Cùng tham khảo văn khấn Đức Quán Thế Âm Bồ Tát để đầu xuân đi chùa cầu Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ, độ trì, cho một năm mới gặp nhiều may mắn, tài lộc, có cuộc sống bình an, hạnh phúc và ấm no.
Văn khấn Quán Thế Âm Bồ Tát
1. Ý nghĩa của cúng Quán Thế Âm Bồ Tát
Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong những vị thần linh quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt. Để tỏ lòng thành kính và biết ơn cũng như cầu mong Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ, mọi người đi lễ chùa và trẩy hội vào các dịp lễ, Tết, ngày mùng 1, ngày Rằm hàng tháng.
Hiện nay, dù không theo đạo Phật nhưng nhiều người vẫn tự nguyện ăn chay vào ngày mùng Một và ngày Rằm âm lịch hàng tháng và thành tâm thờ, cầu khấn Quán Thế Âm Bồ Tát để cầu mong Phật bà có thể giúp gia đạo có thể tai qua nạn khỏi, có sức khỏe và mọi sự an lành ...
2. Chuẩn bị sẵm lễ cúng Quán Thế Âm Bồ Tát
Cúng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, mọi người thường làm ở trong chùa và khi đến chùa, lễ vật thường là mâm lễ chay như phẩm oản, hoa quả, hương ... to, nhỏ khác nhau, quan trọng là lòng thành kính và biết ơn của người cúng để dâng lên ban thờ Bồ Tát và Phật.
3. Hạ lễ sau khi lễ cúng Quán Thế Âm Bồ Tát
Khi bạn khấn và lễ xong tất cả các ban thờ trong chùa, bạn có thể viếng thăm khung cảnh ở chùa trong khi chờ tuần nhanh cháy hết.
Bạn có thể thắp thêm tuần nhanh nữa nhưng cần chờ tuần nhanh trước cháy hết. Sau khi tuần nhang hết, trước mỗi ban thờ, bạn cần vái 3 vái, sau đó là hạ sớ để đi hóa.
4. Văn khấn lễ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
Nếu bạn chuẩn bị đi chùa vào đầu năm mới hay những ngày lễ thì đừng quên tham khảo bài văn khấn Đức Quán Thế Âm Bồ Tát để cầu khấn phù hợp.
Chùa còn là nơi thờ Đức Ông, do đó bên cạnh chuẩn bị bàn văn khấn Quán Thế Âm Bồ Tát, bạn có thể chuẩn bị thêm bài văn khấn ban thờ Đức Ông ở chùa riêng.