Mẫu biên bản hủy hóa đơn được soạn thảo dựa theo các quy định và nghị quyết của bộ tài chính, căn cứ theo các thông tư mà thủ tướng chính phủ đã đưa ra nhằm đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp, khi viết sai hóa đơn cần phải sửa lại để đảm bảo các tiêu chuẩn của pháp luật, hai bên doanh nghiệp sau khi làm nhẫm lẫn các thông số trong hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng cần phải thực hiện hủy hóa đơn cũ và làm một bản hóa đơn mới.
Trong mẫu biên bản hủy hóa đơn cần phải nêu rõ thông tin của bên A và bên B là hai doanh nghiệp ký kết hóa đơn cùng nhau đó là bên bán và bên mua hàng, với thông tin như đại diện công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế và mã số hóa đơn…
Mẫu biên bản hủy hóa đơn nêu rõ thông tin về hóa đơn mà hai bên đã ký như thông tin về số tiền hàng trong hóa đơn, ngày lập hóa đơn, tổng số tiền thanh toán, tổng số tiền cần thanh toán trong hóa đơn, số tiền thuế giá trị gia tăng là bao nhiêu, bên cạnh đó lý do hủy hóa đơn là một trong những yếu tố quan trọng cần nêu ra trong biên bản hủy hóa đơn GTGT.
Hai bên cùng thỏa thuận các cam kết, thực hiện theo đúng biên bản đã đưa ra cùng hủy hóa đơn để tạo ra một hóa đơn mới chính xác hơn, sau giấy hủy hóa đơn được ký biên bản này được chia làm hai bản và cho hai bên cùng giữ chúng để tránh các tranh chấp xảy ra không đáng có.
Mẫu biên bản hủy hóa đơn mà chúng tôi cung cấp giúp người dùng có thể tham khảo để áp dụng cho trường hợp của công ty mình, bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo thêm một số mẫu biên bản hoặc biểu mẫu khác mà chúng tôi cung cấp như hóa đơn bán hàng hoặc bảng kê hóa đơn.
Ngoài mẫu biên bản hủy hóa đơn, biên bản đối chiếu công nợ cũng là một trong những biểu mẫu hành chính được sử dụng khá phổ biến tại các doanh nghiệp hiện nay. Các bạn có thể lưu lại ngay mẫu biên bản đối chiếu công nợ về sử dụng để tiết kiệm được thời gian soạn thảo.
Bên cạnh đó, mọi người khi cần bù trừ công nợ giữa doanh nghiệp mình và doanh nghiệp khác thì cần thành lập mẫu biên bản bù trừ công nợ để ghi chép lại nội dung bù trừ sao cho đầy đủ và chi tiết nhất. Biên bản bù trừ công nợ sẽ là cơ sở để các bên quyết toán công nợ của doanh nghiệp mình một cách chính xác nhất.
Những đặc điểm chính của mẫu biên bản hủy hóa đơn:
- Cung cấp mẫu biên bản hủy hóa đơn giá trị gia tăng
- Cách viết biên bản hủy hóa đơn giá trị gia tăng
- Một số biểu mẫu tham khảo khác