Căn cước công dân là dạng chứng minh nhân dân mới đang được nhà nước ta thực hiện nhằm dễ dàng quản lý thông tin của công dân trên cả nước, bảo quản căn cước dễ dàng hơn bằng định dạng thẻ nhựa cứng, hình thức căn cước công dân đã và đang được thực hiện tại một số tỉnh thành trong cả nước, sắp tới sẽ hoàn thiện trên khắp tất cả nước Việt Nam, do đó bạn có thể tìm hiểu về thủ tục làm căn cước công dân thông qua mẫu tờ khai căn cước công dân dưới đây.
Mẫu tờ khai can cước công dân theo thông tư 41 chuẩn, đầy đủ nhất
Mẫu tờ khai căn cước công dân
Ngoài sổ hộ khẩu thì khi đi làm thẻ căn cước công dân gắn chip mới, bạn (người đã đủ tuổi làm thẻ căn cước, người yêu cầu cấp lại, đổi thẻ căn cước) phải điền vào giấy tờ khai căn cước công dân mới. Thông thường, mẫu này sẽ được cơ quan cấp khi tới làm hoặc bạn có thể download mẫu tờ khai căn cước công dân gắn chip mới nhất này để khi đến cơ quan có thẩm quyền, rút gọn thủ tục, tiết kiệm được thời gian hơn.
Mẫu tờ khai làm căn cước công dân online, mới nhất
Thông tin trên mẫu tờ khai căn cước công dân nằm trên một mặt giấy, khi làm, các bạn cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin giúp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và tiến hành cấp thẻ căn cước đúng, phù hợp theo thông tin đã ghi trên giấy tờ khai.
Trong mẫu biên bản tờ khai căn cước công dân bạn cần nêu rõ thông tin của bản thân như họ tên, ngày sinh, giới tính, số chứng minh nhân dân, dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, nguyên quán, chỗ ở hiện tại, nghề nghiệp, trình độ học vấn… đây là những thông tin qua trọng giúp cơ quan chức năng có thể quản lý được bạn.
Bên cạnh đó thông tin của người thân như họ tên bố mẹ, chồng hoặc vợ và con cái cũng được nêu trong bảng tờ khai căn cước công dân, trong mỗi tờ khai người khai cần cam kết những thông tin nêu trên là đúng sự thật, nếu không sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Sau khi khai đầy đủ thông tin cá nhân và nhân thân người làm tờ khai căn cước công dân nêu rõ yêu cầu khi thực hiện khai thông tin làm căn cước công dân như như muốn cấp mới, đổi lại thẻ căn cước, xác nhận số chứng minh nhân dân và có thể yêu cầu cơ quan chức năng gửi căn cước công dân mới qua đường bưu điện theo địa chỉ của công dân.
Ngoài mẫu tờ khai căn cước công dân bạn có thể tham khảo thêm một số biểu mẫu tương tự, có thể giúp ích cho bạn trong các thủ tục hành chính như mẫu tờ khai đăng ký khai sinh sử dụng khi cần khai sinh cho trẻ em, mẫu tờ khai đăng ký thuế thu nhập cá nhân.
Hướng dẫn làm tờ khai căn cước công dân
Tờ khai căn cước công dân (mẫu CC01) gồm có 22 mục tất cả nằm trên cùng một trang giấy và được đánh số thứ tự cho từng mục thông tin giúp bạn ghi thông tin rõ ràng, chính xác cũng như đầy đủ.
Lưu ý:
- Mẫu tờ khai căn cước liên quan tới thẻ căn cước công dân sau này (giấy tờ tùy thân quan trọng) nên bạn cần điền thông tin chính xác, đầy đủ theo hộ khẩu và chứng minh thư.
- CCCD: Căn cước công dân.
- CMND: Chứng minh nhân dân.
- Khi điền thông tin, cần viết chữ thống nhất một màu mực. Một tờ khai mà có nhiều màu mực sẽ không được cơ quan chấp nhận.
- ĐDHP: Đại diện hợp pháp.
- Số CMND/CCCD: Nên ghi số được cấp gần nhất.
- (*): Không bắt buộc kê khai
Cách khai thông tin làm căn cước công dân như sau:
- 1. Họ, chữ đệm và tên: Ghi đầy đủ họ, tên đệm theo đúng giấy khai sinh/sổ hộ khẩu. Bạn nhớ ghi in hoa có dấu. Ví dụ: NGUYỄN LAN CHÍNH.
- 2. Họ, chữ đệm và tên gọi khác (nếu có): Nếu bạn có tên gọi khác thì có thể ghi, không có thì bạn có thể bỏ qua.
- 3. Ngày, tháng, năm sinh: Ghi ngày, tháng, năm sinh theo đúng giấy khai sinh/hộ khẩu. Bạn nhớ ghi 2 chữ số cho ngày sinh và tháng sinh, còn năm sinh thì bạn ghi đầy đủ 4 số. Ví dụ: Bạn sinh ngày 4/3/1995 thì bạn cần ghi là 04/03/1995.
- 4. Giới tính (nam/nữ): Nếu bạn là nữ thì bạn ghi là nữ, còn là nam thì bạn ghi là nam.
- 5. Số CMND/CCCD: Nếu chưa có số chứng minh thư/thẻ căn cước thì bạn bỏ qua. Còn nếu bạn muốn đổi, cấp lại thì bạn cần ghi số chứng minh thư/thẻ căn cước cấp gần nhất.
- 6. Dân tộc: Ghi dân tộc của bạn vào. Nếu bạn thuộc dân tộc Mường thì bạn ghi Mường.
- 7. Tôn giáo: Ghi tôn giáo của bạn vào. Chẳng hạn, bạn theo Thiên Chúa Giáo thì bạn ghi là Thiên Chúa Giáo.
- 8. Quốc tịch: Ghi quốc tịch công dân theo chứng minh thư/giấy khai sinh/sổ hộ khẩu.
- 9. Tình trạng hôn nhân: Nếu bạn độc thân thì bạn ghi "Chưa kết hôn", nếu kết hôn rồi thì bạn ghi "Đã kết hôn". còn nếu như kết hôn và đã ly hôn thì bạn ghi là "Đã ly hôn".
- 10. Nhóm máu (nếu có): Ghi nhóm máu của bạn. Nếu bạn không biết thì có thể để trống ô này.
- 11. Nơi đăng ký khai sinh: Ghi theo giấy khai sinh/sổ hộ khẩu. Bạn nhớ ghi đầy đủ từ cấp xã trở đi.
- 12. Quê quán: Tương tự như nơi đăng ký khai sinh, bạn ghi đầy đủ thông tin từ cấp xã.
- 13: Nơi thường trú: Ghi đầy đủ và chính xác nơi mà bạn thường trú theo sổ hộ khẩu/giấy khai sinh.
- 14: Nơi ở hiện tại: Ghi nơi ở mà bạn đang sinh sống.
- 15. Nghề nghiệp: Ghi nghề nghiệp mà bạn đang làm.
- 16. Trình độ học vấn: Nếu học Đại học thì bạn ghi là Đại học, nếu học cấp 3 thì bạn ghi học THPT.
- 17: Họ, chữ đệm và tên của cha: Ghi đầy đủ thông tin của cha như họ tên, quốc tịch. Nếu biết số chứng minh thư/thẻ căn cước thì bạn có thể điền vào, không thì bỏ trống.
- 18. Họ, chữ đệm và tên của mẹ: Ghi đầy đủ thông tin của mẹ như họ tên, quốc tịch. Nếu biết số chứng minh thư/thẻ căn cước thì bạn có thể điền vào, không thì bỏ trống.
- 19: Họ, chữ đệm và tên của vợ/chồng: Ghi đầy đủ thông tin của vợ/chồng như họ tên, quốc tịch. Nếu biết số chứng minh thư/thẻ căn cước thì bạn có thể điền vào, không thì bỏ trống. (đối với những người đã kết hôn)
- 20. Họ, chữ đệm và tên của người ĐDHP: Ghi đầy đủ thông tin của ĐDHP như họ tên, quốc tịch. Nếu biết số chứng minh thư/thẻ căn cước thì bạn có thể điền vào, không thì bỏ trống.
- 21. Họ, chữ đệm và tên của chủ hộ: Ghi đầy đủ thông tin của chủ hộ như họ tên, quốc tịch. Nếu biết số chứng minh thư/thẻ căn cước thì bạn có thể điền vào, không thì bỏ trống. (nếu có)
- 22. Yêu cầu của công dân: Tùy vào nhu cầu của bạn là bạn đưa ra yêu cầu khác nhau:
+ Cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD: Với người lần đầu tiên làm thì ghi "Cấp mới". Trường hợp hết hạn sử dụng, hư hỏng thì ghi "Cấp đổi". Còn với trường hợp mất thì ghi "Cấp lại".
+ Chuyển phát bằng đường bưu điện đến tận tay công dân: Yêu cầu gửi phát nhanh thì bạn ghi là "Có" và ghi số điện thoại để họ có thể liên lạc khi gửi về, còn không thì ghi "Không".
Nếu như bạn đã khai mẫu thu thập thông tin từ trước đó thì bạn không cần phải điền mẫu tờ khai căn cước công dân mà chỉ mang sổ hộ khẩu và đến làm thủ tục theo yêu cầu là bạn có thể đăng ký làm thẻ căn cước thành công. Chỉ đợi 2, 3 tuần, bạn sẽ có ngay thẻ căn cước.