Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 10
1. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 10 số 1:
* Phần đề thi
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Một người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và những người khác là người có.
A. Nghĩa vụ
B. Lương tâm
C. Nhân phẩm
D. Danh dự
Câu 2: Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội là.
A. Phong tục - tập quán
B. Quy tắc xử sự
C. Pháp luật
D. Đạo đức
Câu 3: Một con người sống theo kiểu “đèn nhà ai nhà nấy rạng” có nghĩa là họ đã không làm đúng với ý nghĩa của phạm trù nào dưới đây?
A. Nghĩa vụ
B. Lương tâm
C. Nhân phẩm
D. Danh dự
Câu 4: Một trong những đặc điểm của tình yêu chân chính là
A. Sở hữu nhau
B. Thay đổi nhau
C. Quan tâm sâu sắc
D. Sống chết vì nhau
Câu 5: Đạo đức là cơ sở để xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, vì sự phát triển của con người là biểu hiện của vai trò nào sau đây?
A. Đối với cá nhân
B. Đối với tập thể
C. Đối với gia đình
D. Đối với xã hội
Câu 6: Một cá nhân thường xuyên làm điều trái với đạo đức mà không cảm thấy xấu hổ, hối hận là kẻ
A. Vô kỷ luật
B. Vô tổ chức
C. Vô lương tâm
D. Vô nhân tính
Câu 7: Cảm xúc vui sướng của con người khi được thỏa mãn nhu cầu là nội dung khái niệm nào?
A. Lương tâm
B. Nhân phẩm
C. Danh dự
D. Hạnh phúc
Câu 8: Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người là biểu hiện vai trò nào sau đây?
A. Đối với cá nhân
B. Đối với tập thể
C. Đối với xã hội
D. Đối với gia đình
Câu 9: Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của
A. Xã hội
B. Thời đại
C. Lịch sử
D. Con người
Câu 10: Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội là nội dung khái niệm
A. Nghĩa vụ
B. Lương tâm
C. Hạnh phúc
D. Danh dự
Câu 11: “Thương người như thể thương thân” là biểu hiện vai trò của đạo đức với
A. Cá nhân
B. Tập thể
C. Gia đình
D. Xã hội
Câu 12: Chuẩn mực nên hay không nên là biểu hiện tiêu chí nào dưới đây của đạo đức?
A. Nguồn gốc
B. Tính chất
C. Nội dung
D. Phương thức tác động
Câu 13: Nội dung nào dưới đây thể hiện sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật?
A. Điều chỉnh hành vi của con người
B. Quy định việc nên là,. Không nên làm
C. Quy định việc được làm và phải làm
D. Được dư luận xã hội đánh giá
Câu 14: Khi một người biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng
A. Trắc ẩn
B. Tự trọng
C. Tự ái
D. Nhân ái
Câu 15: “Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” là biểu hiện sức mạnh của
A. Thời gian và cuộc sống
B. Dư luận xã hội
C. Tình yêu và thù hận
D. Quan niệm về đạo đức
Câu 16: Con người cần có lòng tự trọng để bảo vệ
A. Nghĩa vụ
B. Lương tâm
C. Nhân phẩm
D. Danh dự
Câu 17: Chuẩn mực đạo đức nào sau đây phù hợp với yêu cầu của chế độ XHCN?
A. Liêm chính
B. Trung với vua
C. Tam tòng
D. Tứ đức
Câu 18: Việc làm nào sau đây trái với chuẩn mực đạo đức xã hội?
A. Học sinh quay cóp bài trong giờ kiểm tra
B. Anh B vượt đèn đỏ
C. Anh T gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy
D. Bạn M trốn học không đến lớp
Câu 19: Điều nào dưới đây không phải là điều nên tránh trong tình yêu?
A. Yêu quá sớm
B. Yêu vụ lợi
C. Yêu đơn phương
D. Yêu một lúc nhiều người
Câu 20: Trạng thái cảm giác ăn năn, hối hận, xấu hổ khi vi phạm đạo đức là trạng thái
A. Thanh thản lương tâm
B. Thỏa mãn lương tâm
C. Day dứt lương tâm
D. Cắn rứt lương tâm
Câu 21: Câu tục ngữ nào sau đây không phản ánh nội dung về nhân phẩm và danh dự?
A. Giấy rách phải giữ lấy lề
B. Trong ấm ngoài êm
C. Chết vinh còn hơn sống nhục
D. Cọp chết để da người chết để tiếng
Câu 22: Sự điều chỉnh hành vi con người của pháp luật mang tính
A. Tự giác
B. Bắt buộc
C. Nghiêm minh
D. Nghiêm chỉnh
Câu 23: Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân?
A. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững
B. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
C. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn
D. Làm cho đồng nghiệp thân thiện với nhau hơn
Câu 24: Do ghen ghét V được nhiều bạn quý mến, A đã bịa đặt nói xấu bạn trên Facebook. Việc làm này trái với
A. Giá trị đạo đức
B. Giá trị nhân văn
C. Lối sống cá nhân
D. Sở thích cá nhân
Câu 25: Các chuẩn mực đạo đức “Công, dung, ngôn, hạnh” ngày nay có nhiều quan điểm khác xưa, điều này thể hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng luôn
A. Biến đổi cho phù hợp xã hội
B. Biến đổi theo trào lưu xã hội
C. Thường xuyên biến đổi
D. Biến đổi theo nhu cầu cá nhân
Câu 26: Các nền đạo đức xã hội khác nhau luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của
A. Nhân dân lao động
B. Giai cấp thống trị
C. Tầng lớp tri thức
D. Tầng lớp doanh nhân
Câu 27: Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và
A. Phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại
B. Phát huy tinh thần quốc tế
C. Giữ gìn được bản sắc riêng
D. Giữ gìn được phong cách riêng
Câu 28: Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm
B. Xay lúa thì thôi ẵm em
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Gắp lửa bỏ tay người
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm)
Hãy so sánh đạo đức và pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người. Cho ví dụ minh họa.
Câu 2 (1 điểm)
Em hãy lấy ví dụ về danh dự của người học sinh? Bản thân em đã làm gì để giữ gìn danh dự của minh?
* Hướng dẫn chấm điểm đề số 1:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
CÂU
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
Đ/Án
|
C
|
D
|
A
|
C
|
D
|
C
|
D
|
A
|
D
|
A
|
D
|
C
|
A
|
B
|
CÂU
|
15
|
16
|
17
|
18
|
19
|
20
|
21
|
22
|
23
|
24
|
25
|
26
|
27
|
28
|
Đ/Án
|
B
|
D
|
A
|
C
|
C
|
D
|
B
|
B
|
A
|
A
|
A
|
B
|
A
|
A
|
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu tự luận 1
|
Vì sao người có lương tâm sẽ được xã hội đánh giá cao? Cho ví dụ minh họa.
|
2 điểm
|
- Thường xuyên rèn luyện tư tưởng đạo đức theo quan điểm tư tưởng tiến bộ CM,….
|
0.5
|
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân,…
|
0.5
|
- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng đẹp đẽ trong mối quan hệ giữ người với người, biết sống vì người khác
|
0.5
|
- HS lấy ví dụ thực tiễn
|
0.5
|
Câu tự luận 2
|
Câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm” là nói đến phạm trù cơ bản nào của đạo đức?
Nêu ý nghĩa?
|
1 điểm
|
- Câu tục ngữ thể hiện phạm trù nhân phẩm và danh dự
|
0.5
|
- Nêu đúng ý nghĩa, bài học
|
0.5
|
Câu tự luận 3
|
Hãy so sánh đạo đức và pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người. Cho ví dụ minh họa.
|
2 điểm
|
|
NỘI DUNG
|
VÍ DỤ
|
ĐẠO ĐỨC
|
- Có nguồn gốc từ thực tế đời sống.
- Mang tính tự giác.
- Biểu hiện bằng lời khuyên răn, dạy bảo và bổn phận.
- Thể hiện mối quan hệ giữ người với người.
- Nội dung của đạo đức rộng hơn của pháp luật.
|
HS tự lấy ví dụ
|
PHÁP LUẬT
|
- Do Nhà nước ban hành.
- Mang tính cưỡng chế bắt buộc.
- Biểu hiện bằng quyền và nghĩa vụ công dân.
- Thể hiện MQH giữa công dân với cộng đồng, công dân với Nhà nước.
- Nội dung của pháp còn hạn chế trong lĩnh vực tình cảm của con người.
|
HS tự lấy ví dụ
|
|
- Nêu đầy đủ nội dung so sánh được 1.5 điểm
- Lấy ví dụ được 0.5 điểm
|
Câu tự luận 4
|
Em hãy lấy ví dụ về danh dự của người học sinh? Bản thân em đã làm gì để giữ gìn danh dự của minh?
|
1 điểm
|
- Kể tên một số loại danh dư: danh dự đoàn viên thanh niên, đạt học sinh giỏi, danh hiệu học sinh xuất sắc,…
|
0.5
|
- Một số gợi ý: thực hiện tốt các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa tuổi, thực hiện nội quy nhà trường, trân trọng nhân phẩm danh dự của bản thân và người khác,…
|
0.5
|
2. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 10 số 2:
* Phần đề thi:
Phần I: TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (Hãy chọn đáp án đúng nhất)
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Triết học là những vấn đề:
A. Chung nhất của thế giới
B. Lớn của thế giới
C. Chung nhất, phổ biến nhất của thế giới
D. Lớn nhất của thế giới.
Câu 2: Khi hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tạo tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi là gì?
A. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập
B. Sự thống nhất của hai mặt đối lập
C. Sự chuyển hoá của hai mặt đối lập
D. Sự phủ định của phủ định
Câu 3: Theo quan điểm Triết học sự vật nào sau đây nói về Chất ?
A. Bông dệt vải
B. Gừng cay
C. Vữa xây nhà
D. Đất làm gốm
Câu 4: Điểm giống nhau giữa chất và lượng thể hiện ở chỗ, chúng đều:
A. Là cái để phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau
B. Là tính quy định vốn có của các sự vật, hiện tượng
C. Thể hiện trình độ vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
D. Là những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng.
Câu 5: Quy luật phủ định của phủ định làm rõ vấn đề nào sau đây?
A. Chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
B. Chỉ ra cách thức của sự phát triển
C. Chỉ ra động lực của sự phát triển
D. Chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển
Câu 6: Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về đặc điểm:
A. Bên ngoài sự vật, hiện tượng
B. Bên trong sự vật, hiện tượng
C. Cơ bản của sự vật, hiện tượng
D. Không cơ bản của sự vật, hiện tượng.
Câu 7: Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?
A. Học tài liệu sách giáo khoa.
B. Làm từ thiện.
C. Làm kế hoạch nhỏ.
D. Tham quan du lịch.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.
C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Câu 9: Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?
A. Kinh doanh hàng hóa.
B. Sản xuất vật chất.
C. Học tập nghiên cứu.
D. Vui chơi giải trí
Câu 10: Trong điều kiện bình thường, đồng (Cu) ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 10830C, đồng sẽ nóng chảy. Vậy giới hạn từ 10000C đến 10830C được gọi là
A. độ.
B. bước nhảy.
C. lượng.
D. điểm nút.
Câu 11: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do
A. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng.
B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.
C. Sự tác động của con người.
D. Sự tác động của ngoại cảnh.
Câu 12: Việc làm nào dưới đây là hoạt động sản xuất vật chất
A. Quyên góp ủng hộ người nghèo.
B. Ủng hộ trẻ em khuyết tật.
C. Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ.
D. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà.
Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1:(3 điểm) Phủ định biện chứng là gì? Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng hóa học sau: HCl + NaOH = NaCl + H2O?
Câu 2:(2 điểm) Vì sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức? Lấy ví dụ chứng minh?
Câu 3: (2 đ) Vận dụng kiến thức đã học để giải trả lời câu hỏi trong tình huống sau:
Hùng và Minh tranh luận với nhau. Hùng cho rằng việc đốt rừng để làm nương rẫy là hành động vì con người. Minh thì cho rằng hành động đó gây tác hại rất lớn đối với môi trường và cuộc sống của con người. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
* Hướng dẫn chấm điểm đề số 2:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng tương ứng với 0.25 điểm
Câu
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
Đáp án
|
C
|
B
|
B
|
D
|
D
|
A
|
A
|
B
|
B
|
A
|
B
|
D
|
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
CÂU
|
NỘI DUNG
|
ĐIỂM
|
Câu 1
|
Phủ định biện chứng là gì? Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng hóa học sau: HCl + NaOH = NaCl + H2O?
|
3.0
|
|
- Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của SV-HT cũ để tạo thành sự vật hiện tượng mới.
|
0,5
|
- - Phân tích phản ứng hóa học:
+ Từ hai chất ban đầu, sau phản ứng thu được hai chất mới ( Chất cũ đã bị chất mới phủ định)
+ Tuy nhiên, chất cũ không mất đi hoàn toàn mà nó có mặt ở cả chất mới ( Chất mới được tạo ra trên cơ sở chất cũ, giữ lại những yếu tố tích cực của chất cũ để tạo nên chất mới)
|
2.5
|
Câu 2
|
Vì sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức? Lấy ví dụ chứng minh?
|
2.0
|
|
- Giải thích được: Vì thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển.
|
1.5
|
- Ví dụ: Sâu hại mùa màng -> con người tìm ra thuốc trừ sâu bệnh...
|
0.5
|
Câu 3
|
Vận dụng kiến thức đã học để giải trả lời câu hỏi trong tình huống sau:
Hùng và Minh tranh luận với nhau. Hùng cho rằng việc đốt rừng để làm nương rẫy là hành động vì con người. Minh thì cho rằng hành động đó gây tác hại rất lớn đối với môi trường và cuộc sống của con người. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
|
3.0
|
|
- Khẳng định: Đồng ý với ý kiến của Minh
|
0,5
|
- Giải thích:
Đốt rừng gây ra tình trạng ô nhiễm do khói bụi, lớp đất màu mỡ bị rửa trôi, khí hậu thay đổi, gây ra lũ lụt, hạn hán, động, thực vật quý hiếm giảm dần, có nguy cơ tuyệt chủng.... ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người...
|
1,5
|
Cùng với Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 10, để đạt kết quả cao trong kì thi giữa học kì 2, các em học sinh có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu quan trọng khác như: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10, Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10, Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 10 tại Taimienphi.vn.