download Bài khấn đi chùa ngày rằm File PDF

Bài khấn đi chùa ngày rằm

 File PDF

Download Bài khấn đi chùa ngày rằm - Văn cúng đi chùa ngày 15 âm

Nguyễn Thuý Thanh  cập nhật: 05/03/2019

Nội dung bài khấn đi chùa ngày rằm sẽ được cập nhật và chia sẻ dưới đây giúp các bạn đọc đi chùa có thể khấn đúng và thành tâm cũng như không phạm phải những điều cấm kị để cầu cho bản thân và gia đình có cuộc sống bình an, gặp nhiều may mắn.



Đi chùa khấn như thế nào? Vào ngày rằm, ngày mùng một hàng tháng, mọi người đều có thói quen đi chùa để cầu khấn cho bản thân, gia đình có cuộc sống bình yên, gặp nhiều may mắn cũng như mong muốn có khoảng thời gian thảnh thơi ở trong tâm hồn. Để cầu khấn đúng chuẩn thì bạn cùng tham khảo các bài khấn đi chùa ngày rằm dưới đây.

bai khan di chua ngay ram

Văn khấn đi chùa ngày rằm phổ biến nhất

1. Sắm lễ đi chùa ngày rằm

Sắm lễ đi chùa thì bạn cần sửa soạn và sắm lễ như dưới đây:

- Đối với lễ ở chùa thì bạn nên sắm lễ chay như là hoa quả, hương, oản, xôi ...
- Nơi thờ tự chính của ngôi chùa chính là ở trên hương án của chính điện thì bạn dâng lễ chay tịnh, tránh đặt lễ mặn.
- Ban thờ tự các vị Đức Ông, Mẫu, Thánh trong nhà chùa, bạn có thể dâng lễ mặn như là cỗ tam sinh hay chả, giò, thịt heo ...
- Ban thơ thần linh, bàn thờ Đức Ông, Thánh Mẫu, bạn đặt tiền âm phủ, vàng mã.
- Tiền thật bỏ vào trong hòm công đức, không nên để trên các ban thờ.
- Tránh đặt rượu, bia ở ban thờ Phật mà chỉ được đặt ở ban thờ Thánh.
- Thay vì chọn hoa dại, hoa tạp, bạn chỉ nên chọn hoa hoa huệ, hoa sen, hoa mẫu đơn để lễ Phật.

2. Thứ tự hành lễ khi đến chùa

Đi chùa thắp hương ở đâu? Bên cạnh mặc quần áo lịch sự, trang nhã, ăn nói nhẹ nhàng thì dến chùa thì chúng ta cần tuân theo các nguyên tắc hành lễ ở trong chùa theo thứ tự sau:

Bước 1: Đặt lễ vật: Bạn thắp hương và tiến hành làm lễ ở ban thờ Đức Ông.

Bước 2: Sau đó, bạn đặt lễ vật mà bạn đã sắm, chuẩn bị trước lên hương án chính điện và thắp đèn nhang.

Bước 3: Đặt lễ xong thì bạn đi các ban thờ khác ở trong nhà Bái Đường để thắp nhang. Khi thắp nhang thì bạn cần dâng 3 hoặc 5 lễ. Nếu như chùa có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì bạn đến đó để dâng hương và đặt lễ để cầu theo ý nguyện của bạn.

Bước 4: Sau đó tiến hành lễ ở nhà thờ Tổ (hay được gọi là nhà Hậu)

Bước 5: Sau khi đã thắp hương, khấn vái và làm lễ tạ để hạ lễ xong thì bạn tới phòng tiếp khách hoặc nhà trai giới để hỏi thăm trụ trì và các vị sư. Lúc này bạn có thể tùy tâm công đức của mình.

3. Các bài khấn đi chùa ngày rằm phổ biến nhất

Mẫu văn khấn Đức Ông

bai khan di chua ngay ram 2

Mẫu văn khấn Quán Thế Âm Bồ Tát

bai khan di chua ngay ram 3

Mẫu văn khấn Đức Thánh Hiền

bai khan di chua ngay ram 4

Mẫu văn khấn ở Ban Tam Bảo cầu tài, cầu lộc, cầu bình an

bai khan di chua ngay ram 5

bai khan di chua ngay ram 6

4. Các lưu ý khi đi lễ chùa bạn nên biết

Bên cạnh cầu bình an, may mắn cho gia đình, bản thân với lòng thành kính nhất thì đi lễ chùa còn được xem là một cơ hội giúp bạn tìm thấy được sự thanh thơi. Chùa là nơi tiêu biểu cho Chân như, một chốn linh thiêng nên có nhiều nguyên tắc mà mọi người cần tuân theo.

1. Trang phục khi đi chùa

Là nơi tôn nghiêm nên khi đến chùa, bạn cần mặc quần áo dài, trang nghiêm và chỉnh tề. Không mặc váy ngắn, quần short, áo sát nách ... Còn với những Phật tử cần mặc áo lễ.

2. Sắm lễ

- Đi lễ chùa chỉ cần sắm lễ chay, không sắm sửa lễ mặn.
- Việc sắm lễ mặn chỉ được chấp nhận khi ở trong chùa có thờ tự vị Thánh, Mẫu cũng như chỉ được dâng lễ mặn ở ban thờ tự vị Thánh, Mẫu.
- Ban thờ Phật (chính điện) không được đặt lễ mặn, tiền âm phủ, vàng mã.
- Tiền giấy âm phủ, hàng mã cũng kiêng không được đặt ở ban thờ Bồ Tát.
- Tiền thật bỏ vào trong hòm công đức.
- Lễ chùa nên chỉ sắm hoa huệ, hoa sen, hoa mẫu đơn ...

3. Cầu nguyện

Theo quan niệm thì Phật chỉ có thể phù hộ bình an và che chở mà không thể mang đến cho mọi người tiền tài, công danh. Do đó, khi tới làm lễ ở cửa Phật thì bạn chỉ nên cầu xin cho bản thân, gia đình có cuộc sống bình an.

4. Nguyên tắc ra và vào chùa

Đến chùa, có rất nhiều cửa, khi bạn đã đi qua cổng tam quan, bạn nên đi vào cửa Giả quan nằm ở bên phải, còn đi ra thì đi cửa Không quan ở bên trái để đi về. Cửa Trung quan dành cho các Thiên tử, bậc khoa bảng và bậc cao tăng đi vào và đi ra.

Khi đi vào chùa, bạn có thể gặp sư trụ trì của chùa - người giữ gìn và bảo vệ chùa cũng như truyền lưu Đạo Phật cho mọi người. Khi đứng khấn vái, bạn nên đứng chếch sang một bên cua bàn thờ thay vì đứng thẳng với bàn thờ.

5. Cách xưng hô

Đối với nhà sư, cách xưng hô sẽ khác biệt. Khi gặp nhà sư, bạn xưng là A di đà Phật, bạch thầy và xưng con.

Đi lễ chùa sao cho đúng cách và đúng văn hóa thì không phải người nào cũng biết, các bạn cùng tham khảo bài khấn đi chùa ngày rằm mà Taimienphi.vn chia sẻ ở trên đây để nắm rõ về cách sắm lễ đi chùa, đọc văn khấn cúng ngày rằm ở chùa phù hợp.

Còn nếu bạn làm lễ ở nhà, hãy tham khảo Bài khấn ngày rằm tại nhà tại đây.


Liên kết tải về - [100 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Bài khấn đi chùa ngày rằm được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat bài khấn đi chùa ngày rằm là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Bài khấn đi chùa ngày rằm File PDF


Phần mềm Liên quan & Tương tự
Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm