Hàng năm, cứ vào ngày 12 tháng Chạp, mọi người làm trong nghề may lại làm lễ cúng giỗ Tổ nghề may để thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với người đã tạo ra nghề may và người lưu truyền nghề này cho tới bây giờ cũng như thể hiện được đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn của người Việt. Để lễ cúng diễn ra suôn sẻ thì không thể thiếu được bài văn khấn cúng giỗ Tổ nghề may.
Nguồn gốc của lễ cúng giỗ Tổ nghề may
Nghề may là một trong những nghề truyền thống của dân tộc nên khó có thể xác định được vị Tổ của nghề may. Riêng ở Hội An, theo các bậc cao niên thì vị tổ nghề may chính là bà Nguyễn Thị Sen.
Bà là người con gái đẹp, giỏi giang, sống và lớn lên ở trấn Sơn Tây nên khi vua Đinh Tiên Hoàng trấn Sơn Tây gặp bà đã cảm mến và muốn kết duyên cùng với bà.
Khi theo vua về cung ở Hoa Lư, bà đã được vua phong là Tứ Phi Hoàng Hậu. Ở cung, bà được giao việc là quản bộ May trang phục Hoàng Triều. Ngoài may trang phục, bà còn đào tạo cho nhiều cung nữ để phát triển nghề may.
Tới năm 979, khi vua Đinh Tiên Hoàng bị sát hại. bà đã quay về quê hương và tiếp tục công việc truyền dạy cho dân làng nghề may. Từ đó thì nghề may phát triển, trải dài từ đời này tới đời khác. Bà mất vào ngày 12 tháng Chạp. Do đó, để tưởng nhớ đến công ơn của bà và coi bà là vị Tổ của nghề may nên mọi người đã tổ chức giỗ Tổ nghề may vào ngày 12 tháng Chạp hàng năm.
2. Lễ vật cúng Tổ nghề may
Với những người làm nghề may có thể tổ chức lễ cúng luôn ở xưởng, tiệm may nhưng đảm bảo ở chỗ cúng phải khang trang, sạch sẽ và lễ vật cúng Tổ nghề may gồm có:
- Chén nước lã
- Ly rượu
- Đĩa trầu cau
- Gà luộc
- Cành Hoa
Tùy vào từng người mà có thể cúng thêm lễ vật như heo quay, đầu heo, vịt.
Tuy nhiên, nếu với làng nghê lâu năm như ở làng Traachj Xá, giỗ Tổ nghề may tổ chức cầu kỳ hơn với lễ vật:
- Hoa lay ơn
- Ngũ quả
- Nhang rồng phụng 5 tất
- Hũ gạo, hũ muối
- Trầu cau
- Rượu nếp
- Đèn cầy
- Xôi
- Gà luộc
- Chả lụa, bánh chưng hoặc bánh tét
- ...
Bài văn khấn cúng giỗ Tổ nghề may
Với bài văn khấn cúng giỗ Tổ nghề may trên đây sẽ giúp bạn thể hiện được lòng thành kính và biết ơn sâu sắc cũng như cầu mong Tổ nghề may phù hộ để công việc làm ăn suôn sẻ, thuận lợi.
Với vấn đề thi cử quan trọng, nhiều người, nhiều gia đình cũng làm lễ cúng nhằm mong thi đỗ, đạt được công danh như ý muốn và văn khấn cầu thi cử đỗ đạt là một trong những cách giúp lời cầu của bạn truyền đến thần linh, tổ tiên.