1. Đánh giá tín nhiệm là gì?
Thuật ngữ đánh giá tín nhiệm vẫn còn khá mơ hồ với nhiều người, cụm từ này đầu tiên xuất phát từ ngành tài chính ngân hàng, để chỉ những ý kiến đánh giá chủ thể phát hành hoặc công cụ nợ về chất lượng tín dụng hoặc khả năng trả nợ. Tuy nhiên theo nghĩa phổ biến hiện nay, đánh giá tín nhiệm chính là hoạt động đánh giá thẩm định năng lực, phẩm chất đạo đức của các cá nhân trong các đơn vị doanh nghiệp để phục vụ cho việc bổ nhiệm, thăng chức hay thậm chí là bãi nghiệm chức vụ.
2. Tầm quan trọng của việc đánh giá tín nhiệm
2.1. Đánh giá tín nhiệm giúp các cá nhân tự thấy được những lợi thế và hạn chế bản thân
Hoạt động đánh giá tín nhiệm thường diễn ra định kỳ tại các doanh nghiệp và cũng phụ thuộc vào tiến trình làm việc, sắp xếp nhân sự của từng tổ chức. Đánh giá tín nhiệm giúp cho chính các cá nhân đang làm việc tại các cơ quan tự thấy được hiệu quả, năng suất làm việc của mình ở mức độ nào, thấy được những lợi thế và hạn chế về đạo đức của mình, từ đó có sự điều chỉnh và thay đổi bản thân phù hợp.
2.2. Đánh giá tín nhiệm là căn cứ để bổ nhiệm, đề bạt cán bộ.
Đánh giá tín nhiệm là căn cứ quan trọng để các cơ quan và tổ chức tìm ra được những người có năng lực chuyên môn thực sự, có phẩm giá tốt để giữ những vị trí cốt cán, có khả năng thực hiện được những nhiệm vụ mà cơ quan giao phó. Việc đánh giá tín nhiệm cũng là cơ sở để loại bỏ, bãi nhiệm những người kém cỏi về năng lực nhưng lại đang ở những vị trí cao. Thông qua việc đánh giá này, những người có kết quả không tốt sẽ tự thấy mình nên phấn đầu còn những người mới được bổ nhiệm sẽ có động lực phấn đấu.
Việc lập mẫu phiếu tín nhiệm sẽ giúp các cơ quan tổ chức có được những kết quả khách quan nhất trong việc đề bạt cán bộ, tránh đặt nhầm người vào nhầm chỗ cũng như bỏ sót nhân tài làm ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp, uy tín của các cơ quan nhà nước nói chung.
3. Giới thiệu một số Mẫu đánh giá năng lực nhân viên
Mẫu 1
Mẫu 2
4. Nội dung và cách lập mẫu phiếu đánh giá tín nhiệm:
Mẫu phiếu đánh giá tín nhiệm là một văn bản được lập bởi những người làm việc trong các cơ quan, tùy theo yêu cầu của từng đơn vị mà nội dung có thể khác nhau nhưng nhìn chung vẫn phải đảm bảo những nội dung cơ bản như sau:
- Tên công ty, đơn vị, có thể có thêm logo hoặc không.
- Quốc hiệu được trình bày đúng chuẩn văn bản.
- Tên văn bản: phiếu đánh giá tin nhiệm, phiếu lấy ý kiến tín nhiệm.
- Nêu rõ thông tin của những người được đánh giá gồm họ tên, chức vụ và bộ phận làm việc.
- Nội dung chính của mẫu phiếu đánh giá: hầu hết tại các cơ quan hiện nay sẽ đánh giá dựa trên những tiêu chí như tinh thần trách nhiệm, năng lực lãnh đạo hành chính, nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất cá nhân... Đặc biệt đối với phiếu tín nhiệm những cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng và Chính phủ, còn phát xét đến phẩm chất liên quan đến chinh trị, lối sống của một Đảng viên, năng lực cá nhân cũng được xem xét kỹ càng, chi tiết hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm Bảng đánh giá nhân viên cuối năm cũng có nội dung đánh giá năng lực và phẩm chất nhân viên định kỳ cuối năm, bao gồm nội dung tự đánh giá và phần đánh giá của quản lý đối với nhân viên, sử dụng Bảng đánh giá nhân viên cuối năm để làm căn cứ giúp các nhà quản trị nhân sự trả lương, thưởng, có chế độ đãi ngộ phù hợp với từng nhân viên.