download Phân tích nhân vật thầy Ha men trong Buổi học cuối cùng Ngắn gọn

Phân tích nhân vật thầy Ha men trong Buổi học cuối cùng

 Ngắn gọn

Download Phân tích nhân vật thầy Ha men trong Buổi học cuối cùng - Bài văn Phân tích nhân vật thầy Ha men trong Buổi học cuối cùng Ngữ văn 7 Cánh Diều

Hoàng Gia Bách  cập nhật: 07/12/2023

Trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, ta đã không ít lần trải qua giây phút chia li. Hoàn cảnh này được các nhà văn, nhà thơ khai thác ở nhiều khía cạnh, đem đến góc nhìn đầy cảm xúc về tấm lòng, sự hi sinh của những người giáo viên. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề ấy qua bài Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng, Ngữ văn 7, Cánh Diều trên Taimienphi.vn nhé!


Đề bài: Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng

Phan tich nhan vat thay Ha men

Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng

I. Dàn ý Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng chi tiết nhất:

1. Mở bài: 

- Giới thiệu về tác phẩm “Buổi học cuối cùng” và nhân vật thầy Ha-men. 

- Nêu đánh giá khái quát về nhân vật. 

2. Thân bài: 

a, Sơ lược về bối cảnh câu chuyện: 

- Pháp thua trong trận chiến Pháp - Phổ, phải cắt hai vùng An-dát và Lo-ren sang cho Phổ. 

- Người dân hai vùng đó buộc phải từ bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng Đức. 

- Các nhân vật bị đặt vào hoàn cảnh éo le, xúc động khi đây là buổi cuối cùng họ được học tiếng Pháp.

- Thầy Ha-men đã phụng sự hết lòng trong suốt 40 năm nhưng giờ đây buộc phải rời đi. 

b, Phân tích hình ảnh nhân vật thầy Ha-men: 

* Thầy Ha-men là một người giáo viên tâm huyết, tận tình với nghề: 

- Thể hiện qua ngoại hình: Thầy chọn cho mình những món đồ mà bình thường chỉ dùng vào hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng (“chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn”, “cái mũ tròn bằng lụa đen thêu”)

- Thể hiện qua hành động, thái độ: 

+ Không hề trách mắng khi học trò đến muộn, không đọc được bài mà chỉ nhắc nhở bằng một giọng vừa dịu dàng vừa trang trọng. 

+ Kiên nhẫn, tâm huyết giảng dạy cho học trò trong những phút giây cuối cùng. 

+ Khi học sinh viết bài, thầy “đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình” -> Sự tiếc nuối khi phải chia lìa nơi từng gắn bó hàng chục năm. 

+ Dù đau lòng nhưng vẫn can đảm dạy hết buổi học. 

* Thầy Ha-men là một người dân yêu nước, tha thiết muốn gìn giữ tiếng mẹ đẻ: 

- Thuyết giảng một cách tâm huyết về vẻ đẹp của tiếng Pháp cũng như tầm quan trọng của việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ: 

+ “đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất”

+ “phải giữ lấy nó”, “đừng bao giờ quên lãng nó”

+ “khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”

- Chuẩn bị những tờ tập viết mới tinh, bên trên có viết bằng chữ rông rất đẹp: “Pháp, An-dát, Pháp, An-dát”.

- Xúc động mạnh khi nghe tiếng kèn của lính Phổ vang lên: 

+ “đứng dậy trên bục, người tái nhợt”

+ “nghẹn ngào, không nói được hết câu”

+ Thầy cầm phấn, “dằn mạnh hết sức”, “cố viết thật to” dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

c, Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật: 

- Tình huống truyện được xây dựng độc đáo, khéo léo, đẩy cảm xúc của nhân vật lên cao trào, giúp nhân vật dễ dàng bộc lộ tình cảm, suy nghĩ. 

- Ngôi kể thứ nhất vừa thể hiện cái nhìn chủ quan, bày tỏ cảm xúc chân thực của người kể chuyện, vừa mang đến cái nhìn khách quan, rõ nét về nhân vật thầy Ha-men. 

- Nhân vật được khắc họa qua nhiều khía cạnh: trang phục, cử chỉ, thái độ, hành động, lời nói -> Bộc lộ rõ hơn phẩm chất, con người của nhân vật. 

3. Kết bài: 

- Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật thầy Ha-men được thể hiện qua truyện “Buổi học cuối cùng”. 

- Liên hệ mở rộng. 

 

II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng:

Phan tich nhan vat thay Ha men

Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng

1. Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng siêu ngắn gọn - mẫu số 1: 

“Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê là một truyện ngắn vô cùng nổi tiếng và cảm động. Trong đó, nhân vật thầy Ha-men hiện lên vừa tâm huyết, tận tụy, vừa nồng cháy một tấm lòng yêu nước vô bờ. 

Câu chuyện bắt đầu trong hoàn cảnh chiến tranh, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo-ren cho Phổ. Người dân nơi đây buộc phải học tiếng Đức, và tất cả những người giáo viên dạy tiếng Pháp trước kia phải ra đi. Trong không khí xúc động của buổi học cuối cùng, nhà văn đã làm nổi bật lên hình ảnh của thầy Ha-men qua rất nhiều chi tiết đắt giá. 

Đầu tiên, có thể thấy nhân vật này được xây dựng là một người giáo viên thâm huyết, tận tình với nghề. Điều này thể hiện ngay từ trang phục của thầy trong buổi học cuối. Qua con mắt của cậu học trò nghịch ngợm, thầy hiện lên với bộ trang phục lịch sự, trang trọng mà bình thường chỉ dùng vào ngày trọng đại. Rồi cả hành động, thái độ của thầy khi đối diện với cả lớp. Không một lời trách mắng, thầy chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở, khuyên giải học trò, kiên nhẫn giảng dạy, tận dụng từng giây phút cuối cùng để truyền đạt kiến thức uyên thâm của mình. Và lúc mọi người viết bài, thầy lại trầm ngâm nhìn xung quanh, cố thu hết cảnh vật quen thuộc vào mắt. Đó chính là sự tiếc nuối của một người nhà giáo khi phải rời xa nơi lớp học đã gắn bó 40 năm, rời xa những cậu học trò mà thầy yêu thương. 

Không chỉ vậy, thầy Ha-men còn hiện lên là một người dân với tinh thần yêu nước, yêu ngôn ngữ mẹ đẻ đáng quý. Ông đã dành tâm huyết để giảng giải với học trò về vẻ đẹp của tiếng Pháp, việc giữ gìn tiếng Pháp quan trọng thế nào đối với số phận dân tộc. Những câu khẳng định như “đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất”, “phải giữ lấy nó”, “đừng bao giờ lãng quên nó”,... đã đẩy cảm xúc của tất cả các nhân vật lên cao trào. Nhìn vào hoàn cảnh ấy, thầy Ha-men quả thật đã bộc lộ tất cả tình yêu, sự trân trọng dành cho tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn gìn giữ nó, lan tỏa nó đến mọi người. Để rồi đến giây phút kết thúc, tiếng kèn của lính Phổ vang lên, ông lặng người, “nghẹn ngào không nói được hết câu” chỉ có thể dùng hành động cầm phấn, viết lên bảng thật to dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM” trong sự bất lực. 

Như vậy, có thể thấy nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã thành công khắc họa nhân vật thầy Ha-men trên rất nhiều khía cạnh. Từ tình huống truyện độc đáo, việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất cho đến các chi tiết miêu tả đầy chân thực, tất cả đều được tác giả khéo léo đan cài những thông điệp quý giá về lòng yêu nước. Từ đó, làm nổi bật lên hình ảnh một người thầy tâm huyết, tận tụy, đồng thời cũng là một người dân với tình yêu sâu nặng dành cho tiếng mẹ đẻ, cho Tổ quốc thân thương. 

Tóm lại, qua nhân vật thầy Ha-men nói riêng và truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” nói chung, nhà văn đã đem đến cho độc giả rất nhiều thông điệp ý nghĩa. Điều này cũng là lời nhắc nhở các thế hệ sau cần trân trọng, biết ơn vì nền hòa bình, độc lập mà chúng ta đang được hưởng thụ. 

2. Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng hay chọn lọc - mẫu số 2: 

Kho tàng văn học thế giới không thiếu những tác phẩm viết về tinh thần yêu nước, trong đó nhất định phải nhắc đến truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê. Truyện đã thành công khắc họa hình ảnh một người giáo viên thông thái, tận tình và giàu lòng yêu nước. Đó chính là nhân vật thầy Ha-men. 

Câu chuyện bắt đầu với sự kiện Pháp thua trong trận chiến Pháp - Phổ, bị buộc phải cắt hai vùng An-dát và Lo-ren sang cho Phổ. Vì vậy, người dân hai vùng này bắt đầu phải học tiếng Đức. Những người giáo viên dạy tiếng Pháp trước kia cũng không đành lòng mà rời khỏi nơi đây. Thầy Ha-men chính là một trong số đó. 

Trong không khí trang trọng mà không kém phần cảm xúc của buổi học cuối cùng, thầy Ha-men đã hiện lên là một giáo viên tâm huyết, tận tình. Thầy chọn cho mình “chiếc áo rơ-đanh-gốt xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn” cùng “cái mũ tròn bằng lụa đen thêu” - toàn những món đồ mà thầy chỉ dùng vào hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Chỉ với hai chi tiết thôi, ta đã thấy được sự nghiêm túc, chỉn chu, thể hiện được sự tôn trọng dành cho buổi học ngày hôm ấy. Không chỉ vậy, các hành động, cử chỉ của thầy cũng thể hiện được “cái tâm” của người nhà giáo. Khi cậu bé Phrăng đến muộn, không đọc được bài, thầy chẳng hề trách phạt. Thay vào đó, thầy Ha-men nhẹ nhàng khuyên bảo, dùng hết tâm huyết để giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học trò. Nhìn mọi người chăm chú viết bài, thầy chỉ “đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những vật quanh mình”. Đó chính là sự tiếc nuối. Sau 40 năm cống hiến, giờ đây thầy Ha-men bị buộc phải rời xa nơi này. Nỗi đau mất nước cùng nỗi luyến tiếc như đè nặng lên đôi vai người giáo viên tận tụy ấy. Tuy vậy nhưng thầy Ha-men vẫn can đảm dạy đến hết buổi học, làm tròn vai trò của mình. 

Bên cạnh đó, thầy Ha-men còn là một người dân giàu lòng yêu nước, tha thiết muốn giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Thầy khẳng định rằng, tiếng Pháp chính là “ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất”. Bằng tất cả tâm huyết của bản thân, thầy khẩn thiết nói với học trò của mình “phải giữ lấy nó”, “đừng bao giờ lãng quên nó”. Việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ được thầy ví như “nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Vậy nên thầy dùng hết sức bình sinh, đọc lên những câu văn tiếng Pháp, viết những dòng chữ tiếng Pháp, truyền thụ tiếng Pháp cho người dân An-dát. Nhưng việc gì đến cũng phải đến. Khi tiếng kèn của lính Phổ vang lên cũng là lúc người thầy tái nhợt. Thầy Ha-men muốn nói gì đó, nhưng con chữ đến miệng lại “nghẹn ngào, không nói được hết câu”. Và rồi, thầy cầm phấn, “dằn mạnh hết sức”, “cố viết thật to” lên bảng dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM” trước khi gục xuống hoàn toàn. Từng chi tiết như khắc sâu vào lòng độc giả hình ảnh một con người nhỏ bé, bất lực khi phải chịu cảnh mất nước. Nhưng đồng thời, điều này cũng làm nổi bật cả những phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng của nhân vật này. 

Bằng ngòi bút tài năng cùng tấm lòng hướng về Tổ quốc, nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã thành công khắc họa nhân vật thầy Ha-men với sự tận tâm, nhiệt huyết và tinh thần yêu nước bất diệt. Điều này vừa được thể hiện qua tình huống truyện hấp dẫn, độc đáo, vừa qua cả góc nhìn đầy cảm xúc của cậu bé Phrăng - người kể chuyện. Từ đó, ta đã thấy hình ảnh thầy Ha-men một cách vô cùng rõ nét, cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm cũng như nỗi đau mà một người dân mất nước phải chịu đựng. 

Như vậy, qua nhân vật thầy Ha-men trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng”, nhà văn đã mang đến cho độc giả một câu chuyện ý nghĩa và cảm động về lòng yêu nước. Từ đó, nhắc nhở chúng ta phải biết trân quý, gìn giữ nền độc lập, tự do mà bao thế hệ trước đã cùng mồ hôi xương máu để đánh đổi. 

 - - - - - - - - - - - - - - - - - - -  HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Với bài văn Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng, Taimienphi.vn đã cung cấp đến các em định hướng hoàn thiện dạng đề phân tích nhân vật văn học theo chuẩn yêu cầu chương trình mới. Bên cạnh đó, để trau dồi thêm kĩ năng làm bài, em cũng có thể tham khảo Bài văn nêu lí do yêu thích một bài thơ đã học hay Đoạn văn đề xuất cách bảo vệ các loài chim cùng thuộc chương trình Ngữ văn 7 Cánh Diều nhé. 

 

Liên kết tải về - [200 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Phân tích nhân vật thầy Ha men trong Buổi học cuối cùng được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat phân tích nhân vật thầy ha men trong buổi học cuối cùng là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Phân tích nhân vật thầy Ha men trong Buổi học cuối cùng Ngắn gọn

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm