Cũng giống như mẫu hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận tiền đặt cọc phải bao gồm đầy đủ thông tin cần thiết của cả hai bên A và B. Một số văn bản như hợp đồng mua bán cũng vậy, phải có họ tên, chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu…Đây là những thông tin bắt buộc cần phải có trong mỗi văn bản.
Mẫu hợp đồng thương mại cũng cần phải nêu rõ nội dung đặt cọc, lý do đặt cọc, đồng thời nêu rõ số tiền đặt cọc bằng chữ và bằng số để hai bên có thể nắm rõ được tránh những nhầm lẫn, sai sót không đáng xảy ra. Đối với mọi vấn đề tài chính cần phải được ghi chép và có hợp đồng rõ ràng, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh kể cả là bạn bè thân thiết hay người quen cũng nên thực hiện mẫu văn bản này để tránh những nhầm lẫn về sau.
Bên cạnh mẫu hợp đồng thương mại bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về biên bản quyết toán và thanh lý hợp đồng nữa nhé. Đối với công việc làm ăn, kinh doanh thì quyết toán và thanh lý hợp đồng là khâu cuối cùng khi mọi việc đã được hoàn tất, đồng thời biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản chấm dứt hợp đồng, hai bên không còn phụ thuộc hay ràng buộc về nhau nữa. Nói về lý và tình thì điều này là cần thiết và gần như là bắt buộc trong mỗi hoạt động kinh doanh, mua bán. Bạn có thể tham khảo cũng như tải miễn phí tài liệu hay này về máy để dùng nhé. Với Taimienphi.vn không có gì là không thể.
Để quản lý công nợ thuận tiện nhất trong doanh nghiệp thì các bạn có thể lưu lại ngay mẫu biên bản đối chiếu công nợ để sử dụng cho đơn vị mình. Các nội dung của biên bản đối chiếu công nợ đều được trình bày rất chi tiết, rõ ràng, các bạn cần hoàn thiện đầy đủ các nội dung theo từng tháng, từng kì để quản lý tình hình công nợ sao cho khoa học và chính xác nhất.
Với những thỏa thuận bù trừ công nợ thì các bạn cần lập biên bản bù trừ công nợ để ghi chép lại việc thỏa thuận bù trừ giữa doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác. Ngoài thông tin cá nhân về 2 bên thì biên bản bù trừ công nợ cần ghi rõ số tiền nợ, các khoản bù trừ, số tiền nợ còn lại để làm cơ sở quyết toán công nợ sau này.