download Giáo án Toán nhận biết phía trước phía sau File PDF

Giáo án Toán nhận biết phía trước phía sau

 File PDF

Download Giáo án Toán nhận biết phía trước phía sau - Bài giảng làm quen với toán lớp lá 3T

Nguyễn Thuý Thanh  cập nhật: 20/11/2018

Giáo án Toán nhận biết phía trước phía sau là tài liệu bài giảng làm quen với toán 3-4 tuổi, để các em làm quen với những kiến thức toán học cơ bản đầu tiên. Các giáo viên có thể tham khảo ngay nội dung giáo án nhận biết phía trước phía sau được đăng tải chi tiết dưới đây.


Giáo án Toán nhận biết phía trước phía sau bao gồm các chủ đề giáo án toán dạy trẻ nhận biết phái trước phía sau của bản thân, nhận biết phía trước sau nhà trẻ, xác định vị trí đồ vật so với bản thân, dạy trẻ xác định phía trên phía dưới phái trước phía sau cho người khác. Nội dung giáo án LQVT phân biệt phái trước, phía sau được xây dựng rất khoa học và bài bản.

Bên cạnh giáo án xác định phía trước sau, giáo án mầm non trọn bộ cũng được Taimienphi.vn sưu tầm và chia sẻ rất đầy đủ tại đây, qua tài liệu giáo án mầm non chắc chắn các giáo viên sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới để xây dựng các giờ học hiệu quả và chất lượng.

giao an toan nhan biet phia truoc phia sau

Tải Giáo án Toán nhận biết phía trước phía sau

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

        Môn: Làm quen với toán

NHẬN BIẾT PHÍA TRÊN – DƯỚI, TRƯỚC – SAU CỦA BẢN THÂN

 

I. Mục đích yêu cầu:

* Kiến thức:

- Trẻ phân biệt được phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân mình.

- Củng cố kiến thức cho trẻ về xác định trên- dưới, trước- sau của cơ thể trẻ.

* Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng định hướng phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của bản thân.

- Rèn trẻ kỹ năng tư duy, trí nhớ, sự chú ý.

- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi.

* Giáo dục:

- Dạy trẻ biết ngoan ngoãn vâng lời ông bà cha mẹ.

- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất.

II. Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô:

- Thảm nền, chùm bóng bay trên cao, búp bê, mũ.

- Bài hát “Em ngoan hơn búp bê”.

* Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ có 1 búp bê len, 1 mũ chóp.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Trò chuyện gây hứng thú: Gọi trẻ (xúm xít) cùng làm quả bóng tròn to nào?

- Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể.

- Giáo dục:

+ Muốn cơ thể luôn khỏe mạnh, chúng mình phải làm gì?

* Hoạt động 1: Ôn phía trên- dưới, trước- sau của cơ thể.

+ Bụng no của chúng mình đâu? Bụng ở phía nào của cơ thể?

+ Lưng các con đâu nhỉ? Có nhìn được lưng không? Lưng ở phía nào của cơ thể?

+ Đầu chúng mình đâu? Đầu ở phía nào so với cơ thể?

+ Chân các con đâu? Chân ở phía nào của cơ thể các con?

* Hoạt động 2: Nhận biết phía trước – sau, trên- dưới của bản thân

- (Trốn cô), (Cô đâu) Xuất hiện chùm bóng bay

+ Lớp chúng mình có rất nhiều đồ chơi đẹp, hôm nay có gì đặc biệt?

+ Chùm bóng ở đâu? Làm thế nào để nhìn thấy được chùm bóng?

+ Vì sao phải ngẩng đầu lên mới thấy được bóng bay nhỉ? Vì chùm bóng ở phía nào của các con?

- Cô nhấn mạnh lại và cho trẻ phát hiện và đọc “Phía trên”.

- Những gì mà ngẩng đầu lên mới thấy được thì gọi là phía trên.

+ Ngoài chùm bóng ra phía trên con còn có gì nữa? (Hỏi một số trẻ)

- Cho trẻ chơi trò chơi “Giấu chân”

+ “Chân đâu”?

+ Chúng mình có nhìn thấy chân của chúng mình không nào?

+ Làm thế nào để nhìn thấy chân của chúng mình?

+ Vì sao phải cúi xuống mới nhìn thấy? Vì chân ở phía nào của con?

- Cho trẻ đọc: “phía dưới”

- Cô nhấn mạnh những gì mà các con phải cúi xuống mới nhìn thấy được thì gọi là phía dưới. Ngoài chân ra, phía dưới chúng mình còn có gì nữa?

- Cho trẻ hát “Em ngoan hơn búp bê” đi lấy đồ chơi về chỗ ngồi hình chữ U.

+ Bạn búp bê thấy chúng mình học ngoan nên bạn búp bê muốn học cùng các bạn lắm bây giờ chúng mình mời búp bê học cùng chúng mình nào!

+ Chúng mình mời búp bê ngồi đây. Chào bạn búp bê nào!

+ Chúng mình có nhìn thấy bạn búp bê không? Búp bê ở phía nào của các con?

- Các con nhìn thấy bạn búp bê vì bạn ấy ở “Phía trước” các con đấy!

- Cho trẻ đọc tập thể cá nhân “Phía trước”

- Cho cá nhân trẻ xác định phía trước của mình (3-4 trẻ)

+ Chúng mình cùng chơi trò chơi nào “giấu tay” đưa tay ra sau bế em búp bê ra phía sau nào!

+ Bây giờ chúng mình có thấy em búp bê không?

+ Vì sao chúng mình không thấy em búp bê nhỉ?

Vì em búp bê ở phía nào của các con?

- Cả lớp đọc “Phía sau”. Các con ạ những gì ở phía sau mà phải quay người lại mới nhìn thấy được thì là phía sau đấy!

- Cô hỏi trẻ phía sau của con đâu, phía sau của con có gì?

+ Cô vừa hướng dẫn cho chúng mình biết những phía nào nhỉ?

* Hoạt động 3: Luyện tập

Trò chơi 1: Ai nhanh nhất

- Búp bê tặng mỗi bạn 1 chiếc mũ xinh, chúng mình đội mũ lên nào, xếp búp bê phía trước các con.

- Chơi lần 1: Cô nói tên đồ dùng

- Chơi lần 2: Cô nói vị trí

(Xếp búp bê phía sau)

- Thực hiện tập thể và hỏi cá nhân, sửa sai cho trẻ.

Trò chơi 2: Làm theo hiệu lệnh

- Cho trẻ đứng theo đội hình

- Cô nói phía trước – sau, trẻ bật theo hiệu lệnh

- Cô nói phía trên trẻ bật và giơ tay lên cao, phía dưới thì trẻ ngồi xuống.

* Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

- Hát “Em ngoan hơn búp bê”

- Trẻ lại cầm tay nhau thành vòng tròn rộng

- Trẻ kể về một số bộ phận trên cơ thể mình.

- Phải giữ gìn cơ thể sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất

 

- Phía trước của cơ thể

- Không nhìn thấy lưng vì lưng ở phía sau

- Đầu ở phía trên của cơ thể

 

- Chân ở phía dưới của cơ thể

 

 

 

 

- Chùm bóng bay

- Chùm bóng trên trần nhà phải ngửa cổ để nhìn thấy.

- Vì chùm bóng ở trên cao – Phía trên

- Trẻ đọc “Phía trên”

 

- Lắng nghe cô nói.

 

- Có quạt trần, bóng điện

 

- Trẻ ngồi giấu chân

- Trẻ cúi nhìn xuống chân

 

- Có ạ!

 

- Phải cúi xuống nhìn ạ!

- Phía dưới ạ!

- Trẻ đọc phía dưới

 

- Có thảm ạ!

 

- Trẻ đi vòng tròn lấy rổ đồ chơi

 

 

 

- Chào búp bê

 

- Đặt búp bê trước mặt

- Có nhìn thấy búp bê, búp bê ở trước mặt.

- Lắng nghe cô nói

- Trẻ phát âm “Phía trước”

- Cá nhân trẻ trả lời phía trước có ai, cái gì?

- Chơi giấu tay và để búp bê ra sau lưng

- Không ạ!

- Vì búp bê ở phía sau ạ!

 

- Trẻ đọc “Phía sau”

 

- Phía sau con có búp bê, có giá đồ chơi.

- Phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau ạ!

 

 

- Trẻ đội mũ lên đầu, xếp búp bê trước mặt

 

- Trẻ nói vị trí của đồ dùng.

- Trẻ nói tên đồ dùng.

 

 

- Trẻ cầm tay làm bóng tròn to

- Trẻ bật theo hiệu lệnh của cô

 

- Trẻ lắng nghe cô

- Trẻ

Mời các bạn tham khảo thêm 1 số mẫu giáo án LQVT khác như giáo án LQVT đếm đến 5 được các giáo viên sử dụng trong việc hướng dẫn trẻ làm quen các con số trong phạm vi từ 1-5, giáo án LQVT đếm đến 5 được xây dựng khoa học, bám sát vào nội dung chương trình học, giúp các cô lên tiết thành công.

Giáo án LQVT phân biệt hình tròn, hình vuông là tài liệu được biên soạn vô cùng cụ thể và chi tiết phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ 3 tuổi, thông qua tài liệu Giáo án LQVT phân biệt hình tròn hình vuông, các em nhanh chóng nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuôn, biết tính chất cơ bản của từng hình.

 


Liên kết tải về - [50KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

  • Giải bài tập trang 49 SGK toán 2
    Chia sẻ bởi: Lê Thị Thuỷ
    Ở những bài viết trước các em học sinh lớp 2 đã được làm quen với phép trừ, bài viết ngày hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cách giải bài tập trang 49 SGK toán 2 Bài 1, 2, 3, 4 - Giải bài 31-5. Để biết rõ về cách đặt phép tính như thế nào cũng như quá trình làm quen với các dạng toán được tính ra sao các bạn hãy cùng tham khảo tài liệu giải toán lớp 2 được chúng tôi cập nhật chi tiết và dễ hiểu dưới đây.
  • Giải bài tập trang 15 SGK toán 2
    Ở những bài học trước chúng ta đã cùng nhau làm quen về các phép cộng cũng như giải bài Phép cộng có nhớ hay phép cộng có tổng bằng 10, bài viết dưới đây các em sẽ được tìm hiểu giải bài tập trang 15
  • Giải Toán 12 trang 55, 56
    Chia sẻ bởi: Trần Văn Việt
    Đến với phần Giải Toán 12 trang 55, 56 - Lũy thừa, các em học sinh sẽ được tìm hiểu các kiến thức liên quan đến lũy thừa, đây là dạng toán vô cùng quan trọng hỗ trợ em trong quá trình giải toán sau này. Trong bước đầu làm quen với kiến thức này, em cũng có thể gặp sai sót trong tính toán hoặc khó hiểu ở một số bài tập, vậy nên em có thể tham khảo tài liệu giải mẫu dưới đây của chúng tôi để việc làm bài tập ở nhà hiệu quả hơn.
  • Mẫu slide Powerpoint bài giảng đẹp
    Chia sẻ bởi: Lộc Ngô
    Tổng hợp mẫu slide Powerpoint bài giảng đẹp dành cho các thầy, cô giáo hay giảng viên đại học soạn thảo bài giảng cho học sinh, sinh viên. Với rất nhiều các mẫu slide Powerpoint bài giảng đẹp dưới đây chắc chắn sẽ làm hài lòng các thầy, cô trong việc lựa chọn mẫu slide thích hợp cho mình.
  • Giải bài tập trang 57 SGK toán 2
    Ở những bài trước các em học sinh đã được học và làm quen với nhiều các phép tính trừ, vậy bài ngày hôm nay chúng ta tiếp tục với phép tính 13 trừ đi một số cùng với cách giải bài tập trang 57 SGK
  • Giải bài tập trang 121 SGK toán 3
    Chia sẻ bởi: Duy Vinh
    Làm quen với số La Mã là nội dung chủ yếu trong phần giải bài tập trang 121 SGK Toán 3 chúng tôi hướng dẫn các em hôm nay, tìm hiểu về cách đọc cách viết, tác dụng của số La Mã để cùng áp dụng giải các bài tập cho đúng và vận dụng hiệu quả vào cuộc sống thường ngày.
  • Giải bài tập trang 24 SGK toán 2
    Giải bài tập trang 24 SGK toán 2 - Bài toán về nhiều hơn là tài liệu hữu ích với những lời văn cho các bài giải toán tạo nên sự dễ hiểu cũng như ứng dụng cho quá trình làm toán diễn ra nhanh chóng và
  • Giải bài tập trang 115 SGK toán 3
    Chia sẻ bởi: Tin Nguyễn
    Tìm hiểu hướng dẫn Giải bài tập trang 115 SGK toán 3 để các em học sinh tìm hiểu và làm quen với phép toán nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tiếp theo) qua các dạng bài tập quen thuộc như thực hiện phép tính, đặt tính rồi tính, tính chu vi hình vuông, bài toán có lời giải.
  • Giải bài tập trang 22 SGK Toán 9 Tập 2
    Chia sẻ bởi: Thuỳ Dương
    Giải bài tập trang 22 SGK Toán 9 Tập 2 - Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình là tài liệu hữu ích với danh sách các bài giải và hướng dẫn giải bài tập Giải bài toán bằng cách lập phương trình đơn giản và dễ dàng nhất. Với tài liệu giải Toán lớp 9 này các bạn học sinh cũng như thầy cô giáo hoàn toàn có thể yên tâm và ứng dụng cho quá trình học tập và làm toán của mình dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Giải bài tập trang 155 SGK toán 3
    Chia sẻ bởi: Lê Thị Thuỷ
    Các em đã được làm quen với cách đọc, cách viết các số trong phạm vi 100000, trong nội dung giải bài tập trang 155 SGK Toán 3 hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu phép cộng các số trong phạm vi 100000 để biết được quy tắc và cách giải dạng toán này nhé.
  • Giải bài tập trang 136, 137 SGK toán 3
    Những kiến thức trong 3 bài tập phần giải bài tập trang 136, 137 SGK toán 3, Làm quen với thống kê số liệu (tiếp theo) sẽ giúp các em học sinh củng cố và nâng cao thêm các kiến thức về thống kê số
  • Giải bài tập trang 122 SGK toán 3
    Chia sẻ bởi: Phương Anh
    Bài học trước các em đã được làm quen với chữ số La Mã, với phần giải bải tập trang 122 SGK toán 3 hôm nay, chúng ta sẽ được củng cố lại các kiến thức về cách đọc, cách nhận biết số La Mã trên đồng hồ, cách xây dựng các chữ số bằng que diêm.
  • Giải bài tập trang 69 SGK Toán 4, Nhân với số có hai chữ số
    Chương 2 toán 4 chúng ta làm quen với nhân với số có hai chữ số, trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục luyện giải bài tập trang 69 SGK để học tốt bài này hơn
 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Giáo án Toán nhận biết phía trước phía sau được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat giáo án toán nhận biết phía trước phía sau là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Giáo án Toán nhận biết phía trước phía sau File PDF

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm