download Mẫu nhận xét học sinh tiểu học theo Thông tư 27 file Doc

Mẫu nhận xét học sinh tiểu học

 theo Thông tư 27 file Doc

Download Mẫu nhận xét học sinh tiểu học - Biên bản nhận xét, đánh giá học sinh

Thu Hà  cập nhật: 16/01/2023

Mẫu nhận xét học sinh tiểu học theo Thông tư 27 được cập nhật dưới đây. Các bạn đọc là giáo viên cấp 1 cùng tải về và lưu vào máy để có thể sử dụng dễ dàng, đánh giá cũng như xếp loại học sinh theo đúng yêu cầu của bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Giới thiệu Mẫu nhận xét học sinh tiểu học

Mẫu nhận xét học sinh tiểu học được dành cho các thầy cô giáo với mục đích hệ thống hóa lại tình hình học tập của từng em học sinh, chi tiết ở từng môn học, gồm cả những ưu điểm và những yếu kém còn tồn tại, bên cạnh đó là việc đánh giá năng lực phẩm chất, một trong những nội dung quan trọng trong giáo dục tiểu học. Thông qua mẫu nhận xét này, các giáo viên sẽ cùng các em học sinh tiếp tục phát huy những điểm tốt, phát huy những điểm yếu, đặc biệt đối với các phụ huynh, họ có thể biết được con em mình học tập ở trường như thế nào, để về nhà kèm cặp thêm.

nhan xet hoc sinh tieu hoc

Download Mẫu nhận xét học sinh theo thông tư 27, 22

Mẫu nhận xét học sinh tiểu học được quy định rõ ràng, chi tiết tại Thông tư 27 do bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Mời các thầy cô giáo cùng tham khảo nội dung mẫu nhận xét học sinh tiểu học để chủ động tìm hiểu cách ghi nhận xét học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 sao cho chính xác nhất.

Thực hiện nhận xét học sinh tiểu học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các giáo viên dạy tiểu học gồm có nhiều nội dung và có lộ trình rõ ràng. Các thầy cô dạy tiểu học có thể tham khảo mẫu nhận xét học sinh tiểu học để đánh giá đầy đủ học sinh của mình theo đúng chuẩn thông tư 27 của bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mẫu nhận xét học sinh tiểu học là lời nhận xét của giáo viên về học sinh ở từng môn học về kết quả học tập, thái độ học tập, năng lực và phẩm chất của học sinh. Các thầy cô giáo có thể tham khảo ngay những nhận xét cụ thể về từng môn học như tiếng việt, toán, tự nhiên và xã hội mẫu dưới đây làm gợi ý cho thầy cô khi đánh giá và nhận xét về các học sinh trong lớp để nội dung nhận xét được khách quan, chính xác và phong phú nhất.

Các nhận xét học sinh tiểu học dưới đây đều được biên soạn theo chuẩn thông tư 27, hướng dẫn ghi nhận xét học bạ tiểu học dành cho các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Các giáo viên cần căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong suốt kỳ học, năm học để nhận xét cho chính xác và khách quan nhất. Mỗi môn học cách nhận xét sẽ có sự khác nhau. Mời các thầy cô tham khảo những mẫu nhận xét hay nhất được Taimienphi.vn tổng hợp và đăng tải dưới đây.

2. LỘ TRÌNH NHẬN XÉT HỌC SINH TIỂU HỌC THEO THÔNG TƯ 27

Từ ngày 20/10/2020, Thông tư 27/2020 của bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu có hiệu lực, thay thế cho thông tư 30/2014 và thông tư 22/2016. Trong thông tư mới này, nhiều điều của quy định nhận xét học sinh được bổ sung, sửa đổi. Theo quy định trong Thông tư 27, lộ trình nhận xét học sinh tiểu học định kỳ, thường xuyên sẽ diễn ra như sau:

- Đối với học sinh lớp 1: Từ năm học 2020 - 2021.
- Đối với học sinh lớp 2: Từ năm học 2021 - 2022.
- Đối với học sinh lớp 3: Từ năm học 2022 - 2023.
- Đối với học sinh lớp 4: Từ năm học 2023 - 2024.
- Đối với học sinh lớp 5: Từ năm học 2024 - 2025. 

3. MẪU NHẬN XÉT HỌC SINH TIỂU HỌC THEO THÔNG TƯ 27

Nội dung, phương pháp đánh giá học sinh tiểu học theo TT 27 rất nhiều như nội dung đánh giá quá trình học tập, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất thông qua phương pháp quan sát,qua hồ sơ học tập, hoạt động, kiểm tra viết, vấn đáp của các học sinh. Cụ thể mẫu nhận xét học sinh tiểu học như sau:

I. Mẫu nhận xét phẩm chất yêu nước

- Em biết tôn trọng và quý mến thầy cô, bạn bè.
- Em thường xuyên giúp đỡ, yêu thương các bạn.
- Em có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, của công.
- Em luôn tự hào về người thân trong gia đình, những người có công dựng nước và giữ nước.
- Em biết yêu thương mọi người, yêu quê hương, nước.
- Em luôn tự giác và tích cực hưởng ứng tham gia vào các hoạt động tập thể do trường, lớp tổ chức.
- Em biết quý trọng các công sức lao động của mọi người.

II. Mẫu nhận xét phẩm chất nhân ái

- Em có tấm lòng nhân ái, sẻ chia, giúp đỡ mọi người.
- Em biết chia sẻ các công việc với các bạn trong lớp cũng như trong gia đình.
- Em thường xuyên giúp đỡ mọi người, những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Em nghe lời, biết chăm sóc và quan tâm đến ông bà, bố mẹ. 

III. Mẫu nhận xét phẩm chất chăm chỉ

- Em tích cực tham gia các hoạt động tập thể do lớp, trường tổ chức.
- Em luôn tích cực học tập trên lớp.
- Em làm bài tập về nhà chăm chỉ.
- Em biết nhận các công việc khi được phân công.
- Em biết bảo vệ mọi thứ trong lớp, trong trường.
- Em tích cực tham gia dọn lớp, lau bảng. 

IV. Mẫu nhận xét năng lực đặc thù ngôn ngữ

- Em nói ro, dõng dạc, rõ ràng.
- Em tiến bộ trong giao tiếp.
- Em trình bày nội dung cần trao đổi ngắn gọn, rõ ràng.
- Khi không hiểu bài, em biết thắc mắc, trao đổi với các giáo viên.
- Em dọc to, rõ chữ.
- Em đọc chữ trôi chảy.
- Em trình bày các vấn đề mạch lạc.
- Em có kỹ năng giải quyết các vấn đề ngôn ngữ rất tốt.
- Em có khả năng trình bày các ý kiến của mình trước lớp học, trước đám đông.
- Em đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
- Em giao tiếp và hợp tác với bạn bè rất tốt.
- Em vẫn còn nói lấp lửng, chưa rõ ràng.
- Em chưa tự tin khi giao tiếp.
- Em đọc vẫn còn ngập ngừng.

V. Mẫu nhận xét năng lực đặc thù toán học

- Em có năng khiếu làm toán.
- Em học con số, làm toán rất nhanh.
- Em thông minh, tính toán chính xác và nhanh chóng.
- Em đã tiến bộ  trong làm toán.
- Em làm toán cẩn thận, chính xác.
- Kỹ năng làm toán của em đã được trau dồi.
- Em làm phép tính cộng, trừ cẩn thận.
- Kỹ năng làm toán của em vẫn còn chậm, hay dập xóa bài.
- Thao tác tính toán của em được rèn luyện, nâng cao hơn.
- Em thực hiện tốt mọi yêu cầu trong bài toán.
- Em làm phép tính phù hợp với các yêu cầu.

VI. Mẫu nhận xét môn Tiếng Việt theo TT 27

- Em đọc lưu loát và hiểu được nghĩa của bài đọc, viết bài đúng chính tả.
- Tốc độ đọc, viết của em đạt yêu cầu, viết đúng chính tả.
- Em nói thành công rõ ràng.
- Em trả lời được các câu hỏi liên quan tới bài đọc.
- Em biết trao đổi với bạn bè, thầy cô khi học bài.
- Em có thể nói câu có vần và tiếng liên quan tới chủ đề.
- Thực hành tốt môn tiếng Việt của em đã được nâng cao.

VII. Mẫu nhận xét môn Toán theo TT 27

- Em đã biết đọc và viết được các con số.
- Em đã biết thực hiện phép cộng, trừ hiệu quả.
- Em làm toán cẩn thận, phép toán chính xác.
- Em biết đọc sơ đồ tách và gộp theo bốn phép tính.
- Đếm đúng số lượng phần tử tập hợp từ 1 tới 10.
- Em biết cách đếm thêm và đếm bớt.
- Em biết nhìn tranh, nói được theo mẫu câu theo hướng tách - gộp.
- Em biết so sánh các số với nhau.

MỘT SỐ NHẬN XÉT GHI HỌC BẠ TIỂU HỌC THEO TT 22

I.  Các môn học và hoạt động giáo dục

1)  Đối với học sinh nổi bật, có tiến bộ:

* Ghi điểm nổi bật về sự tiến bộ hoặc năng khiếu của học sinh trong học kì I ứng với môn học.

Ví dụ:

A. Nhận xét Môn Tiếng Việt

- Đọc khá lưu loát ; chữ viết còn yếu cần rèn viết nhiều hơn; nắm vững kiến thức để áp dụng thực hành khá tốt. Biết dùng từ đặt câu.
- Đọc chữ trôi chảy và diễn cảm, chữ viết đúng và đẹp.
- Đọc tốt, có nhiều sáng tạo trong bài văn.
- Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm, chữ viết đẹp, đều nét.
- Học có tiến bộ, đã khắc phục được lỗi phát âm r/d….
- Viết được câu có đủ thành phần, diễn đạt được ý của mình.
- Chữ viết có tiến bộ hơn so với đầu năm học. Đọc lưu loát, diễn cảm ( đối với lớp 4,5 )
- Viết có tiến bộ nhiều, nhất là đã viết đúng độ cao con chữ.
- Đọc bài lưu loát, diễn cảm. Có năng khiếu làm văn.
- Vốn từ phong phú, viết câu có đủ thành phần.
- Đọc viết, to rõ lưu loát, cần luyện thêm chữ viết
- Đọc viết, to rõ lưu loát, hoàn thành tốt bài kiểm tra ( 10 điểm)
- Đọc viết, to rõ lưu loát, biết ngắt nghỉ đúng…..
- Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm”, “đã khắc phục được lỗi phát âm l/n”;
- Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi”; “Viết được câu có đủ thành phần, diễn đạt được ý của mình”.
- Vốn từ của con rất tốt hoặc khá tốt
- Vốn từ của con còn hạn chế, cần luyện tìm từ nhiều hơn nhé”. Nhận xét về phần Câu có thể
- Con đặt câu đúng rồi”, “Con đặt câu hay lắm. Cần phát huy con nhé…

a. Phần chính tả:

- Kể chuyện tự nhiên, có tiến bộ nhiều trong viết chính tả.
- Em viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, em cần phát huy.
- Em chép chính xác đoạn trích, đảm bảo tốc độ, trình bày sạch đẹp, đúng hình thức 2 câu văn xuôi.
- Em viết chính xác đoạn thơ, đảm bảo tốc độ, trình bày sách sẽ, đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Em viết đảm bảo tốc độ. Các chữ cái đầu câu em chưa viết hoa, trình bày chưa đẹp. Mỗi dòng thơ em nên viết từ ô thứ 3 tính từ lề đỏ thì bài viết sẽ đẹp hơn. Em viết lại đoạn thơ vào vở.
- Em viết có tiến bộ nhưng còn nhầm lẫn khi viết một số tiếng có âm đầu dễ lẫn như r/d, s/x. Em viết lại những từ ngữ cô đã gạch chân vào vở cho đúng.
- Em trình bày sạch đẹp, đúng đoạn văn, em đã cố gắng viết đúng chính tả, tuy nhiên vẫn còn sai các từ...em cần...

b. Phần tập đọc:

- Em đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hợp lí, em cần phát huy nhé.
- Em đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hợp lí, hiểu nội dung bài đọc.
- Em đã đọc to rõ, nhưng còn phát âm chưa đúng ở các từ có phụ âm r, tr, em nghe cô và các bạn đọc các từ này để đọc lại cho đúng.
- Em đã đọ to hơn nhưng các từ ....em còn phát âm chưa đúng, em nghe cô đọc những từ này rồi em đọc lại nhé!
- Em đọc to, rõ ràng nhưng câu hỏi 1 em trả lời chưa đúng. Em cần đọc lại đoạn 1 để suy nghĩ trả lời.
- Em đọc đúng, to rõ ràng, bước đầu thể hiện được giọng đọc diễn cảm. Cần phát huy em nhé!

c. Phần tập viết:

- Em viết đúng mẫu chữ .......Chữ viết đều, thẳng hàng, ngay ngắn.
- Chữ viết khá đều và đẹp. Nhưng chú ý điểm đặt bút chữ…nhiều hơn nhé!
- Viết có tiến bộ nhưng nên chú ý thêm điểm đặt bút của chữ … nhé!
- Chữ viết rõ ràng, đúng mẫu.
- Em viết đúng mẫu chữ. Tuy nhiên nếu em viết đúng khoảng cách thì bài viết của em sẽ đẹp hơn.     
- Viết có tiến bộ nhiều, nhất là đã viết đúng độ cao con chữ.
- Viết đã đều nét hơn nhưng vẫn chưa đúng điểm đặt bút của chữ … (tuỳ vào con chữ nào học sinh viết sai để nêu tên). Em lưu ý đặt bút con chữ...

d. Phần kể chuyện:

- Em biết dựa vào tranh và nội dung gợi ý kể lại được đúng, rõ ràng từng đoạn của câu chuyện.
- Em đã kể được từng đoạn theo nội dung bức tranh, lời kể hấp dẫn. Cô khen.
- Em đã kể được nội dung câu chuyện nhưng thể hiện lời của nhân vật chưa hay. Em cần thể hiện cảm xúc khi kể.
- Em kể có tiến bộ. Tuy nhiên em chưa kể được đoạn 2 câu chuyện. Em hãy đọc lại câu chuyên xem lại tranh vẽ và đọc gợi ý dưới tranh để tập kể.

e. Phần luyện từ và câu:

- Em thực hiện đúng yêu cầu, hợp tác tốt, vốn từ phong phú.
- Em thực hiện đúng yêu cầu, cũng có hợp tác với nhau trong nhóm nhưng vốn từ còn ít, các em cần đọc sách, báo nhiều hơn để phát triển vốn từ.
- Em  đặt câu hay lắm. Cần phát huy nhé.
- Nắm được kiến thức về ...( từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ ghép..,) và vận dụng tốt vào thực hành.

f) Phần tập làm văn

- Bài làm tốt, rất đáng khen, em cần phát huy.
- Cô rất hài lòng về bài làm của em. Tiếp tục như thế em nhé.
- Cô rất thích cách viết văn và trình bày vở của em. Cố gắng phát huy em nhé.
- Cô rất thích bài văn của em vì có nhiều ý hay, nên chia sẻ với các bạn em nhé !
- Bài văn biết chọn hình ảnh đẹp, từ ngữ đặc sắc , viết câu chặt chẽ, đủ ý.
- Câu văn hay biết dùng từ ngữ gợi tả tốt.
- Em viết đúng thể loại văn ( miêu tả, viết thư...) nếu em trình bày sạch đẹp bài viết của em sẽ hoàn chỉnh hơn.

* Trong quá trình giảng dạy, GV có thể động viên các em: đúng rồi, em giỏi lắm, cô khen em; em nói đúng rồi, cả lớp khen bạn nào!

B.  Nhận xét môn Toán:

- Nắm vững kiến thức và áp dụng thực hành tốt . Cần bồi dưỡng thêm toán có lời văn.
- Nắm vững kiến thức. Kỹ năng tính toán tốt.
- Có sáng tạo trong giải toán có lời văn và tính nhanh.
- Thực hiện thành thạo các phép tính, có năng khiếu về tính nhanh.
- Có năng khiếu về giải toán có yếu tố hình học.
- Có tiến bộ hơn trong thực hiện phép tính chia.
- Có tiến bộ hơn về đọc và viết số ( lớp 1 )
- Có tiến bộ nhiều trong thực hiện phép tính cộng, trừ. ( lớp 1,2 )
- Biết tính thành thạo các phép tính, hoàn thành bài kiểm tra ( 9 điểm)
- Tính toán nhanh, nắm được kiến thức cơ bản
- Học tốt, biết tính thành thạo các phép tính…
- Học khá, biết tính thành thạo các phép tính…
- Học tốt, biết tính thành thạo chu vi và diện tích của các hình chữ nhật và hình vuông. Giải đúng các bài toán có lời văn”.
- Giỏi toán, tính nhanh thành thạo các phép tính

Thầy cô dựa vào mục tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng của từng bài mà ghi cho phù hợp.

- Em đã tóm tắt, giải thành thạo và trình bày khoa học bài toán.
- Em rất sáng tạo trong giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
- Em làm bài nhanh, kĩ năng tính toán tốt, trình bày sạch đẹp. Đáng khen!
- Em làm bài tốt, chữ số…viết chưa đẹp, cần viết chữ số đúng 2 ô li.
- Em viết số 3 rất đẹp. Em viết số 2 chưa đẹp, em lưu ý viết nét móc của số 2.
- Em nắm vững kiến thức và vận dụng làm tốt các bài tập.-  Em làm đúng kết quả nhưng đặt tính chưa đúng. Em cần đặt các chữ số thẳng cột với nhau.
- Em thực hiện phép tính đúng. Tuy nhiên trình bày câu lời giải chưa đúng. Em đọc lại câu hỏi của bài toán rồi viết lại câu lời giải
- Em biết các giải bài toán nhưng quên viết đáp số. Hãy nhớ lại cách trình bày bài giải bài toán.
- Em đặt tính rất đẹp. Tuy nhiên em còn quên nhớ khi cộng. Em nhớ lại khi cộng được 10, viết 0 và cần phải nhớ 1 vào hàng chục.
- Em thực hiện tốt các phép tính. Tuy nhiên còn lúng túng khi nối các điểm cho sẵn để có hình vuông. Em nhớ lại đặc điểm của hình vuông theo số cạnh, số góc.

C. Nhận xét môn khoa học, Lịch sử và Địa lí:

- Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng cùng với bài kiểm tra để nhận xét. Ví dụ:
- Chăm học. Tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Chăm học. Tiếp thu bài nhanh. Học bài mau thuộc.
- Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi.
- Học có tiến bộ, có chú ý nghe giảng hơn so với đầu năm.
- Tích cực, chủ động tiếp thu bài học.
- Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học.

C. Nhận xét môn khoa học, Lịch sử và Địa lí:

- Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng cùng với bài kiểm tra để nhận xét. Ví dụ:
- Chăm học. Tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Chăm học. Tiếp thu bài nhanh. Học bài mau thuộc.
- Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi.
- Học có tiến bộ, có chú ý nghe giảng hơn so với đầu năm.
- Tích cực, chủ động tiếp thu bài học.
- Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học.

D. Nhận xét môn Ngoại ngữ:

- Có tinh thần học tập nhưng kĩ năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế
- Có thái độ học tập tích cực, kiến thức tiếp thu có tiến bộ.
- Kiến thức tiếp thu còn hạn chế,kỹ năng vận dụng để giao tiếp còn chậm
- Có thái độ học tập tích cực,kiến thức tiếp thu biết vận dụng,kỹ năng sử dụng vào giao tiếp tương đối tốt.
- Tiếp thu kiến thức tốt, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong các hoạt động tốt.

E. Nhận xét môn Đạo đức:

- Dựa vào mục tiểu chuẩn KTKN từng khối lớp mà thầy cô ghi cho phù hợp.
- Biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Ngoan ngoãn, yêu thương, chăm sóc ông bà.
- Thực hiện tốt những hành vi đạo đức đã học.
- Biết áp dụng các nội dung bài học vào thực tiễn.
- Thực hiện tốt những hành vi đạo đức đã học.
- Biết áp dụng các hành vi đạo đức vào thực tiễn.

F. Nhận xét môn TNXH:

 Dựa vào mục tiểu chuẩn KTKN từng khối lớp mà thầy cô ghi cho phù hợp.
- Chăm học, tiếp thu bài nhanh.
- Hoàn thành nội dung các bài học ở HKI.
- Biết giữ vệ sinh và phòng bệnh cho mình và người khác.

G. Nhận xét môn Thủ công / Kĩ thuật:

- Biết gấp được các đồ vật, con vật theo mẫu.
- Có năng khiếu về gấp giấy.
- Rất khéo tay trong gấp giấy.
- Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học.
- Vận dụng tốt các kiến thức vào trong thực hành.
- Biết vận dụng các kiến thức để làm được sản phẩm yêu thích.
- Hoàn thành sản phẩm đạt yêu cầu.

H. Nhận xét môn Thể dục:

- Tập hợp được theo hàng dọc và biết cách dàn hàng
- Thực hiện được các tư thế của tay khi tập Rèn luyện tư thế cơ bản
- Thực hiện được các tư thế của chân và thân người khi tập Rèn luyện tư thế cơ bản
- Biết cách chơi và tham gia được các Trò chơi
- Tập hợp đúng hàng dọc và điểm số đúng
- Biết cách chơi, tham gia được các Trò chơi và chơi đúng luật
- Thực hiện được bài Thể dục phát triển chung
- Hoàn thiện bài Thể dục phát triển chung
- Thực hiện đứng nghiêm, nghỉ và quay phải, quay trái đúng hướng
- Giữ được thăng bằng khi làm động tác kiễng gót và đưa 1 chân sang ngang
- Tham gia được vào các trò chơi. Chơi đúng luật của trò chơi
- Biết hợp tác với bạn trong khi chơi
- Sáng tạo, linh hoạt trong khi chơi
- Thực hiện các động tác theo đúng nhịp hô.
- Thuộc bài Thể dục phát triển chung
- Thực hiện bài Thể dục phát triển chung nhịp nhàng và đúng nhịp hô
- Tích cực tập luyện, đoàn kết, kỷ luật, trật tự
- Xếp hàng và tư thế đứng nghiêm, nghỉ đúng
- Thực hiện được những động tác Đội hình đội ngũ
- Biết chào, báo cáo và xin phép khi ra vào lớp.
- Thực hiện được đi thường theo nhịp
- Biết cách chơi và tham gia được Trò chơi
- Biết cách đi thường theo hàng dọc
- Thực hiện được các động tác Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
- Tích cực tham gia tập luyện.
- Thực hiện được các bài tập rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản
- Thực hiện được những bài tập phối hợp và khéo léo
- Tham gia được các trò chơi đúng luật
- Tích cực, sáng tạo trong khi chơi
- Tập hợp đúng hàng dọc, điểm số chính xác và biết cách dàn hàng, dồn hàng theo hàng dọc.
- Biết cách tập hợp hàng ngang, cách dóng hàng và điểm số theo hàng ngang
- Đứng nghiêm, nghỉ đúng. Thực hiện quay phải, trái đúng
- Thực hiện được đi chuyển hướng phải, trái
- Thực hiện được các bài Rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản
- Linh hoạt, sáng tạo trong học tập
- Thực hiện đầy đủ các bài tập trên lớp.
- Tích cực và siêng năng tập luyện
- Thực hiện đúng các động tác cả bài Thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ
- Hợp tác, đoàn kết với bạn trong khi chơi
- Linh hoạt, sáng tạo trong khi chơi các Trò chơi
- Thực hiện các động tác của Bài thể dục đúng phương hướng và biên độ
- Phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể khi tập luyện
- Hoàn thành các động tác, bài tập, kỹ thuật các môn học.
- Bước đầu biết ứng dụng một số động tác vào hoạt động và tập luyện
- Thực hiện đủ lượng vận động của những bài tập, động tác mới học
- Thực hiện được một số bài tập của môn Thể thao tự chọn
- Bước đầu biết phối hợp các động tác ném bóng đi xa hoặc trúng đích
- Tự tổ chức được nhóm chơi Trò chơi.
- Thực hiện các động tác đúng phương hướng và biên độ
- Điều khiển được chơi trò chơi đơn giản trong nhóm
- Vận dụng được một số động tác vào hoạt động học tập và sinh hoạt
- Tổ chức được nhóm chơi trò chơi và hướng dẫn được những trò chơi đơn giản.

 

2) Đối với học sinh còn yếu kém của môn học:

* Giáo viên ghi những nội dung chưa hoàn thành của môn học cần được khắc phục.

 VD: 

- Đọc chưa lưu loát , cần rèn đọc nhiều hơn ; chữ viết còn yếu

- Thực hiện nhân – chia còn yếu cần cố gắng theo dõi.

- Cần bồi dưỡng thêm ở giải toán có lời văn.

Cột điểm KTĐK:

- Ghi điểm KTĐK cuối HKI đối với những môn học đánh giá bằng điểm số.

  II. Hướng dẫn nhận xét các năng lực: 

       Đánh dấu x vào ô Đạt hoặc Chưa đạt. Nếu đánh dấu x vào ô Đạt thì các năng lực Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề không có hạn chế. 

* Tự phục vụ, tự quản:

Gợi ý

-   Chấp hành nội quy lớp học, tự hoàn thành công việc được giao.

-   Quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng sạch sẽ.

-   Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn, mặc hợp vệ sinh.

-   Bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà phù hợp.

-   Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp.

* Giao tiếp, hợp tác:

Gợi ý 

-      Mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình trước đám đông.

-     Biết lắng nghe người khác, biết chia sẻ giúp đỡ với bạn bè.

-     Biết chia sẻ với mọi người, ứng xử thân thiện.

-     Trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi.

* Tự học và giải quyết vấn đề: 

-    Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp.

-    Biết phối hợp với bạn khi làm việc trong nhóm, lớp.

-    Biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.

-    Biết tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn bè, thầy cô hoặc người khác.

-    Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống.

-    Biết tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên.

NĂNG LỰC:

- Có ý thức tự phục vụ, tự học, ứng xử thân thiện

- Có ý thức tự phục vụ, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập

- Biết giữ gìn sách vở cẩn thận, có sự tiến bộ trong giao tiếp

- Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập, biết chia sẻ cùng bạn

- Bố trí thời gian học tập phù hợp, tích cực giúp đỡ bạn

- Có ý thức tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ 

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập

- chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, ăn mặc sạch sẽ

 * Học sinh còn hạn chế:

- Chưa giữ gìn sách vở cẩn thận, chưa có thói quen tự học

- Chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập

- Còn rụt rè, cần tạo điều kiện để học sinh phát biểu ý kiến nhiều hơn

- Chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

- Chưa chấp hành nội quy trường lớp

- Chưa tích cực tham gia hoạt động tổ nhóm

- Chưa chấp hành sự phân công của tổ, lớp

III.  Hướng dẫn nhận xét các phẩm chất:

* Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục:

- Đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn.
- Chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ;
- Tích cực tham gia các hoạt động ở trường và ở địa phương.
- Tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng;

* Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm:

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân.
- Nhận làm việc vừa sức mình.
- Tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác.
- Sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai.

* Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc:

- Không nói dối, không nói sai về người khác.
- Tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa,nhường nhịn bạn.
- Thực hiện nghiêm túc quy định về học tập.
- Không lấy những gì không phải của mình;biết bảo vệ của công.
- Biết giúp đỡ, tôn trọng mọi người,quý trọng người lao động;
- Trung thực, đoàn kết với bạn bè.

* Yêu gia đình, bạn và những người khác:

- Yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.
- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em.
- Kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn.
- Tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp.
- Bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường.
- Thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.

PHẨM CHẤT:

- Đi học đều, đúng giờ, biết nhường nhịp bạn
- Chăm học, chăm làm, biết giúp đỡ bạn bè
- Chăm học, chăm làm, biết hoà đồng với bạn
- Chăm học, chăm làm, thân thiện với mọi người
- Chăm học, chăm làm, biết lễ phép chào hỏi thầy cô, người lớn
- Ngoan, biết lễ phép chào hỏi thầy cô, người lớn
- Tích cực tham gia các hoạt động học tập
- Chăm làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ, không nói dối
- Có ý thức làm đẹp trường lớp, giữ lời hứa, mạnh dạn bày tỏ ý kiến
- Tự tin trong học tập, trung thực, đoàn kết yêu quý bạn bè
- Đoàn kết, yêu quý bạn bè
- Chấp hành nội quy trường lớp

* Học sinh còn hạn chế:

- Chưa có ý thức giữ vệ sinh trường lớp, nhắc nhở em bỏ rác đúng nơi quy định
- Hay đi học trễ, chưa hòa đồng với bạn
- Ít tham gia các hoạt động tập thể
- Chưa đoàn kết hoà đồng với bạn bè

Thành tích nổi bật/Những điều cần khắc phục, giúp đỡ: Ghi lại các thành tích nổi bật hoặc những điều lưu ý cần phải khắc phục về các mặt hoạt động giáo dục ở HKI. Đồng thời ghi rõ nhiệm vụ giáo dục của HS ở HKII. Ví dụ:
- Thưởng phong trào ghi: Đạt giải ....; phong trào gì .......; cấp .....;
- Khen thưởng về chuẩn KT- KN ghi: Hoàn thành tốt nội dung học tập học kỳ I năm học 2014- 2015 .
- Khen thưởng cả 3 mặt (môn học; năng lực; phẩm chất) ghi: Hoàn thành tốt nhiệm vụ học kỳ I năm học 2014- 2015 .

Một số mẫu nhận xét học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5 và hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 22

- Mẫu nhận xét học sinh lớp 1

Mẫu nhận xét học sinh lớp 2

Mẫu nhận xét học sinh lớp 3

Mẫu nhận xét học sinh lớp 4

Mẫu nhận xét học sinh lớp 5

- Hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 22

Với các giáo viên tiểu học, sau mỗi tiết học sẽ có phiếu đánh giá tiết dạy ở cấp tiểu học để các thầy cô rút được kinh nghiệm cho các tiết học sau, trong phiếu đánh giá tiết dạy ở cấp tiểu học sẽ có các tiêu chí như kiến thức, kỹ năng sư phạm, thái độ sư phạm...

Bên cạnh đó nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học cũng là tài liệu mà rất nhiều giáo viên quan tâm, tìm hiểu, nhất là các thầy cô giáo đang giữ chức vụ chủ nhiệm lớp hiện nay. Biểu mẫu công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học nêu rõ vị trí, vai trò của người GVCN để làm căn cứ cho các thầy cô giáo thực hiện và phấn đấu.


Liên kết tải về - [116 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:



Bài viết liên quan

Mẫu nhận xét học sinh tiểu học - Kho hình ảnh
 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Mẫu nhận xét học sinh tiểu học được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat mẫu nhận xét học sinh tiểu học là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Mẫu nhận xét học sinh tiểu học theo Thông tư 27 file Doc

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm