Lễ cúng rằm tháng giêng gồm những gì? Vào rằm tháng Giêng hàng năm, các gia đình sẽ tiến hành làm lễ cúng đi Chùa, lễ Phật để tạ ơn thần linh đã che chở cho gia đình trong cả một năm vừa qua và cầu mong sự bình yên, khỏe mạnh trong năm mới. Cúng rằm tháng Giêng là lễ cúng lớn nhất trong năm, theo đó, các gia đình sẽ phải chuẩn bị các đồ cúng tỉ mỉ, kỹ lưỡng theo quan niệm văn hóa chung, tuy nhiên, đối với các chị em phụ nữa mới làm dâu hoặc lần đầu tiên phải chuẩn bị lễ cúng sẽ rất lúng túng trong khâu chuẩn bị lễ cúng, do vậy, các bạn hãy tham khảo bài viết này để có được sự chuẩn bị chu đáo cho lễ cúng của gia đình mình thêm linh thiêng, ý nghĩa.
Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng giêng
Dân gian tin rằng, rằm tháng Giêng là khoảng thời gian Phật giáng lâm, do vậy, lễ cúng tại nhà được các gia đình Việt hết sức quan tâm, coi trọng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện sống của mỗi gia đình mà ngày cúng, giờ cúng khác nhau nhưng tất cả đều thể hiện được lòng thành kính đối với thần linh và lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà. Trong lễ cúng, bắt buộc phải có hương hoa, oản quả, không thể thiếu được trầu, cau và chút rượu trắng,...
Bên cạnh việc cúng lễ tại nhà, nhiều gia đình lựa chọn việc cúng lễ tại Chùa vì đây còn được xem là ngày vía của Phật tổ, ngày Phật tổ giáng thế cứu độ trần gian,... Dù bạn lựa chọn địa điểm cúng ở đâu, bạn cũng cần phải chuẩn bị các đồ cúng chăm chút, tỉ mỉ để thể hiện được sự thành kính của mình đối với bậc thánh thần và tổ tiên của gia đình mình.
Một trong số những ngày lễ quan trọng trong năm của người Việt Nam ta theo quan niệm dân gian phải kể đến ngày Rằm tháng Giêng, nhưng cách cúng rằm tháng Giêng như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết bởi vùng miền, mỗi địa phương sẽ có những tục lệ cúng khác nhau. Chúng ta cùng khám phá ý nghĩa và tục cúng ngày Rằm tháng Giêng độc đáo này nhé.
Các bạn cần chuẩn bị thêm bài văn khấn gia tiên để khấn khi làm lễ cúng gia tiên, thể hiện lòng tưởng nhớ của mình đến những người đã khuất trong gia đình, văn khấn gia tiên sẽ thay lời cầu mong của gia chủ, vì thế khi làm lễ cần chuẩn bị văn khấn đầy đủ, chính xác.
Trong mâm cúng trong lễ cúng rằm tháng Giêng gồm có:
- 1 đĩa nem
- 1 đĩa xào thập cẩm
- 1 bát canh măng
- 5 lạng thịt vai luộc
- 1 đĩa giò
- 1 đĩa hoa quả tươi
- 1 đĩa xôi gấc
- 1 đĩa rau xào
- 1 đĩa bánh trôi
Bên cạnh đó, bạn chuẩn bị đầy đủ hương, đèn nến, hoa tươi, vàng mã, trầu cau, rượu trắng,... Các món cúng đều có ý nghĩa mong muốn mọi thứ được tốt đẹp, trọn vẹn, công việc sẽ suôn sẻ trong năm mới.
Với những gợi ý trên, bạn sẽ không còn cảm thấy khó khăn để đi tìm cầu trả lời cho câu hỏi Lễ cúng rằm tháng giêng gồm những gì nữa, thay vào đó, bạn hãy dùng sự thành tâm, thành kính của mình để chuẩn bị lễ cúng trên đầy đủ, tươm tất để giúp bạn thực hiện được mong muốn, tâm nguyện của mình.
Vào ngày mùng 10 tháng giêng người dân còn có phong tục làm lễ cúng cây hương ngoài trời của gia đình mình, ngoài lễ vật thì bài văn khấn cây hương ngoài trời là rất cần thiết để mọi người sử dụng khi khấn làm lễ, các bạn có thể lưu lại ngay bài văn khấn cây hương ngoài trời về học thuộc khấn hoặc in ra giấy đọc rõ ràng khi làm lễ.