Tuy là miền có khí hậu khắc nghiệt và người dân vất vả nhất nhưng người dân ở miền Trung luôn chuẩn bị mâm cúng tất niên đầy đủ và tươm tất nhất khi dịp Tết đến nhằm cầu bình an và may mắn. Sau đây là cách cúng tất niên miền Trung chuẩn nhất giúp các bạn đọc, nhất là người mới trở thành một trong những người dân ở miền Trung có thể chuẩn bị làm cúng lễ tốt nhất.
Cách bày mâm cúng tất niên
1. Ý nghĩa của cúng tất niên
Đối với người Việt, cúng tất niên là một phong tục có từ rất lâu đời, truyền từ đời này qua đời khác. Mâm lễ cho ngày cúng tất niên dâng lên tổ tiên, thần linh được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất.
Phong tục về cúng tất niên đã trở thành nét đẹp văn hóa, thể hiện đạo lý của người dân Việt, nhắc nhở con cháu luôn tưởng nhớ tới tổ tiên. Vì thế mà vào ngày Tất niên, con cái trong gia đình sẽ có dịp được sum vầy, tâm sự về một năm đã qua cũng như nói về những dự định trong năm tới. Bên cạnh đó, việc cúng tất niên là cách con cháu mời tổ tiên, thần linh về để ăn Tết với con cháu.
2. Chuẩn bị mâm cúng tất niên miền Trung
Cúng tất niên là dịp cả gia đình sum họp, mời tổ tiên về ăn tết cùng con cháu cũng như cầu mong một năm mới gia đình sẽ thịnh vượng, bình an và may mắn nên mâm cúng thường đầy đủ hơn và tươm tất hơn so với những ngày cúng lễ khác.
Thực đơn mâm cơm cúng Tất niên
Thông thường thì mâm cúng tất niên gồm có:
- Mâm cỗ mặn hoặc chay
- Mâm ngũ quả
- Giấy tiền vàng mã
- Trà, rượu
- Bánh chưng, trầu cau
- Đèn nến
- Hương hoa
Đối với mâm ngũ quả và hương hoa có thể đặt trên ban thờ nhiều ngày cho tới khi hết Tết.
Tết ở miền Trung diễn ra vào những ngày mùa đông và hậu quả mà những trận lũ để lại nên hoa quả ở miền Trung rất hiếm. Do đó, những người ở miền Trung thường không câu lệ về mâm ngũ quả, có gì thì cúng đó, chỉ cần thành tâm là được.
Hơn nữa, miền Trung ảnh hưởng nét văn hóa của cả miền Bắc và miền Nam nên mâm ngũ quả ở miền Trung vẫn đầy đủ. Tuy nhiên, theo phong tục của người dân miền Trung chỉ dùng những loại quả tròn, thơm, có vị ngọt, lâu bị hỏng nên những quả có vị đắng, cay hoặc nải chuối hay những quả cam, quýt cũng không xuất hiện trong mâm ngũ quả.
Còn đối với mâm cơm cúng ở miền Trung thì tùy vào điều kiện của mỗi gia đình sẽ chuẩn bị khác nhau. Theo người miền Trung quan niệm, mâm cúng giao thừa là vật phẩm cho sáng mùng một nên dù âm cơm cúng ở miền Bắc thường có gà sống thiến nhưng mâm cơm cúng giao thừa ở miền Trung lại rất đơn giản, chỉ cần ít xôi chè, mứt, bánh trái để bắt đầu năm mới có thể đón nhận những thứ ngọt ngào và thanh tao.
3. Nghi lễ cúng tất niên miền Trung
Cúng tất niên ngày nào tốt 2019? Hầu hết là chiều 30 Tết (29 Tết đối với tháng thiếu) thì nhà nào cũng làm lễ cúng tất niên. Lễ này sẽ có một mâm ở ban thờ gia tiên, một mâm thị thực đặt ở trước cổng cùng một mâm ở giữa nhà. Sau khi cúng xong thì cả gia đình sẽ quây quần bên nhau, nói chuyện và tâm sự.
Trong ngày Tết Nguyên đán, bên cạnh cúng Tất niên vào ngày 30 Tết thì cúng mùng 1, mùng 2 ... là việc mà mọi gia đình Việt đều rất coi trọng. Các bạn cùng tham khảo văn cúng Tất niên, mùng 1, mùng 2 ... để có thể thể hiện được lòng thành kính nhất.
Cúng ngày Tết được xem là một trong những việc quan trọng nhằm cúng tạ một năm và cầu một năm mới gia đình sẽ được bình an, hạnh phúc, bài Văn khấn mùng 2 tết sẽ thể hiện được nghi lễ đón năm mới khi cúng lễ ngày mùng 2.