download Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 12 File Doc

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 12

 File Doc

Download Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 12 - Đề thi, đề kiểm tra giữa kì môn Giáo dục Công dân

Hoàng Gia Bách  cập nhật: 04/02/2020

Bộ Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 12 là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô và các em học sinh trong quá trình xây dựng đề cương, ôn tập chuẩn bị kiến thức, kĩ năng cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.

de thi giua hoc ki 2 mon giao duc cong dan lop 12

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 12

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 12 số 1:

* Phần đề thi:

Câu 1. Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử? 

A. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
B. Người đang điều trị ở bệnh viện.
C. Người đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.
D. Người đang thi hành án. 

Câu 2. Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây? 

A. Quyền bầu cử, ứng cử.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền tố cáo. 

Câu 3. Nhận định sau đây: “Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước” thuộc hình thức dân chủ nào? 

A. Dân chủ trực tiếp.
B. Dân chủ tập trung.
C. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.
D. Dân chủ gián tiếp. 

Câu 4. Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? 

A. Nhận thư không đúng tên mình gởi, đem trả lại cho bưu điện.
B. Đọc dùm thư cho bạn khiếm thị.
C. Kiểm tra số lượng thư trước khi gởi.
D. Bóc xem các thư gởi nhầm địa chỉ. 

Câu 5. Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là 

A. không ai được phép can thiệp tới phát ngôn của người khác.
B. công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.
C. không ai có quyền được bác bỏ ý kiến của người khác.
D. mọi người có quyền tự do nói những gì mà mình thích. 

Câu 6. Trong quá trình bầu cử, trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì

A. tổ bầu cử mang hòm phiếu bầu đến chỗ cử tri đó.
B. có thể bỏ phiếu bằng cách gửi thư.
C. người thân có thể đi bỏ phiếu thay.
D. không cần tham gia bầu cử. 

Câu 7. Cơ quan đại biểu của dân là cơ quan nào?

A. Quốc hội và hội đồng Nhân dân các cấp.
B. Ủy ban Nhân dân các cấp.
C. Quốc hội và Ủy ban Nhân dân các cấp.
D. Hội đồng Nhân dân các cấp và Ủy ban Nhân dân các cấp.

Câu 8. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi nhà nước trưng cầu dân ý. Công dân A đã thực hiện quyền gì dưới đây? 

A. Quyền đóng góp ý kiến.
B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
C. Quyền ứng cử.
D. Quyền kiểm tra, giám sát. 

Câu 9. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, thì trong thời hạn do luật định người đó có quyền

A. không kiện nữa.
B. khởi kiện ra Tòa án Nhân dân.
C. khởi kiện ra Trung ương
D. khởi kiện lên cấp cao hơn. 

Câu 10. Khi thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân? 

A. Quyền tự do ngôn luận
B. Quyền tố cáo
C. Quyền nhân thân
D. Quyền khiếu nại 

Câu 11. Gia đình ông A nhận được quyết định của xã về việc thu hồi một phần đất ở của gia đình để làm đường giao thông. Gia đình ông A không đồng ý và không biết phải làm gì. Em sẽ lựa chọn cách làm phù hợp với pháp luật nào dưới đây để giúp gia đình ông A. 

A. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân xã.
B. Phải chấp nhận vì đó là quyết định của xã, không thể thay đổi.
C. Thuê luật sư để giải quyết.
D. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện. 

Câu 12. Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là đảm bảo 

A. quyền tự chủ của mỗi cá nhân.
B. quyền tự do cá nhân cho mỗi công dân.
C. đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân.
D. sự công bằng cho tất cả công dân. 

Câu 13. Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo mấy bước? 

A. 3 bước.
B. 5 bước.
C. 4 bước.
D. 2 bước. 

Câu 14. Quyền tự do ngôn luận là quyền 

A. đảm bảo sự bình đẳng của công dân.
B. dân chủ cơ bản của công dân.
C. tự do cơ bản không thể thiếu của mỗi công dân.
D. đảm bảo sự công bằng trong xã hội. 

Câu 15. Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo luật bầu cử? 

A. Phổ thông.
B. Bỏ phiếu kín.
C. Trực tiếp.
D. Bình đẳng. 

Câu 16. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm 

A. tuyệt đối an toàn.
B. an toàn và bí mật.
C. an toàn và bảo mật.
D. tuyệt đối bảo mật. 

Câu 17. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của

A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên.
B. công dân từ 20 tuổi trở lên.
C. công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
D. mọi công dân Việt Nam. 

Câu 18. Ðâu là nhận định đúng về quyền khiếu nại của công dân? 

A. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức và công dân.
B. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước về những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức và công dân, đe dọa, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Công dân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước về những quyết định trái pháp luật của cơ quan, tổ chức xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Công dân có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 19. Pháp luật quy định đối tượng nào có quyền tố cáo? 

A. Các cán bộ có thẩm quyền.
B. Cá nhân và tổ chức đều có quyền.
C. Chỉ công dân mới có quyền.
D. Chỉ các tổ chức mới có quyền. 

Câu 20. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo Hiến pháp. Vậy công dân A đã thực hiện quyền gì dưới đây? 

A. Quyền tự do cá nhân.
B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. Quyền ứng cử.
D. Quyền kiểm tra, giám sát. 

Câu 21. Chị M bị Chủ tịch ủy ban nhân nhân xã N buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình? 

A. Quyền bình đẳng.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền dân chủ.
D. Quyền tố cáo. 

Câu 22. Mục đích của khiếu nại là gì?

A. khôi phục nhân phẩm và danh dự của công dân.
B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
C. phát hiện, ngăn ngừa, xử lý việc làm trái pháp luật.
D. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật. 

Câu 23. Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hai con đường: 

A. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
B. được đề cử và được giới thiệu ứng cử.
C. tự đề cử và tự ứng cử.
D. tự giới thiệu và được giới thiệu ứng cử.

Câu 24. Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân khi thực hiện các quyền tự do cơ bản? 

A. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
B. Tích cực giúp đỡ các cơ quan nhà nước thi hành pháp luật.
C. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật của người khác.
D. Học tập, tìm hiểu để nắm vững các quyền tự do cơ bản của mình. 

Câu 25. Việc nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở 

A. phạm vi cả nước.
B. phạm vi cơ sở.
C. mọi phạm vi.
D. phạm vi Trung ương. 

Câu 26. Trong quá trình bầu cử, việc cử tri không thể tự mình viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử? 

A. Bỏ phiếu kín.
B. Bình đẳng.
C. Phổ thông.
D. Trực tiếp.

Câu 27. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến quyền và lợi ích cơ bản của công dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở phạm vi nào? 

A. Cả nước.
B. Cơ sở.
C. Cơ sở và địa phương.
D. Địa phương. 

Câu 28. Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử? 

A. Bình đẳng.
B. Phổ thông.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Trực tiếp. 

Câu 29. Điền vào chỗ trống sau: “…là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”. 

A. Quyền khiếu nại
B. Quyền tố cáo
C. Quyền góp ý
D. Quyền bầu cử 

Câu 30. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào? 

A. Trực tiếp, bình đẳng, phổ thông.
B. Phổ thông, gián tiếp, bình đẳng.
C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
D. Trực tiếp, bỏ phiếu kín. 

Câu 31. Theo nguyên tắc nào thì mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm? 

A. Phổ thông.
B. Trực tiếp.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Bình đẳng.

Câu 32. Pháp luật quy định: Người nào tự ý bóc, mở, tiêu hủy thư của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị

A. kỉ luật hoặc xử phạt dân sự.
B. xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
C. cảnh cáo hoặc khiển trách.
D. khiển trách hoặc xử phạt dân sự. 

Câu 33. Anh Q - trưởng công an xã - đình chỉ việc thi công và yêu cầu gia đình ông N tháo dỡ công trình đang xây dựng trái phép. Ông N không tháo dỡ vì cho rằng trưởng công an xã đã lợi dụng quyền hạn để ép buộc gia đình ông. Ông N đã viết đơn khởi kiện trưởng công an xã lên Tòa án nhân dân huyện. Theo em, việc ông N viết đơn khởi kiện anh Q như vậy là 

A. không tuân theo đúng quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
B. thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
C. hoàn toàn hợp lý.
D. vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

Câu 34. Mục đích của tố cáo là 

A. khôi phục quyền và lợi ích của công dân.
B. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.
C. khôi phục danh dự.
D. bảo vệ quyền tự do cơ bản. 

Câu 35. Trong lúc A bận việc riêng đi ra khỏi phòng làm việc thì điện thoại của A để trên bàn báo có tin nhắn, B (cùng phòng) đã tự ý mở điện thoại của A ra đọc. Hành vi của B đã xâm phạm quyền nào sau đây? 

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.
D. Quyền tự do dân chủ của công dân. 

Câu 36. Trong quá trình làm việc, cơ quan tiếp nhận, giải quyết tố cáo phát hiện có dấu hiệu phạm tội thì cần thực hiện việc làm nào dưới đây? 

A. Chuyển đơn tố cáo lên cấp trên trực tiếp để giải quyết.
B. Tiếp tục giải quyết theo mức độ phạm tội.
C. Ngừng tiếp nhận đơn vì không thuộc thẩm quyền giải quyết.
D. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát để giải quyết.

Câu 37. Hiến pháp 2013 quy định tuổi bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân của công dân là bao nhiêu?

A. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.
B. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử.
C. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
D. Từ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử. 

Câu 38. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp của công dân được thực hiện theo cơ chế nào? 

A. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
B. “Phổ thông, bình đẳng, dân chủ, trực tiếp”.
C. “Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và gián tiếp”.
D. “Dân biết, dân cần, dân làm, dân kiểm tra”. 

Câu 39. Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân ……… chủ động và tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội. 

A. giúp đỡ
B. góp ý
C. kiến nghị
D. tham gia 

Câu 40. Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân 

A. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. thực hiện quyền dân chủ.
C. giám sát các cơ quan chức năng.
D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 1:

1. D

2. C

3. A

4. D

5. B

6. A

7. A

8. B

9. B

10. B

11. A

12. C

13. C

14. C

15. C

16. B

17. D

18. D

19. C

20. B

21. B

22. B

23. A

24. C

25. A

26. D

27. A

28. A

29. B

30. C

31. A

32. B

33. A

34. B

35. C

36. D

37. B

38. A

39. D

40. D

 

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 12 số 2:

* Phần đề thi:

Câu 1: Pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của:

A. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động
B. Giai cấp trí thức.
C. Giai cấp nông dân.
D. Nhân dân lao động.

Câu 2: Dấu hiệu để khẳng định vi phạm pháp luật là?

A. Hành vi trái pháp luật do người có năng lực nhận thức thức hiện.
B. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. Hành vi có lỗi.
D. Hành hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể.

Câu 3: Văn bản hiệu lực pháp lý cao nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam:

A. Hiến pháp.
B. Bộ Luật Hình sự.
C. Quyết định của Thủ tướng Chủ tịch nước.
D. Nghị quyết của Quốc hội.

Câu 4: Quy phạm xã hội được áp dụng:

A. Trong một đơn vị, tổ chức chính trị xã hội.
B. Cho mọi tổ chức trên phạm vi cả nước
C. Trong nhiều đơn vị thực hiện giống nhau.
D. Cho mọi cá nhân trên phạm vi cả nước.

Câu 5: Trách nhiệm pháp lý được hiểu là:

A. Công việc cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi.
B. Nghĩa vụ cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
C. Nghĩa vụ cá nhân, tổ chức phải thực hiện.
D. Nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với nhà nước.

Câu 6: Người có hành vi không hợp pháp là người:

A. Làm những việc pháp luật quy định phải làm.
B. Làm những việc pháp luật cho phép làm.
C. Tự do làm những việc theo khả năng của mình.
D. Không làm những việc pháp luật cấm.

Câu 7: Lỗi theo quy định pháp luật có hai loại cơ bản:

A. Cố ý và cẩu thả.
B. Cố ý trực tiếp và gián tiếp.
C. Cố ý và vô ý.
D. Vô ý cẩu thả và vô ý do quá tự tin.

Câu 8: Nguyễn văn Quốc, đang bị khởi tố hình sự về tội danh buôn bán người. Anh Quốc có được hưởng quyền ứng cử hay không? Tại sao?

A. Có, vì công dân bình đẳng trước pháp luật.
B. Có, sau khi không điều tra anh sẽ được ứng cử.
C. Không, vì bị khởi tố có nghĩa là vi phạm pháp luật.
D. Không, vì đang bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 9: Pháp luật là:

A. Hệ thống các quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
B. Quy tắc xử sự bắt buộc chung.
C. Quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi công dân.
D. Quy tắc xử sự bắt buộc của một cộng đồng.

Câu 10: Chủ thể của hình thức áp dụng pháp luật:

A. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
C. Mọi cá nhân, cơ quan tổ chức thực hiện.
D. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện.

Câu 11: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở:

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy định.
C. Tính dân tộc.
D. Tính hiện đại.

Câu 12: Mục đích nào không phải là tác dụng của trách nhiệm pháp lý:

A. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm.
B. Củng cố niềm tin của công dân ở tính nghiêm minh của pháp luật.
C. Trừng trị những người phạm tội.
D. Giáo dục, răn đe để những người khác tránh hoặc kiềm chế vi phạm pháp luật.

Câu 13: Người nào không phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm của mình gây ra cho người khác và xã hội?

A. Không có hiểu biết về pháp luật
B. Không có năng lực trách nhiệm pháp lý
C. Cao tuổi, bị mắc bệnh.
D. Bị hạn chế về năng lực trách nhiệm pháp lý.

Câu 14: Nguyễn Văn Mạnh (13 tuổi) đánh người dẫn đến nạn nhân tử vong. Nguyễn văn Mạnh có vi phạm pháp luật không?

A. Có vi phạm vì gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
B. Có vi phạm vì đủ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý.
C. Không vi phạm vì chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.
D. Không vi phạm vì An đã bồi thường cho gia đình bị hại.

Câu 15: Hình thức phạt tù được áp dụng đối với:

A. Người vi phạm dân sự, vi phạm hành chính.
B. Người vi phạm hình sự.
C. Người phạm tội khi đủ 18 tuổi.
D. Bất kỳ người vi phạm pháp luật nào.

Câu 16: Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội và được coi là:

A. Tù nhân.
B. Tội phạm.
C. Người phạm tội.
D. Bị cáo.

Câu 17: Trên đường đi học, do đi nhanh H lái xe đạp điện va vào ô tô của bác T đã bị hỏng gương và sơn xe. Hành vi của H thuộc loại vi phạm pháp luật gì, hình thức xử phạt như thế nào?

A. Vi phạm kỷ luật, cảnh cáo.
B. Vi phạm hình sự, phạt tiền.
C. Vi phạm hành chính, tạm giữ phương tiện của H.
D. Vi phạm dân sự, bồi thường thiệt hại về tài sản.

Câu 18: Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật:

A. Chỉ cần có một dấu hiệu.
B. Phải có đủ cả 3 dấu hiệu.
C. Chỉ cần có 4 dấu hiệu.
D. Chỉ cần có 2 dấu hiệu.

Câu 19: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đặc biệt nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng do cố ý?

A. Đủ 15 tuổi - 16 tuổi.
B. Đủ 14 tuổi -18 tuổi.
C. Đủ 14 tuổi-16 tuổi.
D. Từ 16 tuổi trở lên.

Câu 20: Nhà nước có quy định học sinh thuộc gia đình hộ nghèo, cận nghèo sẽ được miễn, giảm các khoản học phí. Quy định này thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, nghĩa là:

A. Ai cũng được hưởng giống nhau.
B. Hoàn cảnh nào thì được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau.
C. Quyền luôn đi liền với nghĩa vụ.
D. Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Câu 21: Một nhóm học sinh đã tát, túm tóc G và họ quay video và gửi lên trang Facebook nhằm bêu riếu, lăng mạ G. Theo quy định Bộ Luật hình sự, hành vi này gọi là tội danh:

A. Cố ý gây thương tích.
B. Vu khống người khác.
C. Xâm phạm đến quyền của phụ nữ.
D. Làm nhục người khác.

Câu 22: Trộm cắp tiền có giá trị từ bao nhiêu trở lên bị khởi tố hình sự?

A. 1.000.000 đồng.
B. 3.000.000 đồng.
C. 4.000.000 đồng.
D. 2.000.000 đồng.

Câu 23: Theo quy định của pháp luật, khi tham gia kinh doanh, chủ thể không cần phải thực hiện công việc nào sau đây?

A. Nộp thuế.
B. Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
C. Từ thiện.
D. Bảo vệ môi trường.

Câu 24: Công dân bình đẳng trước pháp luật được hiểu là:

A. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
B. Mọi công dân đều không bị đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách. nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật
C. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
D. Mọi công dân có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý giống nhau.

Câu 25: Đâu là phương pháp quản lý xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất?

A. Pháp luật.
B. Giáo dục.
C. Kế hoạch.
D. Đạo đức.

Câu 26: Đặng văn Long là học sinh lớp 10 (16 tuổi) sử dụng xe máy Honda Lead để đi học. Hành vi thuộc loại vi phạm hành chính do:

A. Lỗi cố ý gián tiếp.
B. Lỗi vố ý.
C. Lỗi cẩu thả.
D. Lỗi cố ý trực tiếp.

Câu 27: Vi phạm pháp luật được chia thành bốn loại, căn cứ vào:

A. Độ tuổi của người phạm tội.
B. Đối tượng bị xâm hại, mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội.
C. Chủ thể (cá nhân, tổ chức) vi phạm.
D. Thời gian vi phạm, độ tuổi vi phạm pháp luật.

Câu 28: Khi thuê nhà ông Tùng, ông Kiên đã tự ý sữa chữa nhà không hỏi ý kiến ông Tùng. Hành vi của ông Kiên là hành vi vi phạm pháp luật:

A. Hình sự
B. Hành chính
C. Kỷ luật
D. Dân sự

Câu 29: Hành vi vi của vi phạm hành chính xâm phạm đến:

A. Các nội quy của nhà trường
B. Các quy tắc quản lý nhà nước
C. Các quy tắc chung
D. Các quy định của công ty

Câu 30: Ông K vay tiền của ngân hàng không trả, ngân hàng đã gửi đơn kiện đến tòa án nhân dân. Việc ngân hàng viết đơn kiện về hành vi của ông K là hình thức:

A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 31: Độ tuổi chịu trách nhiệm vi phạm hành chính về mọi hành vi gây ra là:

A. Từ 18 tuổi trở lên.
B. Từ 14 tuổi trở lên
C. Từ 16 tuổi trở lên
D. Từ 15 tuổi trở lên

Câu 32: Một trong những đặc điểm để phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức:

A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung
B. Pháp luật có tính quyền lực
C. Pháp luật có tính bắt buộc chung, tính quy phạm
D. Pháp luật có tính quy phạm

Câu 33: Khi phóng viên một tờ báo đến tác nghiệp tại Bệnh viện đa khoa huyện LT. Giám đốc bệnh viện này đã có những hành động ngăn cản và hành hung phóng viên. Lãnh đạo Sở y tế đã đình chỉ công tác 30 ngày để điều tra, làm rõ sự việc. Hành vi của Giám đốc thuộc vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạm hành chính
B. Vi phạm hình sự
C. Vi phạm dân sự
D. Vi phạm kỷ luật
 

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 2:

1. A

2. B

3. A

4. A

5. B

6. C

7. C

8. D

9. A

10. A

11. A

12. A

13. A

14. C

15. A

16. B

17. D

18. B

19. C

20. D

21. D

22. D

23. C

24. B

25. A

26. D

27. B

28. D

29. B

30. C

31. C

32. A

33. D

 

 

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 12 số 3:

* Phần đề thi:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (8 ĐIỂM)

Câu 1: T có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, H tự ý mở ra đọc những dòng tâm sự của T trên Email. Hành vi này xâm phạm:

A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. quyền tự do dân chủ của công dân.
C. quyền tự do ngôn luận của công dân
D. quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín của công dân.

Câu 2: Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.

Câu 3: Công an chỉ được bắt người trong trường hợp

A. có quyết định của Tòa án nhân dân các cấp.
B. có yêu cầu của Hội đồng nhân dân các cấp.
C. có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động
D. có yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 4: Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân ?

A. Viết bài thể hiện những nghi ngờ của bản thân về nhân cách của một người.
B. Gửi Clip và tin cho chuyên mục “ống kính khán giả” Truyền hình VTC 14.
C. Tự tập trung đông người để nói tất cả những gì mình muốn chia sẻ.
D. Ngăn không cho người khác phát biểu khi thấy ý kiến đó trái với mình.

Câu 5: Những người được tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là

A. Mọi công dân Việt Nam không vi phạm pháp luật
B. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên không vi phạm pháp luật.
C. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
D. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật..

Câu 6: Khẳng định nào dưới đây là đúng với quyền bầu cử của công dân?

A. Những người đủ 19 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.
B. Những người đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử
C. Những người đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.
D. Những người đủ 18 tuổi, trở lên, trừ trường hợp pháp luật quy định không được bầu cử.

Câu 7: Trong trường hợp bị một người hung hăng, liên tục nhắn tin đe dọa giết, em sẽ chọn cách nào phù hợp nhất dưới đây để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình?

A. Tìm cách lẩn trốn để bảo tồn tính mạng.
B. Nhờ người thân đến đánh người đó trước để họ sợ.
C. Báo cho bạn bè biết để cùng đối phó.
D. Trình báo và nhờ cơ quan công an bảo vệ.

Câu 8: Việc nhờ người khác bỏ phiếu hộ vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.
B. Quyền ứng cử của công dân
C. Quyền bầu cử của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 9: Mỗi lần biết M nói chuyện qua điện thoại với bạn trai, K lại tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này xâm phạm

A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về điện thoại của công dân
C. quyền được, đảm bảo an toàn và bí mật về điện tín của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.

Câu 10: Ý kiến nào sau đây là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Tự do ngôn luận là việc công dân được phát biểu ở bất cứ nơi đâu mà mình muốn
B. Tự do ngôn luận là việc công dân được tự do tuyệt đối trong việc phát biểu ý kiến.
C. Tự do ngôn luận không phải là vô hạn mà được hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
D. Tự do ngôn luận là việc công dân được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn.

Câu 11: Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác, là xâm phạm quyền nào sau đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
B. Quyền tự do tuyệt đối của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
D. Quyền bí mật đời tư của công dân.

Câu 12: Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Ai cũng được khám nhà người khác nếu có chứng cứ người đó phạm tội.
B. Người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền khám nhà người phạm tội.
C. Công an được vào khám nhà của công dân khi có lệnh của Tòa án
D. Thủ trưởng cơ quan được quyền khám nhà của nhân viên

Câu 13: Trên một đoạn đường có người đi lại, V bị hai thanh niên trêu ghẹo: V phản đối thì bị họ lăng mạ và đánh. V cần chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?

A. Im lặng để chờ người qua đường giúp đỡ!
B. Giả vờ xin lỗi họ để được đi tiếp.
C. Mắng và đánh lại những thanh niên đó.
D. Kêu lên để người khác giúp đỡ, sau đó làm đơn tố cáo đến cơ quan công an.

Câu 14: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc

A. Gián tiếp, tự nguyện, bình đẳng, tự do.
B. Tự nguyện, bình đẳng, tự do, dân chủ
C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín
D. Trực tiếp, dân chủ, tự nguyện, bình đẳng.

Câu 15: Giả mạo facebook của người khác để đăng những tin không đúng sự thật về họ là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây  

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
C. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
D. Quyền sở hữu của công dân.

Câu 16: Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông H và ông X định vào một nhà vắng chủ gần đấy để khám xét. Nếu là cháu của hai ông, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Nói với hai ông hãy chờ chủ nhà về cho phép vào khám xét.
B. Nói với hai ông hãy dừng lại vì các ông không có quyền bắt trộm.
C. Cùng hai ông vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.
D. Nói với hai ông không được vi phạm quyền về chỗ ở của người khác và đến trình báo với cơ quan công an.

Câu 17: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp

A. đang đi lao động ở tỉnh A
B. đang trong trại an dưỡng của tỉnh
C. đang đi công tác ở tỉnh B.
D. phạm tội quả tang

Câu 18: Chia tay sau một thời gian yêu nhau, anh Đ gửi nhiều tin nhắn xúc phạm chị B và tung tin bịa đặt xấu về chị. Việc này khiến chị rất đau khổ và không dám nhìn mặt ai. Em chọn cách ứng xử nào dưới đây để giúp chị?

A. Khuyên chị cùng một số người bạn đến vạch trần bộ mặt thật của kẻ đó.
B. Khuyên chị bình tĩnh, không cần để tâm đến kẻ xấu đó.
C. Khuyên chị thu thập chứng cứ, trình báo sự việc với cơ quan công an
D. Khuyên chị gửi tin nhắn cho mọi người để thanh minh.

Câu 19: Nội dung nào sau đây sai với quy định của pháp luật về quyền bắt người của công dân ?

A. Công dân được bắt người đang bị truy nã.
B. Công dân được bắt người đang thực hiện tội phạm.
C. Công dân được bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội nghiêm trọng.
D. Công dân được bắt người đã thực hiện nội dung và đang bị đuổi bắt.

Câu 20: Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp pháp luật quy định không được bầu cử) đều được tham gia bầu cử, thể hiện nguyên tắc

A. trực tiếp
B. phổ thông
C. bỏ phiếu kín.
D. bình đẳng.

Câu 21: Quyền bầu cử và ứng cử là

A. quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
B. quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực dân sự.
C. quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực xã hội.
D. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị.

Câu 22: Hành vi nào dưới đây, không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Khám phá người khác vì nghi ngờ người đó trộm đồ của mình.
B. Tự ý vào phòng người khác khi họ đi vắng.
C. Sang nhà hàng xóm để kiểm tra đường dây điện khi không có ai ở nhà.
D. Công an khám nhà tội phạm khi có lệnh của Viện Kiểm sát.

Câu 23: Việc cử tri không tự viết được phiếu bầu phải nhờ người viết hộ, người viết hộ phải đảm bảo bí mật phiếu bầu. Sau đó cử tri phải tự mình bỏ phiếu, thể hiện nguyên tắc

A. phổ thông
B. trực tiếp
C. bình đẳng
D. bỏ phiếu kín.

Câu 24: Trường hợp tự tiện bắt và giam, giữ người xâm phạm quyền nào dưới đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân .

Câu 25: Anh D phát hiện bị mất điện thoại di động, nghĩ rằng thanh niên đứng sau lấy trộm, anh đã áp tải người đó về nhà để truy hỏi suốt một ngày. Hành vi này đã xâm phạm

A. quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của công dân.
B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

Câu 26: Dù chị H đã phản đối, bà X thỉnh thoảng lại tự vào phòng khi chị H đi vắng với lí do bà là chủ cho thuê nên có quyền như vậy để kiểm tra. Em chọn cách giải quyết, nào phù hợp nhất sau đây?

A. Khuyên chị H trình báo sự việc với cơ quan công an để xử lí, sau đó đi thuê nhà khác.
B. Khuyên chị H thay khóa không cho bà X vào nữa..
C. Khuyên chị H nhờ người thân đến giải quyết.
D. Khuyên chị H chấp nhận vì bà X là chủ ngôi nhà.

Câu 27: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới dây?

A. Quyền của mọi công dân
B. Quyền của cán bộ, công chức nhà nước
C. Quyền của công dân từ đủ 18 tuồi trở lên.
D. Quyền của công dân từ đủ 20 tuổi trở lên.

Câu 28: Những ai được thực hiện quyền tố cáo?

A. Những người không vi phạm pháp luật.
B. Mọi công dân
C. Những công dân đủ 18 tuổi trở lên.
D. Mọi cá nhân, tổ chức.

Câu 29: Việc làm nào sau đây thực hiện quyền tham gỉa quản lí nhà nước, qụản lí xã hội của công dân?

A. Tham gia lao động công ích ở địa phương,
B. Kiến nghị với ủy ban nhận dân xã về xây dựng đường liên thôn.
C. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại địa phương
D. Tuyền truyền phòng chống dịch bệnh ở khu dân cư.

Câu 30: Người giải quyết khiếu nại lần hai là

A. người tiếp nhận đơn khiếu nại lần hai.
B. người đứng đẩu cơ quan hành, chính cấp trên trực tiếp của cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu.
C. tất cả những người trong cơ quan giải quyết khiếu nại lần hai.
D. người trực tiếp gửi quyết định hành chính, bị khiếu nại lần haỉ.

Câu 31: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân được thực hiện bằng việc làm nào sau đây?

A. Tham gia lao động công ích ở địa phương.
B. Tham gia giám sát, kiểm tra dự án xây dựng nhà văn hóa xã.
C. Tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội tại nhà trường
D. Tuyên truyền chính sách của Nhà nước ở cộng đồng dân cư.

Câu 32: Mỗi công dân được góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước thông qua quyền nào dưới đây?

A. Quyền bình đẳng của công dân
B. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân.
C. Quyền tự do của công dân.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

PHẦN II. TỰ LUẬN (2 ĐIỂM)

Câu hỏi: Hãy trình bày hiểu biết của em về quyền khiếu nại, tố cáo? Liên hệ thực tế bản thân?

Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình ôn tập và thi cử của các em học sinh lớp 12 trong kì thi khảo sát giữa học kì 2 sắp tới, bên cạnh Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 12, Taimienphi.vn còn giới thiệu đến các em rất nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác như: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12, Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 12, Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12, Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12.


Liên kết tải về - [100 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 12 được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat đề thi giữa học kì 2 môn giáo dục công dân lớp 12 là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 12 File Doc

Phần mềm Liên quan & Tương tự
Top download
  1. Đang tổng hợp...
Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm