download Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 11 File Doc

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 11

 File Doc

Download Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 11 - Đề thi, đề kiểm tra giữa kì môn Giáo dục Công dân

Hoàng Gia Bách  cập nhật: 04/02/2020

Để ôn tập và chuẩn bị kiến thức cho môn Giáo dục công dân, bên cạnh việc ôn tập đề cương môn học, các em học sinh có thể tập làm Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 11 mà chúng tôi giới thiệu dưới đây để nắm được cấu trúc, các dạng câu hỏi thường xuất hiện để đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

de thi giua hoc ki 2 mon giao duc cong dan lop 11

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 11

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 11 số 1:

* Phần đề thi:

I. Trắc nghiệm (7 điểm, 28 câu)

Câu 1: Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?

A. Nhà nước ta thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân
B. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân lập nên
C. Nhà nước ta do nhân dân tham gia quản lí
D. Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật

Câu 2: Dân chủ có nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là nói đến sự thể bản chất của?

A. Nền dân chủ trong xã hội nguyên thủy.
B. Nền dân chủ tư sản.
C. Nền dân chủ phong kiến
D. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Câu 3: Quyền nào dưới đây là một trong những nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị ?

A. Quyền lao động
B. Quyền sáng tác văn học
C. Quyền tự do báo chí
D. Quyền bình đẳng nam nữ

Câu 4: Chức năng nào dưới đây của Nhà nước ta là căn bản nhất?

A. Chức năng tổ chức và giáo dục
B. Chức năng đảm bảo trật tự, an ninh xã hội
C. Chức năng tổ chức và xây dựng
D. Chức năng đảm bảo an ninh chính trị

Câu 5: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt nam
B. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
C. Liên đoàn Lao động Việt Nam
D. Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 6: Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ nào?

A. Phong kiến lạc hậu
B. Thuộc địa
C. Tư bản chủ nghĩa
D. Nông nghiệp lạc hậu

Câu 7: Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng có mấy đặc trưng cơ bản?

A. Mười đặc trưng
B. Tám đặc trưng
C. Sáu đặc trưng
D. Bốn đặc trưng

Câu 8:  Hành vi nào dưới đây không phải là hình thức dân chủ trực tiếp?

A. Đại biểu Quốc hội thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật
B. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường
C. Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp
D. Nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương

Câu 9: Quyền nào dưới đây của công dân thể hiện dân chủ trong lĩnh vực xã hội?

A. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội
B. Quyền được thông tin
C. Quyền khiếu nại
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước

Câu 10: Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

A. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước
B. Xây dựng và bảo vệ nhà nước là trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân
C. Mọi công đân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước
D. Chỉ lực lượng quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nhà nước

Câu 11: Ở nước ta, thực hiện có hiệu quả chính sách dân số là nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Đảm bảo trât tự, an toàn xã hội
B. Thực hiện xóa đói, giảm nghèo
C. Ổn định mọi mặt đời sống xã hội, phát triển kinh tế
D. Thúc đẩy sản xuất phát triển

Câu 12: Ý nào dưới đây là một trong những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam?

A. Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
B. Là một xã hội mà con người làm theo năng lực hưởng theo lao động.
C. Là một xã hội lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo.
D. Là một xã hội phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất tạo ra năng suất lao động cao.

Câu 13: Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện như thế nào dưới đây?

A. Nhà nước ta là Nhà nước của các dân tộc
B. Nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc ở Việt Nam
C. Dân tộc nào cũng có chữ viết riêng
D. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng của mình

Câu 14: Nhà nước xuất hiện từ khi nào?

A. Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được
B. Con người xuất hiện
C. Phân hóa lao động
D. Xuất hiện chế độ cộng sản nguyên thủy

Câu 15: Huyện A có chính sách khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công của địa phương là nhằm mục đích gì?

A. Tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương
B. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhà nước
C. Khai thác nguồn vốn của người dân ở địa phương
D. Tạo thêm nhiều của cải vật chất cho xã hội

Câu 16: Nội dung nào dưới đây là một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta?

A. Nâng cao chất lượng dân số
B. Tuyên truyền, giáo dục biện pháp kế hoạch hóa gia đình
C. Tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số
D. Phát triển nguồn nhân lực

Câu 17: Mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức phấn đầu xây dựng là gì?

A. Chủ nghĩa quốc tế
B. Chủ nghĩa vô sản
C. Chủ nghĩa tư bản
D. Chủ nghĩa xã hội

Câu 18: Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Anh C không tố giác tội phạm
B. Bác D tuyên truyền và vận động mọi người trong khu phố thực hiện tốt pháp luật
C. Anh G không vi phạm pháp luật
D. Bạn H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường

Câu 19: So với các nền dân chủ trước đây, dân chủ xã hội chủ nghĩa có điểm khác biệt cơ bản nào?

A. Không còn mang tính giai cấp.
B. Là nền dân chủ phi lịch sử.
C. Là nền dân chủ thuần tuý.
D. Là nền dân chủ rộng rãi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Câu 20: Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức nào dưới đây?

A. Quá độ nửa trực tiếp
B. Quá độ gián tiếp
C. Quá độ nhảy vọt
D. Quá độ trực tiếp

Câu 21: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện như thế nào?

A. Là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.
B. Là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, trong đó có giai cấp công nhân.
C. Nhân dân không có quyền được tham gia, đóng góp vào vấn đề chính trị
D. Là thực hiện quyền lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với toàn xã hội.

Câu 22: Đặc điểm nổi bật và bao trùm của thời quá đọ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là gì?

A. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết
B. Xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh
C. Sự tồn tại đan xen và đấu tranh lẫn nhau giữa những yếu tố của xã hội mới và những tàn dư của xã hội cũ
D. Nền kinh tế phát triển với trình độ cao

Câu 23: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là gì?

A. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
B. Phát triển nguồn nhân lực
C. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
D. Thức đẩy phát triển sản xuất, dịch vụ

Câu 24: Chủ trương “hòa nhập nhưng không hoà tan” trong tiến trình hội nhập với văn hóa thế giới thể hiện đặc trưng cơ bản nào dưới đây của chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

A. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới
B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
C. Do nhân dân làm chủ
D. Là một xã hộ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Câu 25: Khi cán bộ dân số đến một gia đình để tuyên truyền về thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nhưng họ không quan tâm và không hợp tác. Theo em, cán bộ dân số nên làm theo cách nào dưới đây?

A. Cán bộ dân số đứng dậy và ra về
B. Phê bình, kỉ luật gia đình đó
C. Vẫn nhiệt tình giải thích, thuyết phục họ hiểu và cộng tác
D. Mời gia đình lên Ủy ban nhân dân xã giải quyết

Câu 26: Nhà nước đã thực hiện phương hướng nào dưới đây để tạo ra nhiều việc làm?

A. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển
B. Khuyến khích thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
C. Tập trung phát triển thành phần kinh tế nhà nước
D. Tập trung phát triển thành phần kinh tế tư nhân

Câu 27: Hành vi nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị?

A. Anh H tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã
B. Chị C tố cáo hành vi tham nhũng
C. Nhân dân thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật
D. Anh B tham gia vào các lễ hội ở địa phương

Câu 28: Để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, Nhà nước ta đã có những chính sách nào dưới đây?

A. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học
B. Khuyến khích khai thác tài nguyên thiên nhiên
C. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống
D. Tập trung phát triển ngành nông nghiệp

II. Tự luận (3 điểm, 2 câu)

Câu 1: Trình bày bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và so sánh dân chủ tư sản với dân chủ xã hội chủ nghĩa? 

Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Trong nền kinh tế thị trường ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng, chuyện thất nghiệp và thiếu công ăn việc làm là chuyện bình thường, tất yếu mà Nhà nước không thể nào giải quyết được. Vì thế Nhà nước không nên can thiệp vào vấn đề giải quyết việc làm, vì vấn đề này tự nó sẽ điều chỉnh được. 

Câu hỏi:

1. Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
2. Theo em, làm thế nào để vấn đề dân số và việc làm ở nước ta ngày càng được cải thiện?
3. Trách nhiệm của em trong vấn đề này như thế nào?

 

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 1:

1. D

2. D

3. C

4. C

5. D

6. C

7. B

8. A

9. A

10. C

11. C

12. A

13. B

14. A

15. A

16. A

17. D

18. D

19. A

20. D

21. B

22. B

23. B

24. B

25. C

26. A

27. D

28. C

 

 

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 11 số 2:

* Phần đề thi:

I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm)

Em hãy chọn đáp án đúng nhất trong những câu sau đây

Câu 1: Việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất và đời sống nằm trong phương hướng nào của chính sách phát triển khoa học và công nghệ?

A. Đổi mới cơ chế quản lý và công nghệ
B. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ
C. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ
D. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm

Câu 2: Vì sao Đảng và nhân dân ta kiên trì xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa?

A. Chỉ có đi lên CNXH, chúng ta mới có quyền tự quyết
B. Chỉ có đi lên CNXH, lòng tự tôn dân tộc mới được thể hiện
C. Chỉ đi lên CNXH, đất nước mới có độc lập tự do, nhân dân mới có ấm no, hạnh phúc
D. Chỉ đi lên CNXH, đất nước mới thực sự có độc lập, tự do; nhân dân mới thực sự có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Câu 3: Trong tư liệu lao động, yếu tố nào là quan trọng nhất?

A. Tư liệu sản xuất
B. Kết cấu hạ tầng
C. Hệ thống bình chứa
D. Công cụ lao động

Câu 4: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua:

A. Giá trị trao đổi
B. Số lượng và chất lượng hàng hóa
C. Lao động xã hội của người sản xuất
D. Giá trị sử dụng của hàng hóa

Câu 5: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu KHCN tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây?

A. Hiện đại hóa    B. Công nghiệp hóa
C. Tự động hóa    D. CNH-HĐH

Câu 6: Để xác định thành phần kinh tế, chúng ta căn cứ vào:

A. Nội dung của từng thành phần kinh tế
B. Hình thức sở hữu
C. Vai trò của từng thành phần kinh tế
D. Biểu hiện của từng thành phần kinh tế

Câu 7: Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là:

A. Quyền lực tập trung trong tay Nhà nước
B. Quyền lực thuộc về nhân dân
C. Nhân dân làm chủ
D. Nhà nước quản lý mọi mặt xã hội

Câu 8: Yếu tố nào sau đây quyết định mọi hoạt động của xã hội?

A. Sự phát triển sản xuất
B. Sản xuất của cải vật chất
C. Đời sống tinh thần
D. Sản xuất kinh tế

Câu 9: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm:

A. Sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động
B. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động
C. Sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động
D. Sức lao động, kết cấu hạ tầng, tư liệu lao động

Câu 10: Đối với người thợ may, đâu là đối tượng lao động?

A. Máy khâu    B. Kim chỉ   C. Vải    D. Áo quần

Câu 11: Trong thời bình ngày nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của:

A. các lực lượng vũ trang
B. của lực lượng quốc phòng
C. của toàn dân
D. của lực lượng quốc phòng và an ninh

Câu 12: Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình:

A. hiện đại hóa      B. tự động hóa
C. công nghiệp hóa   D. máy móc hóa

II. Phần tự luận (7,0 điểm)

Câu 1. Trình bày, phân tích nhiệm vụ và phương hướng phát triển giáo dục-đào tạo của Đảng và Nhà nước ta (5,0 điểm)

Câu 2. Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền lãnh thổ nước ta, vì vậy dẫn đến tình trạng công nhân của nhiều khu công nghiệp đã xuống đường biểu tình, yêu cầu Nhà nước ta phải có những hành động đáp trả Trung Quốc về mặt quân sự. Hãy nêu rõ nhận định của em về vấn đề trên? Từ đó, em hãy nêu ngắn gọn phương hướng của Đảng và Nhà nước ta về chính sách đối ngoại trong thời kỳ mới (2,0 điểm)

 

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 2:

Phần trắc nghiệm

1. D

2. D

3. D

4. A

5. A

6. B

7. B

8. B

9. B

10. C

11. C

12. C

Phần tự luận

Câu 1

* Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo:

  • Nâng cao dân trí:
    • Là nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân
    • Nước ta đã tiến hành phổ cập giáo dục. Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học; tiến tới phổ cập THCS và THPT
    • Hiện nay, tỉ lệ thanh niên Việt Nam từ 15-24 tuổi biết chữ đạt 95%...
  • Đào tạo nhân lực: Là đào tạo đội ngũ những người lao động có đủ tri thức, kỹ năng, tay nghề, sức khỏe và đạo đức tốt để đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ CNH-HĐH
  • Bồi dưỡng nhân tài: Là quan tâm, bồi dưỡng những người có tài để họ cống hiến nhiều hơn cho đất nước

* Phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo:

  • Nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo
    • Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học: Nội dung học phù hợp hơn với thực tế cuộc sống. Phương pháp dạy và học từ chỗ học sinh thụ động tiếp thu kiến thức của thầy giáo sang chỗ các em chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức còn giáo viên là người hướng dẫn, điều khiển việc học cho học sinh.
    • Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục
  • Mở rộng quy mô giáo dục: Hệ thống giáo dục mở rộng từ cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT, các trường dạy nghề, đại học và sau đại học
  • Ưu tiên đầu tư cho giáo dục: Chi 20% ngân sách của nhà nước cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường.
  • Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: Với chương trình phổ cập giáo dục và ưu tiên cho người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhà nước ta đã tạo diều kiện để tất cả mọi người đều có cơ hội được học tập, được phát triển tài năng.
  • Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập
  • Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo: Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới.

Câu 2

  • Việc tham gia biểu tình đòi chính phủ ta phải có hành động đáp trả Trung Quốc về mặt quân sự là sai vì nếu chúng ta hành động như thế sẽ rất không có lợi cho đất nước ta. Do đó em không tham gia.
  • Phương hướng của Đảng trong phát triển chính sách đối ngoại:
    • Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác
    • Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới
    • Phát triển công tác đối ngoại nhân dân
    • Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người, kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
    • Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước 
    •  

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 11 số 3:

* Phần đề thi:

Câu 1: (3 điểm)

Em hãy nêu tình hình, mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta hiện nay?

Câu 2: (3 điểm)

a. Trình bày những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

b. Theo em, đặc trưng nào được thể hiện rõ nhất trong thực tiễn cuộc sống hiện nay ở nước ta?

Câu 3: (4 điểm)

a. Em hãy trình bày phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay?

b. Giả sử có một đàn voi rừng trong quá trình di chuyển chỗ ở đã tàn phá nhiều vườn tược, hoa màu, nguy hiểm hơn chúng đã giẫm chết và làm bị thương nhiều người. Theo em, tình huống trên nên xử lý như thế nào?

-------------HẾT-----------

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 3:

Câu 1 (3đ)

Em hãy nêu tình hình, mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta hiện nay?

  • Tình hình dân số nước ta.
    • Giảm được mức sinh, nhận thức về dân số kế hoạch hóa gia đình của người dân được nâng lên.
    • Vấn đề dân số nước ta vẫn đang đứng trước những thách thức lớn: Quy mô dân số lớn, kết quả giảm sinh chưa thật vững chắc, chất lượng dân số thấp, mật độ dân số cao, phân bố chưa hợp lý.
  • Mục tiêu của chính sách dân số
    • Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.
    • Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý.
    • Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực.

Câu 2 (3đ)

a. Trình bày những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

  • Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
  • Do nhân dân làm chủ.
  • Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại và phù hợp với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
  • Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
  • Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.
  • Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
  • Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.

b. Trong những đặc trưng trên được thể hiện rõ nhất trong thực tiễn cuộc sống hiện nay ở nước ta là "Do nhân dân làm chủ''

Vì tất cả những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đều khẳng định nhà nước của ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhân dân thật sự là người làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Câu 3 (4đ) 

a. Em hãy nêu phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay?

* Phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

  • Tăng cường công tác quản lý của nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
  • Tuyên truyền, giáo dục, xây dựng ý thức trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.
  • Coi trọng công tác nghiên cứu khoa hoc và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế.
  • Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.
  • Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
  • Áp dụng công nghệ hiện đại vào khai thác tài nguyên và xử lý chất thải, rác bụi, tiếng ồn.

b. Giả sử có một đàn voi rừng trong quá trình di chuyển chỗ ở đã tàn phá nhiều vườn tược, hoa màu, nguy hiểm hơn chúng đã giẫm chết và làm bị thương nhiều người. Theo em, tình huống trên nên xử lý như thế nào?

  • Cần báo ngay cho cơ quan địa phương có trách nhiệm, sơ tán mọi người khỏi nơi nguy hiểm.
  • Cơ quan chức năng khống chế, bắn thuốc mê và chở chúng về rừng, bảo vệ đàn voi một cách nghiêm ngặt, tránh việc làm chúng bị tổn thương.

Bên cạnh Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 11, tại Taimienphi.vn, các em học sinh còn có thể tìm đọc thêm nhiều bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 11 thuộc các bộ môn khác như: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11, Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 11, Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 11, Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11.


Liên kết tải về - [100 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 11 được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat đề thi giữa học kì 2 môn giáo dục công dân lớp 11 là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 11 File Doc

Phần mềm Liên quan & Tương tự
Top download
  1. Đang tổng hợp...
Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm