Taimienphi xin gửi đến các bạn bài văn khấn Tết Đoan Ngọ có nội dung khá ngắn gọn, gắn liền với ngày tết giết sâu bọ diễn ra vào ngày 5 tháng 5 hàng năm ở Việt Nam, đây là thời điểm thời tiết chuyển mùa, cây cối tốt tươi nhưng đồng thời sâu bọ và côn trùng cũng phát triển và sinh sôi nảy nở.
Về ngày Tết Đoan Ngọ, người xưa quan niệm rằng bộ phân tiêu hóa trong cơ thể con người thường có sâu bọ ẩn sống và nếu không tiêu diệt chúng sẽ sinh sôi nảy nở ngày một nhiều và gây hại cho cuộc sống con người. Hơn nữa, lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năn nên phải làm lễ giết sâu bọ vào ngày này. Văn khấn Tết Đoan Ngọ được soạn để khấn cũng với ý nghĩa và mục đích đó.
Tải Văn khấn Tết Đoan Ngọ, bài cúng ngày 5 tháng 5 âm lịch
Nội dung bài khấn tết đoan ngọ
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:…………
Ngụ tại:…………………………..
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Cũng như bài cúng Tết Nguyên Tiêu, văn khấn Tết Đoan Ngọ sẽ được đi kèm với mâm lễ cúng gia tiên được soạn bày chu đáo cẩn thận. Bài cúng tết Nguyên Tiêu được tiến hành vào rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Tết Đoan Ngọ thường được cúng vào buổi sáng
Văn khấn Tết Đoan Ngọ khá đơn giản, thường được những người lớn tuổi trong gia đình hoặc người phụ trách hương hỏa bàn thờ đọc, mâm cỗ cũng không quá cầu kỳ. Theo quan niệm cổ truyền, con người có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Văn khấn là thủ tục quan trọng không thể thiếu được trong ngày tết Đoan Ngọ, ngoài ra một số nơi còn có những món ăn đặc trưng cho ngày tết thú vị này.
Đối với bài văn khấn tết Đoan Ngọ mà chúng tôi cung cấp trên đây, các bạn cần sử dụng một phần mềm để đọc văn bản Word có trong bộ ứng dụng Office, mới nhất hiện nay là Office 2016 hoặc phần mềm đọc file PDF, nổi tiếng nhất là Foxit Reader hỗ trợ độc file PDF chuyên nghiệp trên máy tính
Trước đó, vào ngày 3/3 Âm lịch hàng năm, truyền thống cha ông ta đều lấy làm tết Hàn Thực, vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị mâm cỗ với món đặc trưng là bánh trôi và một số món truyền thống khác để bày tỏ tấm lòng với các vị thần linh, cùng với đó là sự chuẩn bị của bài văn cúng tết hàn thực, bài văn cúng tết hàn thực có chuẩn, chính xác thì mọi điều cầu xin mới thành hiện thực được.
Ngoài ra, nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam còn có tục cúng tết Hạ Nguyên cùng với văn cúng Tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày mồng Một hoặc mồng Mười, cũng có thể là ngày Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm, ý nghĩa của ngày tết Hạ Nguyên - tết cơm mới và văn cúng Tết Hạ Nguyên là cầu mong thần Tam Thanh ban phúc lành, tránh tai họa và cũng là dịp “‘tiến tân” cơm gạo mới cúng tổ tiên.
MẹoÝ nghĩa và nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.
Ngày 5 tháng năm gọi là Đoan Ngọ. Vì chữ “Đoan” có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ. Gọi là Đoan Dương vì số 5 thuộc dương.
ảnh
Thời tiết vào dịp mồng 5 tháng năm rất nóng, ở Đông Nam Á châu, đây là thời điểm khí hậu rất nóng, côn trùng và sâu bọ nở ra nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta còn xem Tết Đoan Ngọ là “ngày giết sâu bọ”.
Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là “ngày giết sâu bọ” là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.
MẹoCách trừ sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ
Theo quan niệm xưa, vào ngày này chúng ta phải giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và giết sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…
Với trẻ em: sáng sớm ngủ dậy khi trẻ còn ở trên giường cho trẻ ăn hoa quả, ít rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay, đánh răng rửa mặt.
Với người lớn: sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó bước chân ra khỏi giường uống một ít rượu (hoặc ăn một bát rượu nếp) cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
Tại sao phải giết sâu bọ?
TS Nguyễn Ngọc Thơ - Phó trưởng khoa Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng ý nghĩa lớn nhất và sâu sắc nhất của phong tục Tết Đoan ngọ là giết sâu bọ.
Theo quan niệm xưa, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không trừ đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tai hại. Tuy nhiên, việc tiêu diệt chúng không phải thời gian nào cũng có thể làm được. Chỉ có ngày mùng 5.5 chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử.
Người ta dùng thức ăn để giết sâu bọ, trong đó nhiều nhất là rượu nếp (để giết giun sán) và hoa quả (để tăng cường vitamin). Theo phong tục, trong ngày này mọi người buổi sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất, phải súc miệng ba lần cho sạch rồi ăn một quả trứng vịt luộc, xong mới được bước chân ra khỏi giường. Sau đó ăn một bát rượu nếp để sâu bọ say, ăn tiếp trái cây (vải, sấu, đào, mận,…) cho sâu bọ chết.
MẹoMâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:
– Hương, hoa, vàng mã.
– Nước.
– Rượu nếp.
– Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối...Tuy nhiên mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.
- Xôi, chè
- Bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).
MẹoCúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào?
Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.
MẹoNhững món ăn không thể thiếu trong dịp tết Đoan Ngọ 5-5
* Cơm rượu nếp:
Với ý nghĩa giết sâu bọ, cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ. Bởi theo quan niệm vị nồng cay của rượu nếp sẽ khiến các loại kí sinh trong cơ thể bị tiêu diệt. Rượu nếp có hương thơm và vị ngọt tự nhiên mà bạn không cần phải dùng đến đường.
Ở mỗi vùng miền cách ủ cơm rượu lại khác nhau. Nếu như cơm rượu nếp của người miền Bắc để các hạt tơi, thì ở miền Trung cơm rượu lại được ép thành khối còn miền Nam thì được viên tròn. Tuỳ theo khẩu vị của từng nhà bạn có thể thử nghiệm từng cách làm riêng để cả nhà đều thấy thích.
Rượu nếp kiểu Huế là loại thức uống giải khát thông dụng của người dân nơi đây. Viên cơm nếp lên men vừa tới, mùi men nhẹ chưa quá gắt pha cùng đá sẽ xua tan đi cơn khát cực nhanh. Nước rượu nếp bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để tránh lên men rượu nhiều. Khi uống cho thêm đá trong tủ lạnh vào cốc, ăn cả cơm rượu nếp và nước sẽ rất ngon.
Trong cách làm cơm rượu nếp kiểu miền Nam này, cơm nếp nấu quá khô sẽ không tiết được nhiều nước rượu, quá nhão thì viên cơm rượu không được chắc, sẽ bị rã ra. Bạn cần lưu ý độ "hút" nước của nếp cũ và mới là khác nhau, tuy nhiên tỷ lệ 1:1 như trong hướng dẫn này là một tỉ lệ khá an toàn, thường cho ra món cơm nếp vừa dẻo.
Cách làm cơm rượu nếp kiểu miền Nam sẽ cho bạn món cơm rượu nếp mềm hơn, khác với rượu nếp sần sật của miền Bắc, mỗi món mỗi vị đặc trưng riêng. Món này kết hợp với xôi vò thì ngon tuyệt. Người miền Nam thường khởi đầu ngày Tết Đoan Ngọ với món cơm rượu - xôi vò này để "diệt sâu bọ" trước, sau đó sẽ là món bánh ú truyền thống đấy!
* Rượu nếp cẩm:
Thứ đồ uống này phù hợp với các chàng trai hơn, tuy nhiên với sợ biến tấu trong cách nấu rượu nếp cẩm mà người làm rượu này có thể chế biến để cho phụ nữ dùng, Nếu bạn quan tâm cách làm thì tham khảo thêm cách nấu rượu nếp cẩm chuẩn.
* Sữa chua nếp cẩm:
Cùng với cơm rượu nếp thì sữa chua nếp cẩm cũng là 1 trong những các món ăn được nhiều người lựa chọn trong dịp tết Đoan Ngọ 5-5, thậm chí sữa chua nếp cẩm còn là món ăn khá "sang chảnh" đối với nhiều bạn trẻ. Bạn có thể dễ dàng mua món ăn này tại các sửa hàng, dịch vụ, hoặc bạn có thể tự tay làm sữa chua nếp cẩm để ăn, cách làm sữa chua nếp cẩm không hề khó như bạn nghĩ
* Bún măng vịt:
Tết Đoan Ngọ, ngoài rượu nếp cùng các loại trái cây, không ít gia đình còn có thêm các món ăn từ thịt vịt. Theo quan niệm của người xưa thì ngày 5/5 âm lịch là ngày khí trời nóng nực, nhiệt độ cao nên người ta dùng thịt vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt - hàn giữa Trời và Người. Chính vì vậy món ăn từ thịt vịt luôn được mọi người lựa chọn trong dịp này. Bún vịt nấu măng có vị ngọt thơm của nước dùng, vị đậm đà của những sợi măng và không thể không kể vị ngon của những miếng thịt vịt. Tết Đoan Ngọ năm nay, bạn cũng thử món bún vịt nấu măng ngon tuyệt đãi cả nhà nhé!
*Bánh gio
Bánh gio là thứ bánh truyền thống có trong dịp tết Đoan Ngọ. Bánh gio có vị thanh mát nên rất phù hợp vào tiết trời nóng bức. Bánh có vị ngai ngái nồng nồng của nước tro tàu nhưng khi đã nếm thử sẽ thấy vị mát, thanh và rất tốt cho đường tiêu hoá. Bóc lớp lá, lấp ló phía trong một khối màu hổ phách trong vắt. Cắt từng miếng bánh chấm với chút mật mía vàng óng ả, thơm phức sẽ cảm nhận sự hoà quyện tuyệt vời khó có thể thấy ở bất kỳ món ngon nào khác.
Ngoài những món ăn kể trên phải nhắc đến các thứ quả đặc trưng thường có vào dịp Tết Đoan Ngọ như mận, vải... tuy nhiên nếu muốn đổi vị cho cả nhà bạn có thể trổ tài làm các món khác nhau từ những thứ quả này nhé!
* Nước mận
Nước mận có màu đỏ đẹp mắt, miếng mận vẫn giữ được độ giòn sật có thoảng chút vị chát của vỏ.
* Mận lắc
Mận lắc là món ăn vặt đảm bảo sẽ khiến ai cũng phải xuýt xoa thèm muốn bởi màu sắc bắt mắt, hương vị hài hoà.
* Thạch vải
Thạch vải là một trong những lựa chọn lý tưởng vừa thơm ngọt mát – đến môi trôi đến họng - mà lại tốt cho sức khoẻ.
MẹoTết Đoan ngọ của Việt Nam bắt nguồn từ đâu?
Nhiều người cho rằng Tết Đoan ngọ của Việt Nam có nguồn gốc từ Tết Đoan ngọ của Trung Quốc nhưng đây là quan điểm chưa chính xác.
Tác giả W. Eberhard viết trong Chinese Festivals: “Đoan ngọ là tết của phương Nam, tết cầu may, tết của sự sống”. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh tết Đoan ngọ của Việt Nam và Trung Quốc có chung một khởi nguồn.
Ban đầu, chỉ có người phương Bắc của Trung Quốc tiếp nhận và hưởng ứng, sau đó lan truyền sang nhiều địa phương khác nhau và gắn vào nhiều điển tích khác nhau từ Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyên đến Tào Nga, Trần Lâm,… để khoác lên ngày tết này những chức năng xã hội theo phong cách riêng.
Còn người Việt Nam thiên hẳn về lối sống dân gian, tư duy tổng hợp và truyền thống văn hóa truyền miệng đã giúp giữ gìn phong tục ngày tết này mà không cần gắn liền với các nhân vật lịch sử.
Đến đầu công nguyên, Việt Nam tiếp nhận văn hóa của Trung Quốc gắn liền với hệ tư tưởng Nho gia và hệ thống Hán tự. Từ đó, Tết Đoan ngọ được gắn vào khung lý luận chính thống cùng các ý nghĩa, chức năng mang tính quan phương khác, đặc biệt là các quan niệm “tưởng nhớ Khuất Nguyên”, “tưởng nhớ Ngũ Tử Tư”,... Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam lại không biết đến các nhân vật này nên các hoạt động diễn ra trong Tết Đoan ngọ không liên quan đến họ.