Văn khấn hóa vàng sau tết Nguyên Đán không dài, tuy nhiên gia chủ cần phải khấn có bài bản, đảm bảo được yếu tố tâm linh. Việc cúng bái cần phải được thực hiện chỉn chu, đảm bảo những nghi lễ cần thiết thì ông bà gia tiên mới phù hộ đồ trì cho con cháu, các thành viên trong gia đình sức khỏe, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Ngoài văn khấn hóa vàng sau tết Nguyên Đán Taimienphi.vn còn cung cấp tới các bạn rất nhiều bài văn khấn khác có liên quan, mời quý độc giả cùng tìm hiểu và tải miễn phí về máy để sử dụng khi cần.
Cùng với bài văn khấn hóa vàng, có thể bạn sẽ cần đến Văn khấn lễ ban tam bảo sử dụng để cúng phật, pháp, tăng nhằm mong Phật và tổ tiên phù hộ cho mình làm ăn, sức khỏe được thuận lợi. Bài văn khấn lễ tam bảo được đọc cùng với các lễ vật đã được chuẩn bị đầy đủ.
Bài văn cúng lễ tạ năm mới cũng được tiến hàng gần như cùng thời điểm với văn khấn hóa vàng với mục đích tiễn đưa ông bà sau khi ăn tết xong về với miền cực lạc. Nội dung của Bài văn cúng lễ tạ năm mới cũng cầu mong cho ông bà tổ tiến dưới suối vàng được siêu thoát và gia đình mình được bình an.
1. Văn khấn hóa vàng sau tết Nguyên Đán được dùng trong khoảng thời gian nào?
Tết Nguyên Đan là một dịp tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Thời điểm này không chỉ là lúc các gia đình được xum họp, quây quần, con cháu đoàn viên bên nhau mà còn là lúc gia chủ, con cháu thể hiện lòng thành kính với ông bà gia tiên. Chính vì vậy bên cạnh việc vui chơi, tụ họp ngày tết thì mâm cỗ cúng bao giờ cũng phải được chuẩn bị tươm tất, đủ đầy mà nói theo người xưa là “trước cúng sau ăn”.
Trước Tết Đinh Dậu, bạn cũng sẽ có bài cúng tết Đinh Dậu và khi cúng tết, bạn phải chuẩn bị mâm cơm cúng và có nên cúng thịt gà Tết Định Dậu là câu hỏi của rất nhiều người, các bạn xem phân tích và một số tư vấn của chúng tôi trên taimienphi để có được nghi lễ cúng chuẩn nhất.
Thông thường vào ngày cuối cùng của năm (hoặc cũng có thể sớm hơn) gia chủ sẽ làm một bữa cơm cúng gọi là cơm tất niên để các thành viên trong gia đình, con cháu xum họp, quây quần lại bên nhau. Đây cũng là thời điểm mà gia đình bạn mời ông bà tổ tiên về ăn tết cùng con cháu. Sau khi hết ba ngày tết trong khoảng từ mùng ba đến mùng mười, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình sẽ tiến hành lựa chọn những khoảng thời gian khác nhau để làm mâm cơm cúng lên ông bà gia tiên nhằm tiễn đưa ông bà về chầu trời. Văn khấn hóa vàng sau tết Nguyên Đán được dùng trong dịp này.
Bên cạnh văn khấn hóa vàng, bạn tham khảo thêm Văn khấn thần tài để tiến hành bái lễ thần tài, thổ địa, thắp hương cho các vị thần thổ địa nhằm mong muốn đem lại tiền tài, may mắn trong việc buôn bán, làm ăn.
Bài Văn cúng thay bát hương mới cũng là loại văn cùng được tiến hành vào các dịp cuối năm hoặc tết đến, khi bát hương đã đầy và muốn xin ông bà thay bát hương mới. Trong Văn cúng thay bát hương mới, con cháu phải thể hiện sự thành kính trước bàn thờ tổ tiên.
2. Mâm cỗ cúng cần chuẩn bị những gì?
Mâm cỗ cúng trong ngày này tùy thuộc vào mỗi gia đình sẽ có những cách chế biến khác nhau. Tuy nhiên thông thường mâm cơm sẽ bao gồm các món mặn như giò chả, thịt gà luộc, trứng, xôi, chè…đầy đủ và tươm tất. Ngoài gia bạn cũng có thể chuẩn bị thêm những đồ vàng mã như quần áo, xe hơi, nhà lầu…
Sau khi hương tàn gia chủ tiến hành đốt tất cả tiền vàng cũng những đồ dùng mà bạn chuẩn bị được. Lưu ý là tiền vàng của gia thần phải hóa trước và tiền vàng của gia tiên cần phải được hóa sau. Theo quan niệm của người xưa, khi đốt vàng mã bạn nên để cạnh đó hai cây mía với dụ ý để gia tiên có thể chống gậy đi được và gồng gánh hàng hóa mà người trần đốt để mang theo.
3. Một số lưu ý khi dùng văn khấn hóa vàng sau tết Nguyên Đán
Thực ra việc cúng bái tổ tiên, thờ cúng gia tiên và thực hiện các nghi lễ vừa là truyền thống mà cũng vừa là yếu tố tâm linh, thuộc vào nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt. Quan niệm dân gian cho rằng, văn khấn hóa vàng sau tết Nguyên Đán vừa là đưa tiễn ông bà gia tiên về chầu trời đồng thời cũng là để đón các vị thần tiên về với gia chủ, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn may mắn, mạnh khỏe, bình an…Không phán xét là việc này có thật hay chỉ là hư cấu do con người tự tưởng tượng ra. Tuy nhiên người xưa đã có câu “có thờ có thiêng có kiêng có lành” chính vì thế gia chủ cũng nên thực hiện đầy đủ những nghi lễ cần thiết nhằm cầu lộc, cầu tài, cầu may mắn cho gia đình mình và cũng là tiếp nối truyền thống, giá trị xưa của ông cha ta truyền lại.
Cùng với mẫu văn khấn hóa vàng bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm mẫu văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên được sử dụng trong nghi thức chuyển bàn thờ gia tiên, được sử dụng cùng với mâm cúng thể hiện sự kính trọng của gia chủ đối với ông bà tổ tiên, và những người được thờ phụng. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết mẫu văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên để tuân thủ đúng nghi thức nhé.