-
Tải Mẫu sơ yếu lý lịch Sinh viên: TẠI ĐÂY
3. Sơ yếu lý lịch học sinh thường dùng cho những mục đích gì
3.1 - Dùng để quản lý học sinh, sinh viên
Lưu trữ Sơ yếu lý lịch học sinh nhằm giúp nhà trường có thể nắm rõ tình hình và hoàn cảnh của từng học sinh để từ đó lưu vào hồ sơ quản lý học sinh của nhà trường. Nó cũng giống như cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh, là căn cứ để nhà trường xét các chế độ chính sách, hoàn thiện hồ sơ khen thưởng kỷ luật cho học sinh.
3.2 - Sử dụng để hoàn thiện các loại hồ sơ hành chính tại nhà trường và địa phương
Sơ yếu lý lịch học sinh còn được sử dụng cho việc làm hồ sơ cho nhiều mục đích khác nhau như: làm hồ sơ xin vào đoàn, hồ sơ xin vào Đảng... Bởi vì đây là những lĩnh vực cần phải quản lý chặt chẽ về thông tin cá nhân, giống như là căn cứ để quản lý nhân thân và nó sẽ đi cùng với mỗi người cho đến khi họ có những thay đổi về nơi ở, nghề nghiệp...
4. Một số yêu cầu chung và cách viết sơ yếu lý lịch học sinh
- Tùy theo cấu trúc và các yêu cầu cụ thể của các mẫu sơ yếu lý lịch cụ thể mà học sinh sẽ tự khai hoặc nhờ cha mẹ khai hộ, chẳng hạn như đối với các em học sinh tiểu học thì phụ huynh sẽ khai thông tin cho con em mình, còn từ bậc trung học cơ sở thì các em có thể tự khai.
- Trước khi viết một Sơ yếu lý lịch học sinh bạn cần nắm rõ thông tin về học sinh mà mình cần viết vào sơ yếu lý lịch để khai một cách cẩn thận và chính xác, tránh phải tẩy xóa hoặc phải dùng bản khai khác. Chỉ vô tình bạn viết nhầm hoặc sai một thông tin nào đó cũng có thể gây ra một số rắc rối cho bạn.
- Đối với sơ yếu lý lịch của cấp 3 và sinh viên sẽ có phần ảnh cá nhân trong số yếu lý lịch, còn được gọi là ảnh thẻ, có màu, thường là nền xanh hoặc nền trắng, kích thước tiêu chuẩn của ảnh là 3x4. Bên cạnh đó, đối với mẫu sơ yếu lý lịch cho tân sinh viên, các em sẽ phải cam đoan lời khai đúng sự thật cũng như có phần xác nhận của chính quyền địa phương.
- Nên cố gắng nắn nót để nét chữ thật đẹp, dễ nhìn, sạch sẽ nhưng không viết kiểu chữ cách điệu, không dùng từ địa phương.
5. Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh
Sơ yếu lý lịch cho học sinh gồm rất nhiều trang giấy A4. Mỗi trang lại có các mục điền khác nhau khiến cho nhiều người cảm thấy nhầm lẫn khi điền. Vậy các bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây để điền đúng cho từng trang sơ yếu một.
* Trang bìa ngoài
Ở trang bìa ngoài của sơ yếu lý lịch của học sinh gồm có nhiều nội dung như:
- Họ và tên: Bạn cần viết họ tên in hoa có dấu theo đúng chứng minh thư/giấy khai sinh/thẻ căn cước. Chẳng hạn như NGUYỄN VĂN C.
- Ngày, tháng, năm sinh: Viết ngày tháng năm sinh của bạn. Ví dụ như bạn sinh ngày 5/8/1999 thì mục này, bạn chỉ cần điền là 5/8/1999.
- Hộ khẩu thường trú: Đây là địa chỉ được ghi trên sổ hộ khẩu. Bạn có thể mở sổ hộ khẩu ra và điền vào. Ví dụ: Ví dụ: Số 3 ngách 15 ngõ 133 Cầu Giấy, Hà Nội.
- Khi cần báo tin cho ai, ở đâu?: Tốt nhất, bạn nên điền thông tin của bố (mẹ) cùng với địa chà. Bố Nguyễn Văn D, Số 3 ngách 15 ngõ 133 Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại liên hệ (nếu có): Điền số điện thoại của bố mẹ bạn hoặc người giám hộ của bạn.
* Trang 2
Khi mở đến trang 2, bạn sẽ nhìn ngay thấy bên trái góc trên có ô hình chữ nhật với dòng chữ là ảnh 4 x 6 chưa quá 3 tháng, bạn cần tìm thẻ ảnh 4 x 6 chụ ảnh chân dung của mình để đán vào. Sau đó, bạn điền đầy đủ các thông tin sau đây.
- Họ và tên: Bạn viết đầy đủ và chính xác họ và tên của mình, nhớ là viết in hoa có dấu.
- Ngày tháng năm sinh: Bạn viết đầy đủ từ ngày cho tới năm sinh của bạn theo như trong giấy khai sinh/thẻ căn cước/chứng minh thư. Tuy nhiên, ở đây, bạn chỉ điền hai chữ số cuối. Ví dụ bạn sinh năm 5/8.1999. Bạn chỉ ghi là 05 08 99.
- Dân tộc: Bạn thuộc dân tộc kinh, bạn ghi vào là số 1, còn dân tộc khác thì bạn ghi là 0.
- Thành phần xuất thân: Chữ số 1 đại diện thứ tự cho công nhân viên chức, 2 là nông dân và 3 là thành phần khác. Nếu bạn thuộc thành phần xuất thân là nông dân thì bạn ghi là 2.
- Đối tượng dự thi: trong giấy báo dự thi sẽ có mục này. Nếu như không thuộc ở trường hợp nào thì bạn nên bỏ trống.
- Ký hiệu trường: Bạn nhập mã trường vào. Chẳng hạn như trường đại học kinh tế quốc dân thì bạn nhập mã KHA. Bạn có thể tìm kiếm trên mạng để viết mã cho đúng.
- Số báo danh: Đây chính là số báo danh dự thi kỳ thi trung học phổ thông.
- Kết quả học tập: Bạn điền kết quả học tập của bạn năm trước vào.
- Ngày vào đoàn: Ghi theo sổ đoàn.
- Ngày vào đảng: Nếu chưa có thì bỏ trống. Nếu bạn là Đảng viên, bạn ghi theo sổ đảng.
- Khen thưởng, kỷ luật: Bạn cần ghi rõ mọi thông tin, nếu không thì bạn bỏ qua.
- Tóm tắt quá trình học tập: Ghi rõ các mốc thời gian tính tới năm hiện tại như gồm tiểu học, trung học, THPT.
- Giới tính: Nếu bạn là nam thì bạn điền là số 0, còn bạn là nữ thì bạn viết là số 1 ở ô bên phải.
- Hộ khẩu thường trú: Viết địa chỉ theo như sổ hộ khẩu nhà bạn.
- Khu vực tuyển sinh: Bạn ghi giống như ở trong giấy báo về dự thi.
- Ngành học: Ngành mà bạn muốn được theo học. Bạn nhớ ghi rõ tên ngành cũng như mã ngành.
- Điểm thi tuyển sinh: Bạn ghi rõ điểm vào dấu chấm.
- Năm tốt nghiệp: Ở đây bạn cũng chỉ điền 2 số cuối. Chẳng hạn bạn tốt nghiệp năm 2018 thì bạn ghi là 18.
- Số chứng minh thư nhân dân: Ghi chính xác số chứng minh thư.
- Số thẻ học sinh: Có thì bạn ghi, không thì bạn bỏ trống.
* Trang 3 và Trang 4
Ở trang 3 và trang 4 trong sơ yếu lý lịch là thông tin về thành phần gia đình:
a. Cha
- Họ và tên: Bạn viết in hoa có dấu họ tên của bố/ba mình.
- Quốc tịch: Bạn ghi là Việt Nam.
- Dân tộc: Bố bạn thuộc dân tộc nào thì ghi dân tộc đó.
- Tôn giáo: Theo tôn giáo nào thì bạn ghi tôn giáo đó. Nếu không theo thì bạn ghi là không.
- Hộ khẩu thường trú: Ghi như trong sổ hộ khẩu hay tương tự như địa chỉ thường trú của bạn.
- Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội: Ghi ngắn nếu như có tham gia các hoạt động trên. Không thfi bỏ qua.
b. Mẹ. Mục này cũng điền tương tự như mục a.
6. Một số biểu mẫu liên quan
Mẫu sơ yếu lý lịch cũng được sử dụng trong quá trình đi xin việc của sinh viên mới ra trường và những ai đang có nhu cầu xin việc. Cùng với CV xin việc và đơn xin việc, bạn sẽ hoàn thiện cho bộ hồ sơ của mình, trong đó
đơn xin việc trình bày nguyện vọng được làm việc của bạn còn
CV xin việc nêu rõ những kinh nghiệm, năng lực mà bạn có để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng mình xứng đáng với vị trí công việc.