Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ được ban hành kèm theo thông tư 200 và thông tư 133 của bộ Tài chính và được áp dụng đồng nhất trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế mà các doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện mẫu bảng chấm công làm thêm giờ này để theo dõi giờ làm thêm của nhân viên và ghi chép lại cho chính xác, các nội dung trong bảng chấm công làm thêm giờ sẽ là cơ sở xác thực để các kế toán chấm công làm thêm giờ và thanh toán đầy đủ cho nhân viên.
Download Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ - Phần mềm Mẫu chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200
Việc làm thêm giờ của nhân viên trong các doanh nghiệp cũng được chia ra thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có cách tính lương riêng. Chính vì thế mà khi sử dụng mẫu bảng chấm công làm thêm giờ thì các kế toán cần lưu ý tìm hiểu trước cách ký hiệu chấm công để có thể điền vào bảng chấm công một cách chính xác và nhất quán giữa các nhân viên. Thông thường việc làm thêm giờ của nhân viên sẽ bao gồm 4 loại khác nhau là làm thêm giờ ngày, làm thêm giờ đêm, làm thêm ngày thứ 7, chủ nhật và làm thêm vào ngày lễ tết.
Cùng với bảng chấm công làm thêm giờ thì mẫu bảng chấm công ngày sẽ là bảng chấm công chính, ghi nhận số công và số ngày làm việc của nhân viên, nếu bạn đang tìm kiếm một bảng chấm công ngày thì có thể tham khảo trên hệ thống của Tải Miễn Phí nhé, ngoài ra mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ được sử dụng cùng với bảng thanh toán lương hàng tháng, trong mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ sẽ ghi rõ số tiền làm thêm cùng với mức tiền thanh toán cho mỗi giờ.
Nội dung trong mẫu bảng chấm công làm thêm giờ bao gồm các thông tin về nhân viên như họ tên, số ngày trong tháng, số ngày làm việc, số ngày làm thêm theo từng loại. Nhân viên đó làm thêm giờ vào loại nào thì người theo dõi và ghi chép cần điền ký hiệu cho chính xác vào ô đó để đảm bảo việc tính lương cho nhân viên khi cuối tháng đầy đủ và chính xác nhất, tránh việc xảy ra thắc mắc, khiếu nại làm mất thời gian của cả hai bên.