download Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Ngắn gọn

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

 Ngắn gọn

Download Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm lớp 10 KNTT

Hoàng Gia Bách  cập nhật: 07/12/2023

Mỗi chúng ta đều có những thói quen, quan niệm gắn liền với mình trong thời gian dài. Tuy nhiên, bên cạnh sự tích cực, các thói quen, quan niệm đó cũng có thể mang theo khía cạnh tiêu cực, điểm hạn chế khó chấp nhận. Vậy, hãy cùng đến với BBài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm, Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, học kì II trên Taimienphi.vn để hiểu hơn về vấn đề này nhé!

Đề bài: Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Bai luan thuyet phuc nguoi khac tu bo mot thoi quen hay mot quan niem

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

A. Dàn ý chung Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm:

1. Mở bài: 

- Giới thiệu về một thói quen, quan niệm mà em nghĩ người khác cần từ bỏ.

- Nêu đánh giá, nhận xét của em về vấn đề đó.

2. Thân bài: 

- Trình bày biểu hiện của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.

- Phân tích lí do nên từ bỏ thói quen, quan niệm đó. 

- Đề xuất cách từ bỏ và các bước từ bỏ thói quen, quan niệm không phù hợp. 

- Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xung quanh khi người được thuyết phục từ bỏ thói quen, quan niệm không phù hợp. 

3. Kết bài: 

- Khái quát lại ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen, quan niệm không phù hợp.

- Liên hệ mở rộng.

 

B. Bài văn mẫu thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm:

Bai luan thuyet phuc nguoi khac tu bo mot thoi quen hay mot quan niem

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

I. Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - Thói quen dựa dẫm, ỷ  lại - mẫu số 1: 

1. Dàn ý chi tiết Bài văn mẫu thuyết phục người khác từ bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại: 

1.1. Mở bài: 

- Giới thiệu về một thói quen, quan niệm mà em nghĩ người khác cần từ bỏ: Thói quen dựa dẫm, ỷ lại. 

- Nêu đánh giá, nhận xét của em về vấn đề đó.

1.2. Thân bài: 

a, Giải thích về thói quen dựa dẫm, ỷ lại:

- Định nghĩa: 

+ Là sống thụ động, dựa dẫm vào người khác. 

+ Luôn có tư tưởng nhờ vả, trông cậy người khác sẽ làm thay mình. 

+ Dễ bị những thứ bên ngoài làm xao nhãng.

- Biểu hiện: 

+ Trong học tập: chép bài của bạn, dùng tài liệu trong giờ kiểm tra,...

+ Trong công việc, cuộc sống: không dám chịu trách nhiệm cho việc của mình, trốn tránh làm việc nặng nhọc,...

- Nguyên nhân: 

+ Do sự lười biếng ở cả vận động và tư duy. 

+ Do sự nuông chiều thái quá của gia đình.

+ Do thiếu kỉ luật…

b, Phân tích lí do nên từ bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại:

- Thói quen dựa dẫm, ỷ lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân con người: 

+ Khiến con người ngày càng thụ động, trì trệ hơn.

+ Làm con người khó phát triển bản thân, trở nên dễ bị đào thải. 

+ Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, tương lai của cá nhân đó. 

- Sự dựa dẫm, ỷ lại gây nên ảnh hưởng đến cả tập thể: 

+ Gây nên sự trì hoãn, làm chậm tiến độ phát triển của tập thể. 

+ Trở thành tấm gương xấu cho người khác. 

+ Kéo lùi sự phát triển của xã hội. 

c, Đề xuất phương án từ bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại:

- Tự rèn luyện kỉ luật cho bản thân. 

- Sự giáo dục, uốn nắn của gia đình, nhà trường. 

- Sự chung tay, góp sức đẩy lùi thói quen tiêu cực của cộng đồng, xã hội. 

d, Ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại: 

- Giúp bản thân con người phát triển nhanh chóng, tích cực, dễ hoàn thiện và nâng cao chính mình. 

- Khiến cuộc sống trở nên năng động, có ý nghĩa hơn. 

- Đem lại nhiều giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, xã hội. 

- Tiếp cận được nhiều điều mới mẻ, bổ ích để góp phần phát triển xã hội theo chiều hướng tích cực hơn. 

1.3. Kết bài: 

- Khái quát lại ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen, quan niệm không phù hợp.

- Liên hệ mở rộng.

2. Bài văn mẫu thuyết phục người khác từ bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại:

Nhờ vả người khác là một trong những điều dũng cảm nhất mà con người chúng ta có thể làm. Tuy nhiên, vài trường hợp lại lợi dụng điều này, từ đó sinh ra thói dựa dẫm, ỷ lại. Đây là một hiện trạng vô cùng nguy hiểm, cần nhanh chóng khắc phục thật triệt để. 

Thói quen dựa dẫm, ỷ lại chính là việc sống thụ động, chỉ biết chạy theo người khác. Những người như vậy thường dễ bị các yếu tố bên ngoài chi phối, luôn có tư tưởng nhờ vả dù chỉ là việc nhỏ nhất. Từ đó, trông đợi người khác sẽ chịu trách nhiệm thay mình. Thói quen xấu này được biểu hiện rất rõ trong cả việc học tập cũng như công việc. Nào là trốn học, trốn làm, chép bài, “ăn cắp” ý tưởng,... Đây đều là những hành đồng vô trách nhiệm, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cá nhân nói riêng và xã hội nói chung. 

Sự dựa dẫm, ỷ lại có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do chính bản thân cá nhân đó quá hèn nhát, thụ động, không dám tự mình hoàn thành bất cứ điều gì. Hoặc, cũng có thể do ảnh hưởng từ gia đình. Sự nuông chiều thái quá của cha mẹ sẽ khiến con cái hình thành thói ỷ lại, chỉ biết trông chờ người khác đến giúp đỡ mình. Ngoài ra, điều này còn xuất phát từ những lí do như thiếu kỉ luật, lười nhác,...

Chỉ qua một vài sự giải thích, ta đã có thể thấy rõ hậu quả mà thói dựa dẫm, ỷ lại gây ra cho con người. Đối với cá nhân, nó khiến con người ngày càng thụ động, thu mình lại, trở nên lạc quẻ với tập thể. Từ đó, dần thụt lùi trong xã hội liên tục phát triển, đổi mới. Đối với tập thể, thói dựa dẫm khiến tiến độ công việc bị trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển chung. Không chỉ vậy, thói quen này còn dễ “lây lan”, kéo lùi bước tiến của cả xã hội. 

Để khắc phục, loại bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại, con người chúng ta cần phải học tập rất nhiều. Mỗi cá nhân hãy tự rèn luyện tính kỉ luật, đưa bản thân vào “khuôn khổ”, tránh trở thành “tấm gương xấu” cho người khác. Gia đình và nhà trường cũng nên có biện pháp giáo dục phù hợp để định hướng lớp trẻ phát triển ngày càng tích cực hơn. Cả xã hội hãy chung tay góp sức, đẩy lùi thói hư tật xấu để cùng nhau xây dựng một tương lai tươi sáng hơn, duy trì những giá trị đạo đức tốt đẹp mà cha ông để lại. 

Như vậy, có thể khẳng định việc dựa dẫm, ỷ lại là thói quen tiêu cực mà con người chúng ta cần nhanh chóng loại bỏ. Nhìn vào thực tế, ta có thể dễ dàng thấy được những tấm gương vượt khó, tự mình đứng lên nắm lấy cơ hội thành công cho bản thân. Hãy học tập họ, rèn luyện chính mình để trở thành một công dân “chuẩn mực”, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. 

 

II. Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - Quan niệm kì thị người khuyết tật - mẫu số 2: 

Bai luan thuyet phuc nguoi khac tu bo mot thoi quen hay mot quan niem

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

1. Dàn ý chi tiết Bài văn mẫu thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật: 

1.1. Mở bài: 

- Giới thiệu về một thói quen, quan niệm mà em nghĩ người khác cần từ bỏ: quan niệm kì thị người khuyết tật. 

- Nêu đánh giá, nhận xét của em về vấn đề đó.

1.2. Thân bài: 

a, Giải thích quan niệm kì thị người khuyết tật:

- Định nghĩa: 

+ Là thái độ khinh thường, coi khinh những người có hoàn cảnh kém may mắn. 

+ Xa lánh, phỉ báng, có thành kiến và hành động hạn chế quyền lợi của người khuyết tật. 

- Nguyên nhân: Do quan niệm lệch lạc, nhận thức yếu kém về khái niệm “khuyết tật” của một bộ phận con người: 

+ Coi sự khuyết tật là điềm xui rủi.

+ Coi người khuyết tật là những kẻ thấp kém, không đáng đứng cùng những người bình thường. 

+ Coi người khuyết tật là gánh nặng của gia đình, xã hội…

b, Phân tích lí do nên từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật:

- Quy định của pháp luật: 

+ Pháp luật quy định tất cả các cá nhân, tổ chức đều không được kì thị, phân biệt với người khuyết tật ở bất kì hình thức nào. 

+ Người khuyết tật có đầy đủ quyền được đối xử công bằng như những người bình thường. 

- Truyền thống sống nhân ái, bao dung giữa người với người: 

+ Người khuyết tật cũng vẫn phải sống như người bình thường, nhưng sinh hoạt, lao động khó khăn, gặp nhiều trở ngại hơn. 

+ Việc kì thị người khuyết tật sẽ khiến họ càng thêm tự ti, từ đó thu mình lại, khó hòa nhập với cộng đồng. 

c, Đề xuất phương án hành động để từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật:

- Thay đổi từ chính nhận thức của bản thân.

- Thay đổi nhận thức ngay từ sớm thông qua giáo dục của gia đình, nhà trường.

- Thay đổi trong nhận thức, hành động của cộng đồng, xã hội, Nhà nước.

d, Ý nghĩa của việc từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật: 

- Giúp những người có hoàn cảnh không may mắn trở nên tự tin, mở lòng để hòa nhập hơn với cộng đồng. 

- Giúp bản thân mỗi người có được sự thanh thản, vui vẻ, lan tỏa năng lượng tốt, tình yêu thương đến người khác. 

- Trở thành tấm gương đạo đức cho các thế hệ sau. 

- Kiến tạo một xã hội văn minh, hạnh phúc hơn cho con người. 

1.3. Kết bài: 

- Khái quát lại ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen, quan niệm không phù hợp.

- Liên hệ mở rộng.

2. Bài văn mẫu thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật: 

Con người chúng ta sinh ra không ai hoàn hảo. Dù ở trạng thái nào, ta vẫn luôn có quyền được sống, được tôn trọng và yêu thương. Ấy vậy mà một bộ phận công dân lại hình thành quan niệm kì thị người khuyết tật, gây nên nhiều bất cập trong xã hội. 

“Kì thị” là từ dùng để chỉ thái độ chê bai, bài trừ hay thù ghét dành cho một cá nhân hay một sự việc bất kì. Việc kì thị người khuyết tật có thể được hiểu là sự coi khinh, xa lánh, có thành kiến đối với những con người kém may mắn. Thậm chí, có trường hợp còn tìm cách hạn chế quyền lợi của người khuyết tật, làm khó dễ họ trong những chuyện thường ngày nhỏ nhặt. Tư tưởng lệch lạc này bắt nguồn từ nhiều nguyên do khác nhau. Đó có thể là quan niệm sai lầm, coi “khuyết tật” là điềm xui rủi, cần phải loại trừ. Nhưng cũng có vài trường hợp là do tư tưởng, suy nghĩ “thượng đẳng”, luôn dùng bất hạnh của người khác để mua vui cho bản thân. Những kẻ đó coi người khuyết tật là “gánh nặng”, là cái gì đó làm họ “vướng chân vướng tay”. Từ đó, làm ra những hành động đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức của xã hội. 

Người dân Việt Nam nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung luôn đề cao tinh thần nhân đạo, nhân ái. Đó là truyền thống quý báu mà cha ông ta truyền lại, thể hiện qua hàng loạt câu ca dao, tục ngữ hay vô vàn các tác phẩm văn học nổi tiếng. Pháp luật cũng quy định rằng người khuyết tật có đầy đủ quyền bình đẳng, xứng đáng có được sự đồng cảm, bao dung của người khác. Họ sinh ra đã kém may mắn, trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày chắc chắn cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại hơn người khác. Việc kì thị, xa lánh họ sẽ chỉ khiến nỗi sợ, sự tự ti trong lòng họ lớn hơn, gây ra nhiều câu chuyện đáng tiếc. 

Vậy, làm cách nào để chúng ta có thể loại bỏ thói quen, quan niệm kì thị đầy tiêu cực kể trên? Để làm được như vậy, ta cần thay đổi từ những điều nhỏ nhất - thái độ, suy nghĩ của bản thân. Tiếp đó, hãy lan tỏa thông điệp tích cực đến gia đình, bạn bè và xã hội, cùng nhau xây dựng một xã hội đầy tình yêu thương, sự cảm thông và thấu hiểu. Rồi thì Nhà nước, các cấp chính quyền, nhà trường, gia đình cũng đều nên có biện pháp giáo dục, rèn luyện đạo đức cho con trẻ, định hướng thế hệ tương lai đi theo con đường đúng đắn. 

Chỉ khi loại bỏ được quan niệm kì thị người khuyết tật, xã hội loài người mới ngày càng hoàn thiện, phát triển. Sự hòa đồng, chủ động của chúng ta sẽ giúp những người kém may mắn tự tin hơn vào bản thân, mở lòng để đón nhận thêm nhiều sự quan tâm khác. Điều này cũng khiến chính chúng ta có sự thanh thản trong tâm hồn, trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo. 

Tựu chung lại, quan niệm kì thị người khuyết tật là điều tiêu cực cần nhanh chóng loại bỏ. Mỗi chúng ta hãy cố gắng thật nhiều, dùng tình yêu thương, lòng nhân đạo quý giá để kiến tạo một xã hội văn minh, tốt đẹp và đáng sống. 

 - - - - - - - - - - - - - - - - - - -  HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Trên đây, Taimienphi.vn vừa gửi đến các em những gợi ý để hoàn thiện một bài văn nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Ngoài ra, để luyện tập thêm về dạng đề nghị luận văn học, em cũng có thể tham khảo các bài mẫu như Phân tích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời hay Phân tích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác nhé. Chúc các em học tốt!

 

Liên kết tải về - [200 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Ngắn gọn

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm