồng vận chuyển:
- Thông tin của hai bên tham gia hợp đồng: Cần ghi rõ thông tin của bên sử dụng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ nhằm sử dụng làm căn cứ pháp lý quy kết trách nhiệm nếu có sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Ghi rõ thông tin đến đối tượng vận chuyển, bao gồm: Tính chất, tình trạng, giá trị,...nhằm giải quyết nếu như có vu khống về tình trạng hàng hóa.
- Thỏa thuận về địa điểm nhận hàng và giao hàng cụ thể để hai bên có thể nắm bắt được.
- Quy định về phương tiện sử dụng để vận chuyển: Tùy theo phương tiện vận chuyển mà giá cả vận chuyển sẽ được tính ở các mức khác nhau nhằm đảm bảo được quyền lợi cho các bên tham gia.
- Hai bên thỏa thuận thêm về các loại giấy tờ hỗ trợ cho vận chuyển hàng hóa, phương thức giao nhận hàng hóa, trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa, các phương án giải quyết hàng hóa nếu như hao hụt hàng hóa, phương thức thanh toán phí vận tải.
- Thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
- Các biện pháp đảm bảo hợp đồng (nếu có).
- Các phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng: Do hai bên tự động thỏa thuận hoặc do pháp luật xử lý.
- Hiệu lực của hợp đồng sẽ do hai bên thỏa thuận.
Hợp đồng xuất khẩu cũng có một số nội dung tương tự với hợp đồng vận chuyển, cụ thể ở đây là việc vận chuyển hàng hóa trong nước ra nước ngoài, bên cạnh những điều khoản chung thì hợp đồng xuất khẩu còn phải nói đến các thủ tục, phí hải quan, những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xuất hàng.
Hợp đồng vận chuyển có hiệu lực thực hiện và giá trị pháp lý khi có chữ ký xác nhận của hai bên tham gia. Các bên tham gia Hợp đồng vận chuyển phải thực hiện đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận nhằm đảm bảo được quyền lợi cho đối tác hợp đồng và nâng cao hiệu quả hợp tác.