download Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh Doc

Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh

 Doc

Download Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh - Thỏa thuận góp vốn kinh doanh

Diệu Hương Giang  cập nhật: 07/09/2017

Taimienphi.vn xin giới thiệu đến độc giả mẫu biên bản thỏa thuận vốn kinh doanh sử dụng cho các cá nhân, tổ chức có nguyện vọng muốn góp vốn hợp tác với nhau. Đây là giấy tờ mang tính chất pháp lý, cùng với hợp đồng ghi rõ các điều khoản, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên để làm cơ sở chứng minh cho việc hợp tác và sử dụng khi cần thiết.

Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh có ý nghĩa quan trọng, bản thân nó thể hiện các thông tin cần có cũng như trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia vào một cuộc hợp tác cụ thể. Trong mọi trường hợp rủi ro với bất cứ nguyên nhân nào, nếu không có sự cố ý phá hoại của người trong cuộc thì cả hai bên đều phải đứng ra giải quyết và chịu thiệt thòi.

download bien ban thoa thuan gop von kinh doanh

Nội dung biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh

Nội dung biên bản thỏa thuận này phải đảm bảo các thông tin họ tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú của các bên tiến hành góp vốn.

  • Mục đích góp vốn là gì?
  • Số vốn góp (lưu ý ghi bằng số và bằng chữ rõ ràng). Với các trường hợp góp bằng tài sản thay vì tiền mặt phải ghi chú loại tài sản và giá trị cụ thể.
  • Thời hạn góp vốn phải được thông tin chi tiết để các bên liên quan nắm được tình hình.
  • Cam kết của các bên khi tiến hành góp vốn.
  • Nguyên tắc phân chia lợi nhuận. Đây là nội dung quan trọng, có thể được đề xuất chi tiết hợp trong hợp đồng. Căn cứ vào số phần trăm góp vốn và các loại tài sản, các bên sẽ tiến hành thống nhất về mức lợi nhuận được hưởng. Các thỏa thuận này phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, công bằng.
  • Cuối cùng biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh phải có chữ ký xác nhận và đóng dấu của các bên liên quan để văn bản có giá trị sử dụng kể từ thời điểm ký kết.

Nhìn chung về hình thức thì thỏa thuận này cũng giống như một hợp đồng góp vốn làm ăn kinh doanh giữa các cá nhân hay doanh nghiệp. Trong hợp đồng góp vốn cũng có các điều khoản quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh

Trong hầu hết các hoạt động kinh doanh, vốn là một trong những tiền đề cơ bản tạo nên sự thành công. Phải có vốn, các doanh nghiệp mới có khả năng triển khai các dự án kinh doanh hiệu quả. Hơn nữa, trong toàn bộ quá trình phát triển, chúng ta phải có vốn để đầu tư cho các quy trình để tạo nên một sự thành công hoàn thiện. Để thu hút nguồn vốn, các cá nhân, tổ chức có thể tìm kiếm sự hợp tác lẫn nhau hoặc nếu có khả năng giải quyết độc lập có thể đầu tư một cách mạnh dạn mà không cần thiết có sự hỗ trợ của các đơn vị khác.

Trên thực tết, rất nhiều dự án được lập ra chi tiết, bài bản tuy nhiên không đi đến thành công, cơ bản vì thiếu vốn đầu tư. Vốn ở đây có thể hiểu là tiền mặt hoặc nó đại diện cho một loại tài sản nào đó có giá trị sử dụng nhất định.

Đồng vốn ở đây phải được xoay vòng và sinh lời. Kế hoạch mà các cá nhân, tổ chức phải được thiết lập chi tiết và có sự đóng góp ý kiến của các bên tham gia. Mọi sự thay đổi trong kế hoạch phải được thảo luận và bàn bạc cụ thể.

Nói về vốn có rất nhiều hình thức tồn tại khác nhau như: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn chủ sở hữu, vốn huy động từ doanh nghiệp. Mỗi hình thức được quy định bởi các nguyên tắc khác nhau.

Lưu ý khi góp vốn kinh doanh

Góp vốn thực chất là việc thỏa thuận 2 chiều, quy định trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia. Nếu không có sự phân tích giá trị cũng như không đảm bảo được danh tính, trách nhiệm của của các bên tham gia sẽ dẫn đến độ rùi ro rất cao.

Bản thân việc hợp tác làm ăn này liên quan đến quyền lợi và tiền bạc, do đó chúng ta phải rõ ràng ngay từ ban đầu thông qua các giấy tờ, hợp đồng mang tính chất pháp lý. Trong đó, biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh là một trong những giấy tờ quan trọng yêu cầu những người tiến hành hợp tác phải thiết lập.

Các điều khoản liên quan đến lợi nhuận cũng phải được lưu ý chi tiết trong biên bản, mọi trường hợp làm trái trong cam kết sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Một trong những mẫu biên bản được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay có thể kể đến là mẫu biên bản đối chiếu công nợ được sử dụng trong các doanh nghiệp để ghi chép tình hình công nợ của doanh nghiệp đó. Biên bản đối chiếu công nợ sẽ là cơ sở xác nhận số công nợ doanh nghiệp phải trả và giúp nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được tình hình tài chính của đơn vị mình.

Thay vì hình thức thanh toán công nợ rất nhiều đơn vị hiện nay lựa chọn hình thức bù trừ công nợ để giảm thiểu các khoản công nợ phải trả và thuận tiện hơn trong hoạt động kinh doanh. Khi đó các bạn cần chuẩn bị biên bản bù trừ công nợ để ghi chép các khoản công nợ được bù trừ, số công nợ còn thiếu. Biên bản bù trừ công nợ được thành lập dựa vào sự thỏa thuận của hai bên.


Liên kết tải về - [234 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh Doc

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm