Giáo án làm quen chữ cái l, m, n có thể xây dựng với nhiều chủ đề khác nhau để trẻ hứng thú tham gia học như giáo án làm quen với chữ cái l m m chủ đề thực vật, chủ đề động vật, chủ đề tết. Việc sử dụng giáo án điện tử làm quen chữ cái m, n, l sẽ giúp các giáo viên có những giờ giảng phong phú, sinh động, đem lại hiệu quả tốt hơn so với phương pháp giảng dạy truyền thống.
Download Giáo án làm quen chữ cái l, m, n - Phần mềm Bài giảng phát triển ngôn ngữ mầm non
Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết giáo án môn làm quen chữ viết đề tài làm quen chữ cái l, m, n dưới đây.
LÀM QUEN CHỮ CÁI L, M, N
1.1. Mục đích, yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm chữ cái l, m, n có trong từ .
- Trẻ nhận ra chữ cái l, m, n trong tiếng và từ trọn vẹn. Trẻ nhận ra điểm giống nhau và khác nhau của chữ cái l, m, n.
* Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phát âm, so sánh và phân biệt các chữ cái l, m, n.
- Rèn kỹ nằn chơi các trò chơi chữ cái
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
* Thái độ:
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ có ý thức chăm sóc các loại cây, hoa xung quanh bé.
1.2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: - Tranh vẽ “mẹ đang gặt lúa ”.
- Ti vi, đầu đĩa
- Chữ cái l, m, n cắt bằng xốp cứng ( để trẻ sờ)
* Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ có 1 rổ đựng dây diện , thẻ chữ cái l, m, n
* Địa điểm: Trong lớp
1.3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài “Hạt gạo làng ta”
- Trò chuyện:
+ Các cháu vừa hát bài hát gì ?
+ Hạt gạo có từ cây gì?
+ Để biết ơn đến những người làm ra hạt gạo, các con phải làm gì?
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
1. Làm quen chữ cái:
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ "mẹ đang gặt lúa". Cô cho cả lớp cùng đọc theo cô từ dưới tranh “mẹ đang gặt lúa”
- Trong câu “mẹ đang gặt lúa” có chữ cái nào các cháu đã làm quen ?
- Cô mời trẻ lên lấy chữ cái đã làm quen và phát âm. Cho cả lớp phát âm
- Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các con làm quen chữ cái mới, đó là chữ : l, m, n.
- Cô cho trẻ đọc đồng dao bài “Lúa ngô là cô đậu nành” về ngồi theo tổ.
* Làm quen chữ cái l :
- Cô giới thiệu chữ l và phát âm.
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
- Cô cho từng tổ sờ các nét của chữ l. Sau đó cô hỏi trẻ:
- Chữ l gồm có những nét gì ?
- Cô phân tích cấu tạo các nét của chữ l trên máy: Chữ l gồm một nét thẳng.
- Ngoài chữ l in thường cô còn có chữ L in hoa và chữ l viết thường.Vào lớp một các con sẽ được làm học.
- Các con có nhận xét gì về 3 mẫu chữ này?
- Ba chữ cái này cách đọc thì giống nhau nhưng cách viết thì khác nhau.
* Làm quen chữ cái m:
- Trời tối ! trời sáng!
- Đây là chữ cái gì?
- Cô giới thiệu chữ cái m và phát âm.
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
- Cho trẻ sờ và nhận xét các nét của chữ m.
+ Chữ m gồm có mấy nét ?
- Cô phân tích cấu tạo các nét của chữ m: Chữ m gồm ba nét, một nét thẳng và hai nét móc xuống.
- Ngoài chữ m in thường cô còn có chữ M in hoa và chữ m viết thường. Vào lớp một các con sẽ được học.
+ Chữ m có cách đọc, cách viết như như thế nào ?
- Mời cả lớp phát âm lại chữ m.
* Làm quen chữ cái n:
- Đây là chữ cái gì?
- Cô giới thiệu chữ cái n và phát âm.
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
- Cho trẻ sờ và nhận xét các nét của chữ n.
+ Chữ n gồm có những nét gì?
- Cô phân tích cấu tạo các nét của chữ n: Chữ n gồm hai nét, một nét thẳng và một nét móc xuống.
- Ngoài chữ n in thường cô còn có chữ M in hoa và chữ n viết thường. Vào lớp một các con sẽ được học.
+ Chữ n có cách đọc, cách viết như như thế nào ?
- Mời cả lớp phát âm lại chữ n.
2. So sánh giống nhau và khác nhau:
Chữ l - n :
+ Các cháu vừa được làm quen chữ cái gì?
+ Các con quan sát xem chữ cái l, n có điểm gì giống nhau?
+ Chữ l, n có gì khác nhau?
- Cô cho trẻ phát âm lại chữ l, m .
Chữ cái m – n :
+ Các cháu quan sát xem chữ cái m, n có điểm gì giống nhau?
+ Chữ m, n có gì khác nhau?
- Cô cho trẻ phát âm lại chữ m, n .
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Hạt gạo làng ta” đi lấy rổ đồ dùng và về ngồi theo tổ.
3. Luyện tập:
*Trò chơi: “Ai nhanh nhất"
- Trẻ luyện tập theo yêu cầu của cô.
+ Lần 1: Cho trẻ tạo chữ cái l, m, n bằng dây điện.
+ Lần 2: cho trẻ xếp cái chữ cái ra và phát âm.
+ Lần 3: Cô cho trẻ chọn thẻ chữ cái giơ lên theo yêu cầu của cô. Trẻ xếp xong thì chỉ tay vào chữ cái vừa xếp và phát âm.
* Trò chơi: “Vòng tròn chữ cái”.
- Cô giải thích cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi: Cô vẽ ba vòng tròn lớn, mỗi vòng tròn chứa một chữ cái, cho trẻ chọn thẻ chữ cầm trên tay đứng ngoài vòng tròn. Trẻ vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh “ Vòng tròn chữ cái” thì phải chạy về đúng vòng tròn có chứa chữ cái mà mình đang cầm.
- Luật chơi: bạn nào chạy về không đúng chữ cái sẽ bị nhảy lò cò.
Trẻ chơi 2 lần.
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động
- Cô nhận xét – tuyên dương trẻ.
- Cho cả lớp hát bài "Ra chơi vườn hoa” và nghỉ.
Ngoài giáo án chữ cái l, m, n, các bạn có thể tham khảo thêm giáo án chữ cái e, ê, giáo án chữ cái u, ư, giáo án chữ cái a, ă, â....
📌 Một số bài soạn giáo án khác:
📝Giáo án làm quen chữ s, x
📝Giáo án làm quen chữ p, q
📝Giáo án làm quen chữ cái h, k
📝Giáo án làm quen chữ cái a, ă, â
📝Giáo án làm quen chữ cái e, ê
📝Giáo án làm quen chữ cái i, t, c
📝Giáo án làm quen chữ cái o, ô, ơ
📝Giáo án làm quen chữ cái b, d, đ
📝Giáo án làm quen chữ cái v, r
📝Giáo án làm quen chữ cái u, ư
📝Giáo án làm quen chữ cái l, m, n
📝Giáo án làm quen chữ cái g, y
📝Giáo án làm quen văn học chủ đề dạy trẻ làm thơ
Bên cạnh Giáo án làm quen chữ cái a, ă, â, các bạn cũng có thể tham khảo các bộ giáo án khác về rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ mầm non như giáo án làm quen với chữ cái u/ư, giáo án làm quen chữ cái l/n/m, giáo án làm quen với chữ số, giáo án dạy trẻ tập đếm.