Phong tục cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những lễ cúng quan trọng trong đời sống văn hoá tín ngưỡng của người Việt từ lâu đời. Ngày nay, tùy thuộc vào phong tục tập quán và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình sẽ có mâm lễ cúng ngày Rằm khác nhau nhưng đều thể hiện sự biết ơn cùng tấm lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm hạnh phúc, an lành và may mắn.
Hình ảnh mâm cỗ rằm tháng giêng
Mâm cỗ rằm tháng giêng
Ngoài việc bạn tới chùa cầu bình an, may mắn, sức khỏe trong ngày Rằm, người Việt cũng rất coi trọng lễ cúng Rằm tháng giêng tại nhà trong dịp Tết Nguyên Tiêu. Các gia đình thường sắm hai lễ, một là cúng Phật cúng thần linh, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ.
1. Mâm cỗ cúng Phật
Mâm cỗ cúng Phật thường là đồ chay gồm hoa quả, trà nước, chè xôi. Ngày nay nhiều gia đình cúng rằm bằng bánh trôi, bánh chay, có thể tự tay làm hoặc mua từ bên ngoài với mong ước mọi việc trong năm sẽ hanh thông, trôi chảy và tròn đầy.
Sự hài hòa về ngũ hành được thể hiện qua màu sắc của các món ăn, có màu vàng của hành kim, màu xanh của hành mộc, màu trắng của hành thủy, màu đỏ của hành hỏa và cuối cùng màu đen là của hành thổ. Ăn đồ chay khiến cơ thể được thanh lọc, tạo sự cân bằng, hướng tới sự tĩnh tâm.
2. Mâm cỗ cúng gia tiên
Mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn đối với những gia đình không theo đạo Phật, khá giống với mâm cỗ ngày Tết. Mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 6 đĩa. Với nhà khá giả có thể có nhiều hơn.
Các món ăn trong mâm cỗ cúng gia tiên cũng thể hiện những ước mong riêng của người Việt. Bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài; thịt lợn đã chế biến thuộc về âm, dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương hài hòa tượng trưng cho sự phát triển.
Ngoài ra, trong mâm cỗ còn có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đầy đủ để sinh sôi nảy nở. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.
Mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.
Ngoài ra, mâm cỗ ngày rằm tháng giêng còn có các vật phẩm khác như:
- Hương hoa vàng mã.
- Đèn nến.
- Trầu cau.
- Rượu
3. Một số hình ảnh đẹp mâm cỗ rằm tháng giêng
Ảnh mâm cỗ cúng rằm tháng giêng
Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng với đầy đủ 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành
Một mâm cỗ cúng rằm tháng giêng với những món dân giã nhưng qua bàn tay khéo léo bạn đã có được mâm cỗ lễ đẹp mắt
Mâm cố rằm tháng giêng cúng gia tiên với đầy đủ các món ăn thường nhật hàng ngày
Còn đây là mâm cỗ chay cúng Phật rằm tháng giêng
Hình ảnh đẹp mâm cỗ rằm tháng giêng
Hình ảnh mâm cỗ rằm tháng giêng độc đáo và lạ mắt
Hình ảnh mâm cỗ rằm tháng giêng với vàng mã, hoa tươi thật đẹp
Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng khá đầy đủ và dân giã
Cách trang trí để có được mâm cỗ rằm tháng giêng khá độc lạ và đẹp mắt
Mâm cỗ cúng phật ngày rằm tháng giêng
Mâm cỗ đẹp nhưng khá đầy đủ cúng rằm tháng giêng
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng giêng
Mâm cỗ với đầy đủ màu sắc của thức ăn, tượng trưng cho no ấm và đầy đủ
Bài viết trên đây phần nào giúp bạn hiểu hơn về ngày Tết nguyên tiêu (ngày Rằm tháng giêng), đây là ngày rất được coi trọng trong mỗi gia đình ở Việt Nam. Trong ngày này, các gia đình sẽ sửa soạn, trang hoàng để có được Mâm cỗ rằm tháng giêng tại nhà để cúng Phật, cúng Gia tiên nhằm tỏ lòng thành kính và cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho bản thân và gia đình.