Cũng tương tự như các mẫu hợp đồng chung, các điều khoản có trong Hợp đồng sửa chữa cũng có giá trị pháp lý buộc hai bên phải thực hiện nếu như không muốn xảy ra bất cứ rủi ro về pháp lý nào. Thực hiện các điều khoản có trong Hợp đồng sửa chữa cũng là phương thức giúp các bên có thể đảm bảo được lợi ích và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình. Hợp đồng sửa chữa đề cao tính thỏa thuận, thống nhất chung của các bên tham gia, chính vì vậy, trước khi quyết định ký vào hợp đồng, cả hai bên phải xem xét kỹ lưỡng các điều khoản vừa thỏa thuận để tránh nhầm lẫn, thiếu sót.
Loại hợp đồng sửa chữa được sử dụng nhiều nhất hiện nay là hợp đồng sửa chữa nhà ở trong các khu chung cư, khu nhà riêng dân cư bởi nhu cầu sửa nhà bị hư hỏng là vô cùng cần thiết, trong hợp đồng sửa chữa nhà ở sẽ quy định rõ các hạng mục cần sửa, thời gian hoàn thành, phương thức thanh toán...
Hiện nay, có rất nhiều mẫu Hợp đồng sửa chữa khác nhau tùy thuộc theo đối tượng sửa chữa khác nhau, trong đó, có một số mẫu phổ biến như mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở, mẫu hợp đồng sửa chữa xe ô tô, mẫu hợp đồng sửa chữa máy móc, hợp đồng sửa chữa trường học, mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở,... Tùy nhiên, dù bất cứ mẫu hợp đồng sửa chữa nào cũng cần có đầy đủ các khoản mục theo quy định sau:
- Ghi rõ Luật căn cứ để soạn ra hợp đồng.
- Thông tin của các bên tham gia hợp đồng.
+ Bên chủ nhà: Cần ghi rõ thông tin chủ nhà, ngày sinh, địa chỉ thường trú, số chứng minh nhân dân (ghi rõ ngày cấp, nơi cấp).
+ Bên nhận sửa chữa: Ghi rõ thông tin người đại diện bao gồm họ tên, ngày sinh, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, số chứng minh nhân dân (ghi rõ ngày cấp, nơi cấp).
Hai bên thỏa thuận thống nhất chung các điều khoản cụ thể như sau:
Điều 1: Nội dung công việc sửa chữa.
Ghi rõ đối tượng sửa chữa, yêu cầu sửa chữa từng bộ phận.
Điều 2: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu và tiền vốn.
Ghi rõ theo bảng từng hạng mục sữa chữa cụ thể, đơn vị tính, khối lượng, đơn giá (dự tính), thành tiền và ghi chú cụ thể.
Trong trường hợp đối tượng sửa chữa lớn, cả hai bên cần lập bảng dự toán chi tiết riêng rẽ để kèm theo hợp đồng.
Điều 3 + Điều 4: Trách nhiệm của các bên tham gia: Trong Hợp đồng sửa chữa, trách nhiệm của các bên tham gia được soạn thảo kỹ lưỡng, chi tiết, giúp đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho các bên tham gia. Tùy theo đối tượng sửa chữa và quá trình thỏa thuận của các bên tham gia mà các điều khoản có thể được bổ sung hoặc sửa đổi thêm để phù hợp.
Điều 5: Thời hạn hợp đồng và cách thức thanh toán. Hai bên sẽ chủ động tỏa thuận thời hạn cụ thể của hợp đồng và cách thức thanh toán tiền sửa chữa cụ thể.
Còn trong lĩnh vực kinh tế, bạn có thể tham khảo hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa, với nội dung quy định về việc bán nông sản, giá cả, hình thức vận chuyển, đồng thời hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa cũng sẽ nói đến những rủi ro có thể xảy ra và trách nhiệm của các bên.
Hai bên cam kết thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận có trong Hợp đồng sửa chữa trên để có thể đảm bảo được lợi ích cho các bên tham gia. Hợp đồng sửa chữa chính thức có hiệu lực thực hiện từ ngày ký và thời hạn kết thúc có thể tùy theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng hoặc sau khi đã hoàn tất công việc sửa chữa.
Hiện nay, do nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng nên hợp đồng tín dụng ngắn hạn cũng được sử dụng nhiều với các quy định về hình thức vay tín dụng dưới 1 năm, hợp đồng tín dụng ngắn hạn sẽ nói rõ số tiền vay cụ thể, số lãi, thời gian trả lãi, thời gian trả gốc,..