Đơn xin bảo lãnh tại ngoại yêu cầu người làm đơn phải trình bày rõ tên tuổi và các thông tin cá nhân của mình, quan hệ với người bị bắt (hiện đang là bị can). Sau đó, người làm đơn cần nêu chi tiết lý do vì sao cần cho bị can đang giam giữ xin được tại ngoại (ví như vì lý do sức khỏe, do đóng vai trò quan trọng trong gia đình...)
Đồng thời, trong đơn cũng cần trình bày các cam kết cần thực hiện trong thời gian cho bị can được tại ngoại, có mặt đúng thời gian được công an triệu tập trở lại. Người làm đơn cũng trình bày nguyện vọng và thiện chí của mình để được cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Để hiểu rõ hơn về cách viết đơn bảo lãnh, bạn xem hướng dẫn cách viết đơn bảo lãnh được chúng tôi trình bày chi tiết trên taimienphi.
Liên quan đến hồ sơ xin việc, bạn xem mẫu đơn xin việc phổ biến hiện nay. Đơn xin việc cần được trình bày chỉn chu, cẩn thận để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Đi kèm với đơn xin việc là CV xin việc trình bày thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc của các ứng viên, CV xin việc cần sắp xếp các thông tin khoa học để tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Hiện nay trong cuộc sống và trong công việc không ít trường hợp bạn cần phải viết đơn bảo lãnh như bảo lãnh xin việc, bảo lãnh tạm trú, bảo lãnh tại ngoại… Vì thế việc tìm hiểu về cách viết đơn bảo lãnh và mẫu đơn bảo lãnh đầy đủ và chính xác là rất cần thiết giúp bạn đọc có thể chủ động khi cần thiết. Đơn bảo lãnh mới nhất được Taimienphi.vn đăng tải rất đầy đủ dưới đây, các bạn có thể lưu lại sử dụng khi có nhu cầu hoàn toàn miễn phí.
Dù vì lý do nào mà cần viết đơn bảo lãnh thì việc tuân thủ đúng quy định của việc soạn thảo biểu mẫu hành chính khi viết đơn bảo lãnh là rất cần thiết. Trong mẫu đơn xin bảo lãnh, các nội dung được trình bày ngắn gọn, bố cục khoa học nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các nội dung và thông tin cần thiết thì việc bảo lãnh mới được chấp thuận.
Tuy nhiên trước khi viết đơn bảo lãnh thì người có nguyện vọng xin bảo lãnh phải tìm hiểu xem mình có đủ điều kiện bảo lãnh hay không. Thông thường theo quy định về điều kiện của người bảo lãnh chung nhất trong mọi trường hợp là người bảo lãnh phải là người có nhân thân tốt, tư cách tốt và nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật, không có tiền án tiền sự, đầy đủ năng lực hành vi dân sự… Người bảo lãnh cũng phải đứng ra cam đoan sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trong các sự việc mẫu thuẫn xảy ra với người được bảo lãnh.
Hiện nay có rất nhiều trường hợp cần làm đơn xin bảo lãnh như bảo lãnh xin việc, bảo lãnh cho người nước ngoài ở Việt Nam hoặc cho người Việt Nam qua nước ngoài, bảo lãnh nhập hộ khẩu… Trong các trường hợp này người bảo lãnh phải là người thân thiết với người được bảo lãnh và đơn bảo lãnh phải có xác nhận của các cơ quan chức năng theo đúng quy định để bảo đảm các nội dung được kê khai trong mẫu đơn xin bảo lãnh là đúng sự thật.
Về nội dung của một mẫu đơn bảo lãnh thông thường thì cần đảm bảo đầy đủ các nội dung chính sau:
+ Thông tin về người hoặc tổ chức nào đó đứng ra bảo lãnh: Họ và tên hoặc tên tổ chức, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, thông tin liên hệ và mối quan hệ với người cần bảo lãnh.
+ Các thông tin về người được bảo lãnh: Họ và tên người được bảo lãnh, ngày tháng năm sinh, địa chủ thường trú, số chứng minh nhân dân.
+ Lý do cần bảo lãnh: Người làm đơn bảo lãnh phải nêu rõ lý mình đứng ra bảo lãnh và đưa ra cam đoan trong quá trình bảo lãnh với người này và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sự cố, mẫu thuẫn xảy ra.
Đơn bảo lãnh sẽ được gửi đến các cơ quan, đơn vị có chức năng và thầm quyền xem xét và giải quyết vấn đề theo đúng trình tự và thủ tục. Bạn đọc khi có nhu cầu làm đơn bảo lãnh thì có thể tham khảo thêm thủ tục bảo lãnh bao gồm những quy định gì khác đối với việc bảo lãnh liên quan đến pháp luật để có sự chuẩn bị cho đầy đủ.
Nội dung Đơn xin bảo lãnh tại ngoại:
- Xin cho bị can đang giam giữ được tại ngoại
- Trình bày quan hệ của người làm đơn với bị can
- Các cam kết và trách nhiệm cần thực hiện